Quyết định 1335/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 1335/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/06/2021 |
Ngày có hiệu lực | 18/06/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Nguyễn Thành Công |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1335/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 18 tháng 06 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định 1368/QĐ-TTg ngày 02/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định 1368/QĐ-TTg ngày 02/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Tỉnh ủy Sơn La về phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 247/TTr-SNN ngày 14 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
- Luật Chăn nuôi năm 2018;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1335/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 18 tháng 06 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định 1368/QĐ-TTg ngày 02/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định 1368/QĐ-TTg ngày 02/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Tỉnh ủy Sơn La về phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 247/TTr-SNN ngày 14 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
- Luật Chăn nuôi năm 2018;
- Luật Thú y năm 2015;
- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 24/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
- Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 985/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực Chăn nuôi;
- Quyết định số 724/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tạm thời định mức, kỹ thuật áp dụng cho dự án khuyến nông Trung ương;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Nghị quyết 134/2020/NQ-HĐND ngày 01/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014, Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 53/NQ-HĐND tỉnh ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh phê duyệt đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong những năm qua lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh Sơn La được quan tâm đầu tư phát triển cả về quy mô và chất lượng, theo hướng tập trung, trang trại, gia trại, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường. Chăn nuôi theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, HTX với hộ dân đạt hiệu quả kinh tế cao tiếp tục được nhân rộng.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được áp dụng trong công tác chọn giống, lai tạo giống, chăm sóc, nuôi dưỡng như: Ứng dụng thụ tinh nhân tạo có sử dụng tinh phân biệt giới tính với công tác nhân giống bò sữa; đầu tư nhập khẩu lợn giống cụ kỵ, ông bà để sản xuất con giống cao sản. Ứng dụng hệ thống chuồng kín, máng ăn tự động và hệ thống xử lý chất thải để xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường... Nhiều doanh nghiệp, HTX chăn nuôi đã thực hiện kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ men vi sinh vào xử lý chuồng nuôi, chất thải chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Sản xuất chăn nuôi trong tỉnh đã tạo ra khối lượng lớn sản phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng và một phần cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được thương hiệu có uy tín để cạnh tranh trên thị trường. Hình thức chăn nuôi chủ yếu còn nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp, giá thành cao. Mặt khác, c ác khâu trong sản xuất chăn nuôi còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường, thường xuyên mất cân đối cung cầu, giá cả phụ thuộc vào thương lái, hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, ô nhiễm môi trường chăn nuôi ngày càng bức xúc; bên cạnh đó năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong hội nhập kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã và đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành chăn nuôi được xác định là ngành quan trọng. Do đó, việc xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2020
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐ ND tỉnh, sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cùng với sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, ngành chăn nuôi tỉnh Sơn La đã đạt được thành tựu khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho chăn nuôi, đảm bảo an sinh xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo.
I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI
1. Tình hình đàn vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi
- Đàn trâu 124.338 con; đàn bò 357.952 con (bò thịt 331.796 con, bò sữa 26.156 con), đàn lợn 619.416 con, đàn dê 162.770 con, đàn gia cầm 7.121.000 con, đàn ngựa 6.527 con; So với năm 2015 đàn trâu giảm 17,5%, đàn bò tăng 52,3%, đàn lợn tăng 14,6%, đàn dê giảm 24,2%, đàn gia cầm tăng 30,5%, đàn ngựa 6.527 con, đàn ngựa giảm 37,2%.
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trâu 5.065 tấn, bò 6.065 tấn, lợn 48.653 tấn, dê 930 tấn, gia cầm 13.465 tấn, ngựa 133 tấn. So với năm 2015 sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trâu tăng 8,1%, bò tăng 32,9%, lợn tăng 38,6%, dê tăng 39%, gia cầm tăng 36,4%, ngựa 6.527 con, ngựa tăng 45,7%. Sản lượng sữa tươi 85.334 tấn, so với năm 2015 sản lượng sữa tươi tăng 30,4%.
- Đàn ong 58.715 tổ, sản lượng mật ong 743 tấn. So với năm 2015 đàn ong tăng 83,6%, sản lượng mật ong 743 tấn, so với năm 2015 sản lượng mật ong tăng 75,24%.
2. Tình hình sản xuất, cung ứng giống vật nuôi
2.1. Cơ sở sản xuất giống vật nuôi có 04 cơ sở, trong đó: 03 cơ sở sản xuất giống lợn, 01 cơ sở sản xuất giống bò sữa.
- Cơ sở sản xuất giống lợn: 03 cơ sở (Công cổ phần Cao Đa Sơn La , Công ty TNHH Chiềng Hặc Yên Châu, Công ty cổ phần chăn nuôi Lộc phát- B L LT), giai đoạn 2015-2020 các cơ sở sản xuất giống đã cung ứng 260.386 con giống ra thị trường, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi lợn.
- Cơ sở sản xuất giống bò sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu. Đàn bò sữa của tỉnh Sơn La chủ yếu là giống HF, được sử dụng 100% tinh bò nhập ngoại để thụ tinh nhân tạo, trong đó có sử dụng tinh phân định giới tính để tăng tỷ lệ bê cái, nhằm tăng nhanh đàn bò sữa. Hiện nay, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có 03 Trung tâm giống, quy mô 1.000 con/trung tâm với giống bò sữa Holstein Frisian. Con giống phục vụ nhu cầu giống bò sữa của công ty, không cung ứng ra thị trường.
