KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÁC CẤP; CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Kèm theo Quyết định số: 1367/ QĐ-UBND ngày 18/10 /2012 của UBND tỉnh)
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh
thời kỳ 2011-2020 và những năm tiếp theo; bảo đảm tính phù hợp, khả thi và tính
so sánh quốc tế trong quá trình thu thập, xử lý và công bố số liệu thống kê ở
các cấp. Đồng thời, góp phần thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ
tiêu thống kê (ban hành theo Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ - gọi tắt là Đề án 312);
- Nhằm thống nhất
sử dụng các chỉ tiêu thống kê ở từng cấp và cơ quan được phân công thu thập, tổng
hợp, công bố, thẩm định số liệu thống kê; đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện,
sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin thống kê phục vụ quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh;
- Việc quán triệt,
tổ chức triển khai thực hiện các văn bản trên phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả
và là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, trong đó
ngành Thống kê là đơn vị lòng cốt.
II.
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÁC CẤP VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ
1. Hệ thống chỉ
tiêu Quốc gia
1.1. Hệ thống
chỉ tiêu thống kê (sau đây viết tắt là HTCTTK) quốc gia: là tập hợp những chỉ
tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước, là cơ sở để phân
công, phối hợp trong hoạt động thống kê, xây dựng chương trình điều tra thống
kê quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống
kê cơ sở, được Bộ KH-ĐT (Tổng cục Thống kê -TCTK) và các Bộ, Ngành biên soạn
giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành theo nguyên tắc:
(1) Đáp ứng tốt
hơn nhu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước và
Chính quyền các cấp;
(2) Đảm bảo
tính độc lập khách quan về chuyên môn nghiệp vụ thống kê; tăng cường các chỉ
tiêu về chất lượng, hiệu quả và các chỉ tiêu về môi trường;
(3) Đảm bảo
tính đồng bộ, thống nhất giữa các Hệ thống chỉ tiêu thống kê;
(4) Bảo đảm sự
phân công, phân cấp rõ ràng giữa hệ thống thống kê tập trung và Hệ thống thống
kê Bộ, ngành; đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thống kê, hiệu quả
thẩm định của Hệ thống thống kê tập trung đối với hoạt động thống kê của Bộ,
ngành;
(5) Bảo đảm
tính phù hợp và khả thi trong quá trình thu thập, xử lý và công bố các Hệ thống
chỉ tiêu thống kê;
(6) Đảm bảo
tính so sánh quốc tế.
1.2. Số lượng
và nội dung
- Hệ thống chỉ
tiêu này gồm 350 chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu) thuộc 21 lĩnh vực. Trong đó, đã phân
tổ thu thập thông tin cho cấp tỉnh là 235 chỉ tiêu. So với hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia cũ (ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005), hệ
thống chỉ tiêu thống kê mới tăng thêm 76 chỉ tiêu: Chỉ tiêu do Bộ, ngành chịu
trách nhiệm thu thập tổng hợp từ 166 tăng lên 198 chỉ tiêu (trong đó có 19 chỉ
tiêu TCTK phối hợp thực hiện); Chỉ tiêu do TCTK chịu trách nhiệm thu thập tổng
hợp từ 108 tăng lên 152 chỉ tiêu.
- Mỗi chỉ tiêu
được giải thích theo kết cấu: Mục đích, ý nghĩa; khái niệm, nội dung, phương
pháp tính; phân tổ chủ yếu; nguồn số liệu.
1.3. Lộ trình
thực hiện: Có 297 chỉ tiêu nhóm A (áp dụng từ năm 2011); 36 chỉ tiêu nhóm B (áp
dụng từ năm 2015) và 17 chỉ tiêu nhóm A, B.
