THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1359/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh giám định tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 9 năm
2004;
Căn cứ Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định
tư pháp”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
giám định tư pháp” ở cấp Trung ương (sau đây gọi chung là Ban chỉ đạo) với cơ cấu
như sau:
1. Phó Thủ tướng Chính phủ phụ
trách công tác tư pháp – Trưởng Ban;
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Phó Trưởng
Ban thường trực;
3. Lãnh đạo Bộ Y tế - Thành viên;
4. Lãnh đạo Bộ Công an – Thành
viên;
5. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng – Thành
viên;
6. Lãnh đạo Bộ Tài chính – Thành
viên;
7. Lãnh đạo Bộ Xây dựng – Thành
viên;
8. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch – Thành viên;
9. Lãnh đạo Bộ Công Thương – Thành
viên;
10. Lãnh đạo Bộ Thông tin, truyền
thông – Thành viên;
11. Lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ
- Thành viên;
12. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch, Đầu tư –
Thành viên;
13. Lãnh đạo Bộ Nội vụ - Thành
viên;
14. Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ -
Thành viên;
15. Lãnh đạo Văn phòng Ban chỉ đạo
phòng chống tham nhũng TW – Thành viên;
16. Mời Lãnh đạo Ban chỉ đạo cải
cách tư pháp trung ương – Thành viên;
17. Mời Lãnh đạo Ủy ban tư pháp của
Quốc hội – Thành viên;
18. Mời Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối
cao – Thành viên;
19. Mời Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân
dân tối cao – Thành viên.
Thủ trưởng các Bộ, ngành nêu trên có
trách nhiệm cử Lãnh đạo Bộ, ngành mình tham gia Ban chỉ đạo và bảo đảm hiệu quả
hoạt động của người được cử tham gia. Văn bản cử người tham gia Ban chỉ đạo của
các Bộ, ngành gửi về Bộ Tư pháp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực thi hành.
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng
Ban chỉ đạo sẽ quyết định điều chỉnh thành phần, số lượng thành viên của Ban chỉ
đạo hoặc yêu cầu Lãnh đạo Bộ, ngành có liên quan tham gia họp Ban chỉ đạo theo
đề nghị của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Ban
chỉ đạo có các nhiệm vụ sau:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra và đánh giá việc tổ chức triển khai để thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” trong các lĩnh vực thuộc thẩm
quyền quản lý của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
2. Tổ chức phối hợp các Bộ, ngành
và địa phương triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, chỉ đạo việc lồng ghép, phối
hợp các chương trình, kế hoạch, nguồn nhân lực của các Bộ, ngành và địa phương
trong quá trình thực hiện Đề án theo những yêu cầu, mục tiêu chung.
3. Tổng hợp và định kỳ sáu tháng, một
năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng
cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”.
Điều 3. Ban
chỉ đạo hoạt động theo Quy chế do Trưởng Ban chỉ đạo ban hành.
Giúp việc cho Ban chỉ đạo có Tổ Thư
ký do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập. Mỗi Bộ, ngành có Lãnh đạo là
thành viên Ban chỉ đạo cử một chuyên gia am hiểu về công tác giám định tư pháp
tham gia Tổ Thư ký.
Thủ trưởng các Bộ, ngành quy định tại
điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm gửi văn bản cử người của Bộ, ngành
mình tham gia Tổ Thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo về Bộ Tư pháp trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của
Ban chỉ đạo. Trong trường hợp Trưởng Ban chỉ đạo ký ban hành văn bản thì sử dụng
con dấu của Chính phủ; Phó Trưởng Ban thường trực ký thay Trưởng Ban chỉ đạo
thì sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
Ban chỉ đạo được bảo đảm kinh phí
và các điều kiện cần thiết khác từ ngân sách nhà nước để hoạt động có hiệu quả.
Hàng năm, Bộ Tư pháp có trách nhiệm
lập dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo. Việc sử dụng kinh phí bảo
đảm hoạt động của Ban chỉ đạo phải được thực hiện đúng mục đích và tuân theo
quy định của pháp luật về chế độ tài chính hiện hành.
Điều 4. Các
thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ, ngành mình đã được quy định tại
Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010 về phê duyệt Kế hoạch tổng
thể triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định
tư pháp”.
Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Vĩnh Trọng
|