- Về số lượng con giống: Sản xuất con giống vật nuôi đủ tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ thấp; chất lượng con giống đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ, rõ ràng. Đối với cơ sở chăn nuôi tại vùng sâu, vùng xa hầu hết con giống tự cung tự cấp là chính. Riêng đối với giống gia cầm vẫn phải nhập từ các tỉnh.
2.2. Xuất, nhập con giống trên địa bàn tỉnh
- Số lượng giống vật nuôi xuất ra ngoài tỉnh: Trâu bò giống 258 con; lợn giống 168.028 con; gia cầm giống 152.370 con.
- Số lượng giống vật nuôi nhập vào địa bàn tỉnh Sơn La: Trâu, bò giống 628 con; lợn giống 8.160 con; gia cầm giống 1.464.304 con; dê giống 100 con.
3. Thức ăn chăn nuôi
3.1. Thức ăn tự nhiên: Trên địa bàn tỉnh Sơn La diện tích cỏ chăn nuôi năm 2020 đạt 8.855 ha, so với năm 2015 tăng 6.310 ha, giống cỏ trồng cỏ voi, VA06, Guatemala. Ngoài ra còn sử dụng nguồn thức ăn từ trồng trọt như: Củ quả (sắn, bí và rau xanh các loại...); các phụ phẩm ngọn cây mía, cây ngô...
3.2. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến thức ăn tinh, thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập từ các tỉnh; chỉ có 01 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi hỗn hợp TMR của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu phục vụ chăn nuôi bò sữa của công ty, không bán ra ngoài thị trường. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 28 đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi lớn, bên cạnh đó có cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ phân bố trên địa bàn các huyện, thành phố.
4. Môi trường chăn nuôi
- Trên địa bàn tỉnh Sơn La các cơ sở chăn nuôi tập trung điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi cơ bản được đảm bảo, có hệ thống xử lý chất thải bể biogas, có máy ép phân, sục khí... có khu khử trùng ra vào chuồng trại như Công ty cổ phần Chăn nuôi Lộc Phát-BLLT; Công ty cổ phần Chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung, Công ty TNHH chăn nuôi Chiềng Hặc, Công ty cổ phần Cao Đa Sơn La… Đối với chăn nuôi nông hộ đã xây dựng được 3.048 công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas.
- Triển khai thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi (bao gồm tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng và công tác chống dịch) trên địa bàn các huyện, thành phố: Hóa chất 165.516 lít, diện tích phun 1.124.006 nghìn m2.
- Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/đề án bảo vệ môi trường: Tổng số 13 dự án, trong đó: 03 dự án phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; 10 dự án phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Hình thức sản xuất chăn nuôi
5.1. Chăn nuôi nông hộ: Nhìn chung chăn nuôi của tỉnh vẫn chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán hộ gia đình (chiếm trên 90%) với các phương thức khác nhau tùy thuộc vào quy mô và loại vật nuôi. Đây là hình thức chăn nuôi có từ lâu đời với mục đích tự cung tự cấp, đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn và kỹ thuật chăn nuôi thấp, phổ biến đối với trâu bò chăn thả tự do, lợn nuôi trong chuồng giản đơn với nguồn thức ăn tận dụng và gà vịt nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên là chính,… Năng suất vật nuôi thấp, sản phẩm hàng hóa và hiệu quả kinh tế không cao; song, phương thức chăn nuôi này lại dễ thực hiện, phù hợp khả năng vốn đầu tư và kinh nghiệm, trình độ chăn nuôi của hầu hết các hộ gia đình nông thôn. Đối với chăn nuôi lợn trong các nông hộ chiếm phần lớn khoảng 80-90% trong tổng đàn lợn toàn tỉnh.
Chăn nuôi gia cầm và thủy cầm (chủ yếu là vịt): Các hộ nuôi nhỏ lẻ thường thả rông trong vườn, các hộ nuôi quy mô lớn thường chọn phương thức nuôi ngoài đồng hoặc kết hợp với các ao hồ, mặt nước tự nhiên khác.
5.2. Chăn nuôi trang trại
Trang trại trên địa bàn tỉnh 233 trang trại (bò sữa 222 trang trại, lợn 11 trang trại). So với năm 2015, tăng 179 trang trại. Tuy nhiên, tỷ lệ chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung trên địa bàn còn thấp, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư.
6. Chính sách về chăn nuôi, thú y
6.1. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ: Giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện các chính sách hỗ trợ chăn nuôi với tổng số giống vật nuôi hỗ trợ 199.836 con (trị giá 1.407.280 triệu đồng), hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và thức ăn chăn nuôi 76.306 triệu đồng.
6.2. Chương trình truyền giống nhân tạo bò: Đã phối giống nhân tạo cho 17.185 con bò cái có chửa, số bê sinh ra 10.229 con. Triển khai thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo bò giúp hộ chăn nuôi từng bước cải tạo giống bò địa phương tầm vóc nhỏ bé, năng suất thấp, đưa tỷ lệ đàn bò lai có tầm vóc và tỷ lệ xẻ thịt cao. Đồng thời cải tiến phương thức chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, thúc đẩy chăn nuôi phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; giải quyết thêm việc làm từ chăn nuôi bò, trồng cỏ, dịch vụ kỹ thuật.
6.3. Cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi: Tổng số dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 11 dự án; tổng số vốn đăng ký 1.057,17 tỷ đồng.
7. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
7.1. Kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực chăn nuôi: Giai đoạn năm 2015-2020, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã triển khai một số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và Chương trình Nông thôn miền núi, Chương trình Tây Bắc liên quan đến chăn nuôi như:
- Dự án: Ứng dụng qui trình kỹ thuật nhân giống dê lai và xây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm tại Sơn La”. Tiếp nhận 200 dê cái giống 20 dê đực giống để triển khai mô hình; Đến nay từ đàn dê ban đầu đã nhân lên hơn 700 con mở rộng nuôi tại Mai Sơn, Thành phố Sơn La và Thuận Châu. Dự án sản xuất thử nghiệm: “Thử nghiệm Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La”. Sau khi kết thúc dự án đã hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất thức ăn đậm đặc cho lợn từ tập ăn đến xuất chuồng, sản xuất thử nghiệm 35 tấn thức ăn chăn nuôi đậm đặc đồng thời phân tích chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất ra. Dự án nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp.
- Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng chế biến lõi ngô, bã mía và vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La”. Đề tài đã xây dựng Quy trình chế biến bảo quản lõi ngô làm thức ăn cho bò; Việc bảo quản, chế biến phụ phẩm lõi ngô, vỏ chanh leo trong thành phần thức ăn ủ chua và ủ hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh cho bò sữa vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bò vắt sữa, giúp giảm chi phí thức ăn cho 1kg sữa, góp phần tăng doanh thu lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi bò sữa. Đề tài nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò thịt quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc”. Đã triển khai trồng cỏ, xử lý chế biến và dự trữ thức ăn cho trâu bò theo quy mô trang trại tại hộ gia đình ở huyện Mai Sơn (diện tích trồng cỏ 0,7 ha giống VA06, ủ được 30 tấn trong hố ủ cho trâu bò, ủ đóng bịch trong túi nilon được 10 bịch mỗi bịch 800 kg). Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi bò, lợn thành phân hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La góp phần xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đặc biệt khu vực phát triển du lịch như Mộc Châu. Đề tài nghiên cứu bảo tồn, phát triển giống gà đen H’Mông tại tỉnh Sơn La. Kết quả từ 100 con gà sinh sản ban đầu, đã sản xuất hơn 1.000 con giống để cung cấp ra thị trường.
7.2. Ứng dụng công nghệ cao
Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi, gắn với mở chợ buôn bán trao đổi đại gia súc, gồm:
- Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi giống bò sữa thuần chủng tại Mộc Châu, phối giống nhân tạo cho bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao (Brahman)….
- Nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa TMR tại Mộc Châu, trang trại chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu, Vân Hồ.
- Ứng dụng phát triển công nghệ chuồng kín, công nghệ tự động hóa toàn bộ hoặc một số khâu trong chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp như chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc ứng dụng công nghệ cao tại Công ty cổ phần Chăn nuôi Lộc Phát; Công ty cổ phần Chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung…
- Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi (công nghệ khí sinh học, chế phẩm sinh học...) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô hộ gia đình.
8. Chuỗi liên kết
Chăn nuôi theo chuỗi liên kết: Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (tổng đàn bò sữa hiện có 26.151 con, 560 hộ chăn nuôi liên kết, sản lượng sữa đạt 85.334 tấn, thị trường tiêu thụ tại các siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu, số lao động 3.000 - 4.000 người); Chuỗi sản xuất chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP gồm 05 cơ sở (Công ty cổ phần chăn nuôi Minh Thúy; Công ty TNHH chăn nuôi Chiềng Hặc huyện Yên Châu; Trung tâm Ong Sơn La; Hợp tác xã dịch vụ Cựu chiến Binh Mộc Châu. Cung ứng sản phẩm an toàn 9.450 tấn lợn hơi/năm; mật ong an toàn 3.092 tấn/năm; Chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (06 chuỗi lợn, 01 chuỗi gia cầm gia công cho Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam) .
9. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
9.1. Tình hình giết mổ gia súc, gia cầm: Trên địa bàn tỉnh số cơ sở giết mổ súc, gia cầm có 414 cơ sở, hình thức giết mổ nhỏ, lẻ; các cơ sở giết mổ được c ác huyện, thành phố cấp giấy phép kinh doanh. Kiểm soát giết mổ: Đại gia súc 62.020 con, tiểu gia súc 767.304 con.
9.2. Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật
+ Số lượng động vật và sản phẩm động vật xuất ra ngoài tỉnh: Trâu, bò thịt 51.532 con; trâu bò giống 258 con; lợn thịt 316.122 con; thịt trâu 260 kg; lợn giống 168.028 con; gia cầm giống 152.370 con; gia cầm thịt 451.001 con; ong 18.870 đàn; nhím thịt 874 con; ngựa 95 con; dê thịt 6.569 con; Hươu 7 con; thịt dê 196.803 kg; da bò 4000 kg; thịt lợn 349 kg; thỏ thịt 1000 con.
+ Số lượng động vật và sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh Sơn La: Trâu, bò thịt 12.968 con; trâu, bò giống 628 con; lợn thịt 66.618 con; lợn giống 8.160 con; gia cầm giống 1.464.304 con; gia cầm thịt 3.249.101 con; ong 2.870 đàn; ngựa 144 con; dê giống 100 con; trứng gia cầm 16.634.954 quả; gà đông lạnh 41.954 kg; phủ tạng trâu bò 183.355 kg; nội tạng gia súc 48.955 kg; thịt lợn 1107 kg; thịt gà 22.300 kg.
9.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn
- Công tác giết mổ gia súc, gia cầm: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, việc giết mổ chủ yếu ở các điểm nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, với phương thức giết mổ thủ công.
- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm: Gia súc gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm tiêu thụ chủ yếu tại các chợ và thông qua thương lái đến người tiêu dùng; sữa và các sản phẩm từ sữa được tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ trong và ngoài tỉnh.
10. Công tác Thú y
10.1. Tình hình dịch bệnh động vật: Giai đoạn 2015-2020 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra rải rác trên địa bàn tỉnh gồm bệnh LMLM, Ung khí thán, Tai xanh lợn, Dại chó, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn cổ điển, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, bệnh Viêm da nổi cục trâu bò làm 30.524 con gia súc, gia cầm mắc bệnh, trong đó 20.088 con chết và tiêu hủy.
10.2. Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh: Hằng năm UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở Kế hoạch, sự chỉ đạo của Trung ương, tình hình dịch bệnh trên địa bàn, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, các ngành chức năng ban hành các văn bản chỉ đạo, cân đối bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh, triển khai đồng bộ công tác phòng chống dịch trên địa bàn các huyện, thành phố (khoanh vùng dịch, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, tiêm vắc xin, phun khử trùng tiêu độc, đánh dấu đối với những gia súc mắc bệnh, ký cam kết,... ).
10.3. Kết quả tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm: Giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tiêm phòng 18.858.365 liều vắc xin các loại cho gia súc gia cầm. Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc cơ bản đạt so với kế hoạch tỉnh giao. Riêng đối với vắc xin Niu cát xơn: Năm 2015 chỉ tiêm phòng được một vụ, năm 2019 chỉ triển khai tiêm số vắc xin còn tồn 66.400 liều năm 2018 chuyển sang, còn vắc xin theo Kế hoạch năm 2019, 2020 không triển khai tiêm phòng do không cân đối được nguồn kinh phí. Chương trình quốc gia phòng chống bệnh LMLM chỉ triển khai tiêm được ở huyện Mai Sơn, các huyện còn lại không bố trí được kinh phí.
10.4. Xây dựng và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh: Cấp giấy chứng nhận và phối hợp cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh cho 26 cơ sở.
10.5. Công tác chẩn đoán - xét nghiệm và điều trị bệnh động vật
Lấy 2.142 mẫu, trong đó có 1080 mẫu huyết thanh giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM; 942 mẫu huyết thanh và mẫu bệnh phẩm động vật để xét nghiệm bệnh và giám sát lưu hành mầm bệnh, lấy trên 1000 mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
10.6. Các cơ sở kinh doanh thuốc thú y
Trên địa bàn tỉnh cơ sở kinh doanh thuốc thú y có 224 cơ sở; các cửa hàng có địa điểm cố định, có biển hiệu, có tủ bảo quản thuốc, có quầy hàng trưng bày, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn chứng từ liên quan ...
10.7. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
- Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm: Tổng số vụ kiểm tra 248 vụ, số vụ xử lý 170 vụ; tổng số tiền thu phạt 506,595 triệu đồng (phạt hành chính 439,940 triệu đồng; trị giá hàng hoá tịch thu, tiêu huỷ: 66,655 triệu đồng). Các hành vi vi phạm: Vận chuyển động vật bằng phương tiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; Không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Không niêm yết giá hàng hóa; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc; không có sổ sách theo dõi nhập xuất thuốc thú y.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y đối với 99 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y trên địa tỉnh, phát hiện 04 cơ sở vi phạm về điều kiện buôn bán thuốc thú y, xử phạt 33 triệu đồng. Kiểm tra 14 xã trên địa bàn 04 huyện Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai về công tác quản lý, sử dụng vắc xin, phun tiêu độc khử trùng: Có 12/14 xã đã được trang bị tủ lạnh bảo quản vắc xin tại UBND xã, giao cho thú y xã quản lý và sử dụng, vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh đảm bảo nhiệt độ theo quy định. phòng và phun tiêu độc khử trùng đã thực hiện đúng theo quy định.
- Thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi: Số lượt cơ sở được thanh tra, kiểm tra 4.137 cơ sở, trong đó: Số cơ sở đạt yêu cầu 3. 665 cơ sở; số cơ sở vi phạm bị cảnh cáo 403 cơ sở; số cơ sở vi phạm bị phạt tiền 69 cơ sở, tổng số tiền phạt 101,85 triệu đồng.
- Kiểm tra môi trường chăn nuôi đối với 01 cơ sở (Công ty cổ phần cao Đa Sơn La), xử lý vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với cơ sở số tiền 30.000.000 đồng tại Quyết định số 127/QĐ-XPVPHC ngày 03/8/2020 của Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. Phối hợp với UBND huyện Mai Sơn tham mưu cho UBND tỉnh xử lý vi phạm đối với 01 cơ sở (Công ty Cổ phần chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung) , số tiền 130.000.000 đồng tại Quyết định số 2640/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của UBND tỉnh.
(Chi tiết kèm theo phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII)
1. Kết quả đạt được
- Chính sách của Trung ương, Tỉnh về phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh luôn nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và người dân.
- Hình thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi dưới các hình thức như chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi, doanh nghiệp và nông dân cùng làm... Giá trị chuỗi sản xuất thịt an toàn được hình thành và tiếp tục phát triển nhân rộng cung cấp sản phẩm thịt an toàn ngày càng tăng ra thị trường.
- Các mô hình trang trại quy mô tập trung, theo hình thức công nghiệp đang từng bước phát triển và có hiệu quả.
- Các giống gia súc, gia cầm có năng suất cao được đưa vào sản xuất như giống lợn siêu nạc, bò thịt chất lượng cao, giống gia cầm cao sản, bò sữa cao sản.
- Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực và hiệu quả; nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế; Tỷ lệ tiêm phòng ngày càng được nâng cao; công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật được tăng cường. Kiểm soát giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.
- Công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, thể hiện tính răn đe đối với các hành vi gây mất an toàn thực phẩm.
- Về môi trường chăn nuôi: Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đã được người dân quan tâm, cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn và vừa cơ bản được đảm bảo, có hệ thống xử lý chất thải bằng bể biogas. Các hộ dân đã tự bỏ vốn đầu tư xây dựng bể biogas, đệm lót sinh học ngày càng phát triển, từng bước giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
- Công tác tổ chức bộ máy được tinh gọn về đầu mối. Việc triển khai, thực hiện phân cấp theo lĩnh vực nhằm quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết công việc rõ ràng theo từng đơn vị và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Luật Chăn nuôi đã được ban hành và có hiệu lực tạo hành lang pháp lý cho các địa phương định hướng phát triển chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
2. Tồn tại, khó khăn
- Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Năng suất chăn nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh thấp, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường, thường xuyên mất cân đối cung cầu, giá cả phụ thuộc vào thương lái, hiệu quả chăn nuôi chưa cao.
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn nhiều bất cập, mô hình chăn nuôi triển khai có hiệu quả song hầu hết chưa được nhân rộng.
- Chưa có quy hoạch đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn gia súc; diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp. Chưa có nhà máy sản xuất thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp.
- Cơ sở sản xuất giống vật nuôi phục vụ con giống cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ thấp. Hầu hết con giống do các hộ chăn nuôi tự cung tự cấp là chính, chưa chủ động nguồn cung cấp con giống đảm bảo chất lượng tại địa phương. Giống gia cầm vẫn phải nhập từ các tỉnh khác về địa bàn tỉnh nên có nguy cơ rủi ro dịch bệnh. Việc xây dựng cơ sở sản xuất giống vật nuôi đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, đồng thời việc xây dựng chuỗi sản xuất tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi (bò thịt, lợn, gia cầm, dê) còn hạn chế nên việc hình thành và phát triển cơ sở giống vật nuôi còn khó khăn.
- Vẫn còn một số đối tượng kinh doanh giống vật nuôi theo hình thức lưu động, bán tận nhà cho các hộ dân nên rất khó kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc, dịch bệnh. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý giống trong chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lai tạo và cải tạo đàn vật nuôi (đặc biệt là trâu, bò).
- Tình hình thiên tai dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp nhất là dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu, bò luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi tự phát, không theo quy hoạch khu vực chăn nuôi, chăn nuôi trong khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư, chăn nuôi liền kề với nơi ở của người dân vẫn diễn ra, việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế... dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí... nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người là rất cao. Mặt khác, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật của một bộ phận người chăn nuôi chưa cao (nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa) .
- Hiện nay, quy định xả nước thải chăn nuôi chưa thống nhất giữa 2 luật như: Luật Tài nguyên nước năm 2012 so với Luật Chăn nuôi năm 2018 (Theo Điều 9 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định các hành vi bị nghiêm cấm “…, (2) Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước. (3) Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải”. Tuy nhiên, theo Điều 59 Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại“ (3) Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng”).
- Đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung đã được phê duyệt các thủ tục về môi trường, Chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, tuy nhiên còn một số cơ sở chưa được xác nhận hoàn thành công trình biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, đa số chưa đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải chăn nuôi, nước thải chưa xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường được xả thải trực tiếp ra môi trường gây hiện tượng ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, việc giết mổ gia súc, gia cầm ở các cơ sở nhỏ lẻ, do đó khó khăn trong việc kiểm soát tại các cơ sở.
- Chưa ban hành được Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Nguyên nhân tồn tại
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Chăn nuôi nông hộ chiếm đa số, tập quán chăn nuôi và thói quen tiêu dùng thực phẩm tự cung, tự cấp vẫn còn tồn tại. Sản xuất chăn nuôi chịu áp lực rất lớn với sự biến động của thị trường trong nước và thế giới. Tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với giá cả thị trường thiếu ổn định, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Đàn gia, súc gia cầm lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại, song chất lượng đàn giống còn chưa cao như đồng huyết, cận huyết, tầm vóc nhỏ. Các giống bản địa có giá trị kinh tế chưa được chú ý chọn lọc.
- Chưa chú trọng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm, ngoài bò sữa Mộc Châu, các sản phẩm chăn nuôi khác chưa có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Riêng mật ong Sơn La, mới đăng ký nhãn hiệu nhưng hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu trên thị trường còn hạn chế.
- Các chuỗi chăn nuôi mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh mún. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép giá, khó khăn cho người chăn nuôi; mối quan hệ giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi chưa chặt chẽ.
- Công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do đội ngũ cán bộ mỏng, nhiều mô hình sản xuất chăn nuôi có hiệu quả kinh tế chưa được nhân rộng.
- Triển khai Luật chăn nuôi còn khó khăn, vướng mắc như: Các quy định pháp lý trong lĩnh vực còn thiếu (xác định khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; danh mục động vật làm cảnh; do đặc thù chăn nuôi của tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội của người chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi gắn với nơi ở của các hộ dân).
NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. BỐI CẢNH CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo cơ hội
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) lĩnh vực chăn nuôi đang hướng tới như một cuộc cách mạng về thực phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng dân số và y tế cộng đồng... Nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng, sữa/người ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển; các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng, hợp tác và trao đổi quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng.
