BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2064/BTP-BTTP
V/v tổng kết Đề án 258 về “Đổi mới và nâng
cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 06 năm 2015
|
Kính gửi:
|
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Quyết định số 1092/QĐ-BTP
ngày 16/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổng kết thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
giám định tư pháp” (Đề án 258), Bộ Tư
pháp trân trọng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết 5 năm thực
hiện Đề án 258 thuộc phạm vi quản lý của
Bộ, ngành và địa phương theo nội dung Kế hoạch.
Nội dung tổng kết cần bám sát theo
yêu cầu, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch thực hiện Đề án 258 ban hành kèm theo Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày
03/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào việc đánh giá kết quả
đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp khắc phục; kiến nghị,
đề xuất phương hướng, nhiệm vụ công tác giám định tư pháp trong thời gian tới.
Số liệu tổng kết Đề án 258 tính đến ngày
30/9/2015 (có Đề cương Báo cáo gửi kèm theo).
Báo cáo kết quả tổng kết Đề án 258 đề
nghị gửi về Bộ Tư pháp, số 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 15 tháng
10 năm 2015 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp
của Quý cơ quan./.
(Trong trường hợp cần thông tin
chi tiết, đề nghị liên hệ với đồng chí Phạm Văn Tuấn, Chuyên viên chính Cục Bổ
trợ tư pháp, điện thoại cơ quan: 04.62739513).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg CP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở Tư pháp các tỉnh/TP trực thuộc TW (để t/h);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTTP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
HƯỚNG DẪN
TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 258
I. Những kết quả đạt được
1. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án
258, Chỉ thị 1958, Luật giám định tư pháp
- Công tác xây dựng Kế hoạch thực hiện
Đề án và thành lập Ban Chỉ đạo Đề án ở
các Bộ, ngành và địa phương, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện
Đề án 258.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt nội dung của Đề án 258, các văn bản pháp luật về giám định tư pháp;
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động giám định do
các Bộ, ngành có liên quan, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
2. Hoàn thiện thể chế về giám định tư
pháp
- Việc rà soát, đánh giá các quy định
của pháp luật về giám định tư pháp, kiến nghị sửa đổi các quy định của pháp luật
tố tụng có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.
- Kết quả xây dựng các văn bản từ năm
2010 đến nay, trong đó có các văn bản mà các Bộ, ngành và địa phương được phân
công chủ trì soạn thảo tại Kế hoạch triển
khai thi hành Luật giám định tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số
1549/QĐ-TTg ngày 16/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn Pháp lệnh
về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
trong tố tụng, Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 về chế độ bồi dưỡng
giám định tư pháp.
- Việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (nếu
có) từ năm 2010 đến nay.
Lưu ý: Đề nghị có đánh giá tác động
của các văn bản mới được ban hành đến hoạt động giám định tư pháp.
3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định
tư pháp
a) Về tổ chức
Đề nghị báo cáo tập trung vào đánh
giá những điểm thay đổi so với trước thời
điểm triển khai Đề án 258 với các nội
dung:
- Việc củng cố, kiện toàn, thành lập
mới tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần,
kỹ thuật hình sự ở Bộ, ngành và địa phương.
- Việc tăng cường và từng bước bảo đảm
cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình
sự.
- Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động
giám định tư pháp (việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp; lựa chọn, lập
danh sách, công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc).
b) Xây dựng, củng cố và phát triển đội
ngũ người giám định tư pháp về giám định viên tư pháp:
+ Việc bổ nhiệm giám định viên tư
pháp.
+ Số giám định viên tư pháp ở từng
lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính-kế
toán, xây dựng, văn hóa và các lĩnh vực
khác tính đến 30/9/2015 theo Bảng số 1.
+ Đánh giá chất lượng đội ngũ giám định
viên tư pháp hiện nay so với trước khi thực hiện Đề
án (trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trên đại học, đại học, cao đẳng,
trung cấp...; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; độ tuổi trung bình của giám định
viên tư pháp).
- Về người giám định tư pháp theo vụ
việc
+ Số người giám định tư pháp theo vụ
việc ở từng lĩnh vực nêu trên giám định tính đến 30/9/2015 theo Bảng số 1.
+ Chất lượng hoạt động của đội ngũ
người giám định tư pháp theo vụ việc.
