Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2021, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1337/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/07/2018
Ngày có hiệu lực 06/07/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1337/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 06 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2021, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ Luật Thú y năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ;

Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 01/6/2006 về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 175/TTr-SNN ngày 22/6/2018),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018 - 2021, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để thực hiện Đề án đúng với các quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2021, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(ban hành kèm theo Quyết định số: 1337/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh Phú Yên)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:

Trong những năm gần đây chăn nuôi ở tỉnh ta phát triển nhanh, bình quân hàng năm đàn gia súc, gia cầm tăng 04 - 05%; bước đầu đã hình thành chăn nuôi trang trại với quy mô hàng hóa tập trung, nhất là trang trại chăn nuôi lợn thuần ngoại và mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn thịt các loại.

Theo Báo cáo số 799/BC-CTK ngày 01/12/2017 của Cục Thống kê tỉnh Phú Yên toàn tỉnh có 5.790 con trâu, 198.990 con bò, 101.731 con lợn (không tính lợn sữa), 3.180.000 con gia cầm (trong đó: Gà: 1.998.000 con; vịt, ngan, ngỗng: 1.182.000 con).

Hàng năm, trên toàn tỉnh giết mổ khoảng 100.000 - 120.000 con lợn, 6.000 - 8.000 con trâu bò, 60.000 - 70.000 con gia cầm. Tuy nhiên, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 02 cơ sở giết mổ (CSGM) gia súc tập trung (tại Tp.Tuy Hòa xây dựng năm 2007, tại thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh xây dựng năm 2014) và 301 điểm giết mổ gia súc, gia cầm có quy mô nhỏ lẻ, nằm rải rác phân tán trong khu dân cư; các điểm giết mổ này chủ yếu là tận dụng diện tích sinh hoạt của gia đình để phục vụ việc giết mổ; dụng cụ giết mổ thô sơ, nơi thu gom và xử lý chất thải không đạt yêu cầu vệ sinh môi trường. Người giết mổ thiếu quan tâm đến vệ sinh y tế, an toàn thực phẩm (ATTP) và vệ sinh thú y, do đó chưa đảm bảo vệ sinh ATTP cho người tiêu dùng, làm ô nhiễm môi trường, dễ lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật.

Việc đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ ở các CSGM tập trung nhằm kiểm tra, kiểm soát đúng quy trình là một biện pháp hết sức quan trọng để đảm bảo vệ sinh ATTP; đồng thời cũng là một trong những giải pháp chủ động quản lý dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nên cần thiết phải xây dựng CSGM gia súc, gia cầm tập trung.

2. Những căn cứ để xây dựng Đề án:

[...]