Việt Nam cũng đã ký kết, gia nhập các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới1 tạo điều kiện cho việc trao đổi, thương mại hàng hóa, nông sản, trong đó có sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là cơ hội để có thể xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tới thị trường khu vực và thế giới nhưng cũng là thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh ngành chăn nuôi nước ta còn không ít những tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết. Cần phải đổi mới cách thức tổ chức quản lý, sản xuất để phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, liên kết theo chuỗi, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng tốt với giá thành thấp, kiểm soát tốt an toàn dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, giảm phát thải, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi để sản phẩm chăn nuôi Việt Nam đủ sức cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi của các nước.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã và đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành chăn nuôi được xác định là ngành kinh tế trọng điểm. Nhiều chính sách của nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi đã được Chính phủ ban hành đang phát huy hiệu quả thúc đẩy sản xuất chăn nuôi.
Sản xuất chăn nuôi trong tỉnh đã tạo ra khối lượng lớn sản phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng và một phần cho xuất khẩu; bước đầu đã hình thành nền tảng cho phát triển công nghiệp ngành chăn nuôi.
2. Khó khăn, thách thức
Việt Nam đã gia nhập các hiệp định tự do thương mại khu vực và thế giới như WTO, AFTA, FTA… nên sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm tỷ lệ cao; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao; tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục ở trâu bò; an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; giết mổ, chế biến và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn tồn tại nhiều bất cập.
Tổ chức quản lý ngành, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong sản xuất và yêu cầu phát triển của ngành. Ảnh hưởng dư âm của đợt khủng hoảng chăn nuôi lợn năm 2017, Dịch tả lợn Châu Phi đầu năm 2019 đến nay ảnh hưởng kinh tế không nhỏ đến nhiều hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
1. Chăn nuôi là ngành sản xuất chủ lực của nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phát triển chăn nuôi phải sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, nước; bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, bảo đảm an ninh dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.
2. Phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp thông minh, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi nhanh, bền vững từ hình thức chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung với hình thức gia trại, trang trại; gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện an sinh xã hội và phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.
3. Phát triển chăn nuôi phải theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế của từng huyện, thành phố; gắn với hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là vốn, đất đai, lao động… nhằm phát huy sức mạnh sự hỗ trợ của nhà nước; Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư phát triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
1. Mục tiêu tổng quát
Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi phù hợp với đặc điểm và lợi thế của địa phương nhằm khai thác lợi thế về đất đai, lao động và các giống vật nuôi phù hợp ở các vùng sinh thái và huy động được các nguồn lực tham gia phát triển chăn nuôi; Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như sữa, bò thịt, dê, lợn, gia cầm, ong... đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của địa phương.
Phát triển chăn nuôi với quy mô, cơ cấu đàn hợp lý, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tập trung với quy mô gia trại, trang trại, công nghiệp; Nâng cao hiệu quả và gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi; Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi nhằm tạo sinh kế, an sinh và thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 5 - 6%/năm.
- Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm: Bò lai Zebu 10 - 15%; đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao chiếm trên 55%; đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao 45 - 55%.
- Tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại, gia trại đạt 20 - 25% tổng sản phẩm ngành chăn nuôi.
- Xây dựng phát triển từ 5 - 10 thương hiệu cho sản phẩm nuôi của tỉnh.
- Sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 133.040 tấn, trong đó: thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm 60%, thịt gia cầm giết bán chiếm 20%, thịt bò hơi xuất chuồng chiếm 10%, thịt trâu hơi xuất chuồng chiếm 8%, thịt gia súc, gia cầm khác chiếm 2%.
- Sản lượng: Trứng: 86,05 triệu quả; Sữa tươi: 98.000 tấn; Mật ong: 1.470 lít.
- Tỷ trọng thịt được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt 25% trở lên.
- Có ít nhất 03 vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trở lên; 20% cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trở lên xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Hình thành và duy trì được 01 vùng an toàn dịch bệnh trở lên đối với một số bệnh trên địa bàn tỉnh.
b) Định hướng đến năm 2030
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 50% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 6 - 7%/năm.
- Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm: bò lai Zebu 25 - 35%; đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao chiếm trên 70%; đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao 55 - 65%.
- Tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung trong tỉnh đạt 30 - 40% trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi.
- Xây dựng phát triển 10 thương hiệu trở lên cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.
- Sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 300.000 tấn, trong đó: Thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm 56%, thịt gia cầm giết bán chiếm 23%, thịt bò hơi xuất chuồng chiếm 13%, thịt trâu hơi xuất chuồng chiếm 5%, thịt gia súc, gia cầm khác chiếm 3%.
- Sản lượng: Trứng: 200 triệu quả; Sữa tươi: 120.000 tấn; Mật ong: 3.000 lít.
- Tỷ trọng thịt được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt 40% trở lên.
- Có ít nhất 10 vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trở lên; 50% cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trở lên xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục duy trì và phát triển các vùng an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh trên địa bàn huyện các huyện, thành phố.