2. Hệ thống chỉ
tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
2.1. HTCTTK cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã là tập hợp những chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã
hội chủ yếu của các cấp ở địa phương, được Bộ kế hoạch và Đầu tư (TCTK) và các
Bộ, ngành biên soạn theo nguyên tắc:
(1) Đáp ứng nhu
cầu thông tin của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống
kê Bộ, ngành; đồng thời đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý, điều hành kinh tế-xã hội
của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp;
(2) Bảo đảm
tính thống nhất về chỉ tiêu, kỳ công bố, phương pháp tính, cơ quan chịu trách
nhiệm thu thập, tổng hợp và lộ trình thực hiện trên phạm vi cả nước;
(3) Bảo đảm
tính khả thi và tính cân đối giữa các chỉ tiêu kinh tế và xã hội;
(4) Bảo đảm
tính phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các ngành, các cấp;
(5) Bảo đảm ứng
dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính.
2.2. Danh mục
HTTCTK cấp tỉnh, huyện, xã
- Cấp tỉnh: Gồm
242 chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu) thuộc 19 lĩnh vực, trong đó có 235 chỉ tiêu được phân
cấp từ HTTCTK quốc gia; có 75 chỉ tiêu phân tổ đến cấp huyện; có 93 chỉ tiêu do
Cục Thống kê/TCTK chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp, 149 chỉ tiêu do các sở,
ban, ngành, đoàn thể thực hiện (trong đó có 14 chỉ tiêu Cục Thống kê phối hợp
thực hiện).
- Cấp huyện: Gồm
80 chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực, trong đó có 27 chỉ tiêu được phân tổ đến cấp xã;
có 27 chỉ tiêu do Chi cục Thống kê chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp, 53 chỉ
tiêu do phòng, ban, đơn vị thực hiện (trong đó có 4 chỉ tiêu Chi cục Thống kê
phối hợp thực hiện.
- Cấp xã: Gồm
27 chỉ tiêu thuộc 3 nhóm lĩnh vực do UBND xã chịu trách nhiệm thu thập và tổng
hợp, trong đó có 14 chỉ tiêu phân tổ đến thôn/khu phố.
3. Chế độ báo
cáo thống kê áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu
tư nước ngoài
3.1. Chế độ báo
cáo thống kê doanh nghiệp: Là một hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở được
thiết kế để thu thập các thông tin về tình hình và kết quả SXKD của đơn vị hằng
tháng, quý, 6 tháng và năm. Trong đó qui định rõ về đơn vị báo cáo, đơn vị nhận
báo cáo, thời hạn nhận báo cáo.
3.2. Danh mục
biểu mẫu báo cáo: Gồm 37 biểu mẫu kèm theo giải thích cách lập biểu và cách ghi
từng chỉ tiêu cụ thể trong từng biểu mẫu. Số lượng gồm, Báo cáo tháng: 10 biểu;
Báo cáo quý: 04 biểu; Báo cáo 6 tháng: 01 biểu; Báo cáo năm: 22 biểu.
III.
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
1. Cục Thống kê
tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến đến lãnh đạo các cấp; tập
huấn cho người làm công tác thống kê trên địa bàn tỉnh về Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a) Nội dung:
Triển khai các văn bản của Nhà nước về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ
thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp
đến các đối tượng theo qui định
b) Thời gian và
thành phần tham dự
- Thời gian: 01
ngày. Dự kiến đầu tháng 11 năm 2012
- Thành phần
tham dự:
+ Đại diện Lãnh
đạo Tỉnh.
+ Các Sở, Ban,
Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh có liên quan: 01 lãnh đạo đơn vị và 01 cán bộ phụ
trách công tác thống kê.
+ Đại diện Lãnh
đạo huyện/thị/thành uỷ: 01 đại biểu/cơ quan.
+ Đại diện UBND
huyện/thị xã/thành phố: 01 lãnh đạo UBND và 01 lãnh đạo văn phòng.
+ Đại diện Lãnh
đạo HĐND huyện/thị xã/thành phố: 01 đại biểu/cơ quan.