- Các giải pháp và hoạt động cụ thể
đã thực hiện từ năm 2010 đến nay nhằm tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng
đội ngũ người giám định tư pháp (như việc đào tạo, quy hoạch và phát triển nguồn
cán bộ làm công tác giám định tư pháp; việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp; sử dụng những giám định viên đã
nghỉ hưu theo chế độ và cơ chế thu hút người làm giám định tư pháp, có trình độ
chuyên môn cao, có đủ sức khỏe và tự nguyện
tiếp tục làm công tác giám định .v.v..., đặc biệt là thực hiện các giải pháp về
nguồn nhân lực làm giám định được quy định tại điểm b phần 2 của Chỉ thị về một
số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư
pháp)
- Thực hiện chế độ chính sách đối với
người giám định tư pháp (phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ phụ cấp trách nhiệm, chế độ
bồi dưỡng giám định tư pháp và các chế độ đãi ngộ khác đối với người giám định
tư pháp); chế độ thi đua khen thưởng, tôn vinh người giám định tư pháp.
4. Hoạt động giám định tư pháp
- Kết quả thực hiện theo từng năm
(năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015) trên từng lĩnh vực giám định theo Bảng
số 2; đánh giá kết luận về giám định tư pháp trên từng lĩnh vực.
- Việc đáp ứng kịp thời, đúng thời hạn
giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tụng.
- Số lượng các vụ việc giám định bổ
sung, giám định lại.
- Việc thu, chi trả, sử dụng phí, chi
phí giám định tư pháp và thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định cho các đối tượng
là người giám định tư pháp, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán.
5. Công tác quản lý nhà nước về giám
định tư pháp
- Việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn của các Bộ, ngành chủ quản; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, Sở chuyên môn
chủ quản với Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp; giữa các Bộ, ngành ở Trung ươngvới UBND cấp
tỉnh; giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp với các cơ quan tố
tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án) về công tác giám định tư pháp nói chung và thực
hiện Đề án 258 nói riêng.
- Việc thực hiện quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân cấp tỉnh, trong đó có hoạt động
của Ban Chỉ đạo Đề án 258 ở địa phương; vai trò của Sở Tư pháp, các cơ quan
chuyên môn trong quản lý về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp (trong đó lưu
ý đến vai trò chủ trì trong nhiều hoạt động quản lý của các Sở chuyên môn theo
quy định của Luật giám định tư pháp).
6. Công tác thống kê, dự báo nhu cầu
giám định; hoạt động trưng cầu, yêu cầu và thực hiện giám định; việc đánh giá,
sử dụng, kết luận giám định tư pháp (Đề nghị Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo nội dung này).
- Việc xây dựng, ban hành chỉ tiêu thống
kê và việc tổ chức thực hiện việc thống kê về nhu cầu, số lượng vụ việc trưng cầu,
số kết luận giám định tư pháp được sử dụng và không được sử dụng... theo quy định
của Luật giám định tư pháp.
- Tình hình thống kê, dự báo nhu cầu
giám định của hoạt động điều tra, truy tố và xét xử để làm cơ sở cho việc quy
hoạch, phát triển các tổ chức và đội ngũ người giám định tư pháp.
- Tình hình trưng cầu giám định của
cơ quan tiến hành tố tụng;
- Số lượng các kết luận giám định do
đương sự trực tiếp yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp được gửi
đến cơ quan tiến hành tố tụng phục vụ cho việc giải quyết các vụ án theo quy định
tại Điều 26 Luật giám định tư pháp).
- Việc đáp ứng nội dung và thời hạn
giám định tư pháp của cá nhân, tổ chức được trưng cầu; đánh giá chất lượng của
kết luận giám định tư pháp, số lượng các vụ việc giám định lại; tình hình tham
dự phiên tòa của người làm giám định.
II. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, những bài học kinh
nghiệm
1. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc
trong việc ban hành thể chế, tổ chức, con người, hoạt động, quản lý và đánh
giá, sử dụng kết luận giám định giám định
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan (nhận thức của
các ngành các cấp về công tác giám định tư pháp, việc thực hiện trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương, của cá nhân, tổ chức giám định
tư pháp...)
- Nguyên nhân khách quan (tính chất của
hoạt động giám định tư pháp, điều kiện kinh tế xã hội, nguồn nhân lực....)
3. Những bài học kinh nghiệm
III. Giải pháp và kiến nghị
- Giải pháp: Nêu giải pháp tại Bộ,
ngành và địa phương mình.
- Kiến nghị và đề xuất phương hướng
cho công tác giám định tư pháp nói chung và việc thực hiện Đề án nói riêng.