1. Nhiệm vụ
a) Công tác giống vật nuôi: Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giống vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và sử dụng con giống có năng suất, chất lượng cao để cho lai cải tạo đàn giống địa phương. Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng các cơ sở sản xuất giống vật nuôi đảm bảo chất lượng và đủ giống đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chọn tạo, nhân giống vật nuôi, sản xuất giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với bệnh tật phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi.
b) Phát triển đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung gắn công nghiệp chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của địa phương. Cụ thể:
- Đàn trâu: Duy trì phát triển đàn trâu bản địa để giải quyết một phần sức kéo, phân bón cho trồng trọt và đáp ứng nhu cầu thịt cho tiêu dùng. Phát triển nuôi trâu lấy thịt cho nhu cầu tiêu dùng thịt trong và ngoài tỉnh. Phát triển chăn nuôi trâu theo hình thức gia trại, trang trại trên địa bàn 12 huyện, thành phố. Cơ cấu giống: Tập trung phát triển mạnh đàn trâu giống địa phương ở những vùng có lợi thế về đồng cỏ và nghề truyền thống. Đến năm 2025 đàn trâu 143.680 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6.130 tấn; định hướng đến năm 2030 đàn trâu 100.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5.000 tấn.
- Đàn bò thịt: Phát triển đàn bò theo hướng chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên phát triển loại mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng gia trại, trang trại, công nghiệp trên địa bàn 12 huyện, thành phố. Cơ cấu giống: Phát triển mạnh bò cao sản giống nhập ngoại; trọng lượng xuất chuồng bình quân 220 - 240 kg/con. Đến năm 2025 đàn bò thịt 363.920 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 8.060 tấn; định hướng đến năm 2030 đàn bò thịt 500.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 15.000 tấn
- Đàn bò sữa: Phát triển tăng nhanh đàn bò sữa, đồng thời nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu á nhiệt đới, gắn với công tác kiểm định và chứng nhận đàn bò sữa theo các phương pháp tiên tiến. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi bò sữa; chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại tập trung, công nghiệp, kiểm soát an toàn sinh học, chất lượng sữa và môi trường chăn nuôi tại nông hộ; mở rộng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Đến năm 2025 đàn bò sữa 35.000 con, sản lượng sữa tươi 98.000 tấn; định hướng đến năm 2030 bò sữa 50.000 con, sản lượng sữa tươi 120.000 tấn.
- Đàn lợn: Phát triển nhanh đàn lợn theo hướng gia trại, trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số địa phương có điều kiện phát triển. Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh. Cơ cấu giống: Lợn hướng nạc chiếm 55%, lợn địa phương 45%. Tập dụng phát triển chăn nuôi lợn ngoại, lợn lai hướng nạc (sử dụng các giống Yorshire, Landrace, Duroc….), kết hợp với bảo tồn các giống lợn nội (Móng Cái…), giố ng địa phương (lang trắng đen…). Đến năm 2025 đàn lợn 826.110 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 58.150 tấn; định hướng đến năm 2030 đàn lợn 1.500.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 226.950 tấn.
- Đàn dê: Phát triển chăn nuôi dê theo hướng gia trại, trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả. Cơ cấu giống: chủ yếu sử dụng các giống dê địa phương chiếm 70%, dê bách thảo, dê lai chiếm 30%. Đến năm 2025 đàn dê 239.740 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1860 tấn; định hướng đến năm 2030 đàn dê 250.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.500 tấn.
- Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng gia trại, trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát; gắn kết chặt chẽ vào ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng. Cơ cấu giống: Gà hướng thịt 60%, gà thả vườn 40%; Khuyến khích chăn nuôi gà siêu trứng như Golai, gà Ai Cập; đàn gà hướng thịt sử dụng giống gà ISA, gà BE, gà Sasso, gà thả vườn (Tam Hoàng, Lương Phượng); bảo tồn các giống gà bản địa (gà ri, gà đen H’Mông)…; Phát triển đàn vịt siêu trứng chiếm 50% (như vịt Khaki Campbell…), vịt hướng thịt 40% (Super…), bảo tồn các giống vịt địa phương 10% (vịt cỏ, vịt bầu…); sử dụng giống ngan Pháp. Ngoài ra sử dụng các giống gà, thủy cầm mới cho năng suất, chất lượng cao. Đến năm 2025: Tổng đàn gia cầm các loại 10.640 nghìn con, thịt gia cầm hơi 19.640 tấn, sản lượng trứng gia cầm 96.050 nghìn quả. Định hướng đến năm 2030: Tổng đàn gia cầm các loại 20.000 nghìn con, thịt gia cầm hơi 50.000 tấn, sản lượng trứng gia cầm 200.000 nghìn quả.
- Đàn ong: Chăn nuôi ong theo hướng thị trường, gắn chăn nuôi ong với yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp. Phát triển chăn nuôi ong phải gắn kết giữa các loại cây nguồn mật nông nghiệp đi kèm để đảm bảo tính sở hữu liên kết đa nghề như: vùng trồng nhãn ở Sông Mã, Mai Sơn, Mường La; vùng trồng mận, xoài, bưởi, hồng, na của huyện Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Vân Hồ, Mộc Châu…. Đến năm 2025 đàn ong có 55.420 đàn. Định hướng đến năm 2030 đàn ong có 80.000 đàn.
- Vật nuôi khác: Tổ chức chăn nuôi thỏ, nhím, hươu, tằm… theo hướng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
c) Phát triển chăn nuôi theo vùng kinh tế
- Vùng dọc quốc lộ 6 chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi giống cao sản chất lượng cao, giống ngoại, lai... với các loại vật nuôi như lợn, bò, gia cầm...;
- Vùng dọc sông Đà chú trọng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại... với các loại vật nuôi như trâu, bò, dê, các loại vật nuôi bản địa...
- Vùng cao biên giới chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc trâu, bò, dê, ngựa, các loại vật nuôi đặc sản.
d) Thức ăn chăn nuôi: Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh liên kết sản xuất trong tạo vùng nguyên liệu ngô, cỏ… phục vụ cho chăn nuôi.