+ Ngành Thống
kê: Cấp tỉnh, toàn bộ cán bộ công chức làm nghiệp vụ thống kê. Cấp huyện: Chi cục
trưởng và 01 công chức thống kê.
c) Giảng viên:
Lãnh đạo Cục Thống kê và các Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Văn phòng Cục Thống
kê.
d) Tài liệu:
- Tài liệu phổ
biến: Các văn bản do UBND tỉnh phát hành
- Tài liệu tập
huấn: Do TCTK in và Cục Thống kê phát 01 bộ/đại biểu, gồm:
+ Hệ thống chỉ
tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Chế độ báo
cáo thống kê doanh nghiệp.
2. Cục Thống kê
phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức Hội nghị phổ biến Chế độ báo cáo
thống kê doanh nghiệp
a) Nội dung:
Quán triệt Quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện
Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê.
b) Thời gia và
thành phần tham dự
- Thời gian:
0,5 ngày. Dự kiến cuối tháng 10 năm 2012.
- Thành phần tham
dự: Mỗi doanh nghiệp mời 02 đại biểu phụ trách công tác thống kê.
c) Giảng viên:
Lãnh đạo Cục Thống kê và các Trưởng phòng nghiệp vụ.
d) Tài liệu:
- Tài liệu phổ
biến: Các văn bản do UBND tỉnh phát hành.
nghiệp.
3. Cục Thống kê
thực hiện phổ biến hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, xã đến cấp xã.
a) Nội dung và
hình thức: Cục Thống kê chỉ đạo các Chi cục Thống kê cấp huyện tổ chức lồng
ghép nội dung phổ biến hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, xã trong Hội nghị
Tổng kết Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp (dự kiến trong tháng
12/2012) đến Lãnh đạo UBND và cán bộ phụ trách công tác thống kê cấp xã, phường,
thị trấn.
b) Tài liệu:
- Tài liệu phổ
biến: Các văn bản do UBND tỉnh phát hành
- Tài liệu tập
huấn: Do Tổng cục Thống kê phát hành.
IV.
KINH PHÍ:
Kinh phí cho việc
phổ biến, triển khai, tập huấn Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã
và Chế độ báo cáo thống kê cơ sở thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày
6/7/2010 và Thông tư số 223/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Về trách nhiệm
thu thập, tổng hợp của các cơ quan, đơn vị ở các cấp:
1.1. Chủ tịch
UBND các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Chánh án
Toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn thuộc quyền quản lý thực hiện việc thu thập, tổng hợp thông tin thống kê
theo các chỉ tiêu thống kê được phân công, cung cấp cho cơ quan Thống kê cùng cấp.
(Danh mục chỉ tiêu kèm theo cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, phối hợp quy định
ở cuốn Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã).
1.2. Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các phòng thuộc cơ quan Cục Thống kê,
Chi cục Thống kê cấp huyện và thống kê cấp xã thực hiện việc thu thập, tổng hợp
chung và công bố thông tin thống kê theo các chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện,
xã phục vụ yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các cơ quan, lãnh
đạo Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương cũng như các đối tượng dùng tin khác
theo qui định của pháp luật.
2. Về công tác
tuyên truyền thực hiện Đề án 312:
2.1. Cục Thống
kê phối hợp với Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài phát
thanh cấp huyện và các phương tiện thông tin đại chúng khác tổ chức tuyên truyền
thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Chế độ báo cáo thống
kê cơ sở trên địa bàn tỉnh.
2.2. Tài liệu
tuyên truyền:
- Sổ tay “Hỏi-Đáp
về Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê các cấp và Chế độ báo
cáo thống kê cơ sở” do Tổng cục Thống kê in và cấp phát cho Cục Thống kê;
- Các tin, bài
viết do công chức ngành Thống kê biên tập, phóng viên báo, đài đưa tin; trả lời
phỏng vấn báo, đài của lãnh đạo các cấp.
Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan ở các cấp
gửi ý kiến về Cục Thống kê để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi,
bổ sung khi cần thiết./.