đ) Phát triển các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
e) Phát triển công nghiệp chế biến từ sản phẩm chăn nuôi:
- Chế biến các sản phẩm từ sữa bò: Thu hút đầu tư dự án chế biến sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tại huyện Mộc Châu với công nghệ chế biến sữa hiện đại, dây truyền sản xuất với quy mô công suất đạt 500 triệu lít sản phẩm/năm. Đồng thời khuyến khích các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để tiêu thụ nội tỉnh, phục vụ khách du lịch.
- Chế biến các sản phẩm từ thịt: Khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm đặc sản của địa phương (thịt hun khói, lạp sườn,…) theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
f) Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ thuốc thú y: Xây dựng mạng lưới các loại hình dịch vụ thú y các cấp, đảm bảo đủ nguồn nhân lực thú y thực hiện việc tiêm phòng, chữa trị cho gia súc, gia cầm kịp thời, nâng cao hiệu quả dịch vụ thú y tại cơ sở, khuyến khích xã hội hóa hoạt động thú y.
2. Giải pháp
2.1. Giải pháp về giống vật nuôi
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, trước hết kiểm soát chặt chẽ đực giống trong các cơ sở sản xuất tinh và đàn đực giống phối trực tiếp.
- Vận động và tổ chức sản xuất phát triển giống vật nuôi ở địa phương thông qua công tác khuyến nông và một số chương trình, dự án nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi của tỉnh.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình cải tạo đàn vật nuôi địa phương. Lựa chọn những con giống địa phương có tầm vóc lớn, phẩm chất tốt trong đàn hoặc thực hiện đảo đực giống giữa các địa phương, mua đực giống tốt từ các tỉnh khác cho phối giống tự nhiên trong đàn để nâng cao tầm vóc, năng suất đàn vật nuôi địa phương. Khuyến khích trang trại, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống vật nuôi chất lượng tốt, chủ động nguồn giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.
+ Giống trâu: Lựa chọn những con giống địa phương có tầm vóc lớn, phẩm chất tốt trong đàn hoặc thực hiện đảo đực giống giữa các vùng, các địa phương để tránh nguy cơ cận huyết, cho phối giống tự nhiên để nâng cao tầm vóc, năng suất. Triển khai chương trình thụ tinh nhân tạo trên đàn trâu nền của tỉnh.
+ Giống bò: Tiếp tục chương trình cải tạo đàn bò địa phương, tăng tỷ lệ đàn bò lai trong tổng đàn bò thịt của tỉnh; sử dụng một số giống bò ngoại vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với một số vùng có điều kiện phát triển; bảo tồn và phát triển giống bò địa phương có giá trị. Đẩy mạnh mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò tại các huyện, thành phố, đảm bảo đội ngũ cán bộ có chuyên môn tay nghề và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Giống bò sữa: Thụ tinh nhân tạo bằng các giống bò sữa ngoại cao sản, chủ yếu bằng tinh bò phân định giới tính. Tiếp tục chọn lọc đàn bò sữa giống, xây dựng đàn bò hạt nhân để tạo ra đàn bò sữa có năng suất cao, phẩm cấp giố ng tốt, đồng thời loại thải những con cho năng suất, chất lượng sữa thấp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình VietGAP; Phát triển chăn nuôi bò sữa nông hộ vừa và nhỏ gắn với hệ thống thu mua sữa.
+ Giống dê: Phát triển đàn dê bằng giống địa phương, chú trọng công tác lai cải tạo giống dê nội với dê ngoại đã nhập nâng cao tầm vóc và khả năng thích nghi của giống dê nhập nội. Triển khai đồng bộ công tác chọn lọc, tái đàn cái nền và đảo đực giống tốt giữa các vùng, địa phương trong tỉnh. Phát triển chăn nuôi dê theo hướng gia trại, trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả.
+ Giống lợn: Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giống, sử dụng các giống lợn cao sản, lợn ngoại thuần, lợn lai đối với các trang trại công nghiệp tại các địa bàn phù hợp và đáp ứng các điều kiện chăn nuôi theo quy định. Thực hiện khép kín trong nhân giống lợn; khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn cụ kỵ, ông bà, bố mẹ để cung cấp con giống đủ tiêu chuẩn giống, đặc biệt ở các vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp. Quản lý chặt chất lượng đối với lợn đực khai thác tinh, loại thải những con đực không đạt tiêu chuẩn làm giống. Chú trọng nâng cao chất lượng đàn lợn, giảm tình trạng giao phối cận huyết trong đàn lợn tại vùng cao, vùng chăn nuôi các giống lợn bản địa.
+ Giống gia cầm: Khuyến khích trang trại, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống gia cầm chất lượng tốt, chủ động nguồn giống phục vụ tái cơ cấu đàn gia cầm của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống gia cầm, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải tự công bố chất lượng giống cơ sở và chịu trách nhiệm về chất lượng công bố. Khuyến khích, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia cầm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và khép kín, áp dụng VietGap trong chăn nuôi gia cầm.
+ Tổ chức chăn nuôi thỏ, nhím, hươu, tằm… theo hướng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Chăn nuôi ong theo hướng thị trường, gắn chăn nuôi ong với yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp. Phát triển chăn nuôi ong phải gắn kết giữa các loại cây nguồn mật nông nghiệp đi kèm để đảm bảo tính sở hữu liên kết đa nghề như: Vùng trồng nhãn ở Sông Mã, Mai Sơn, Mường La; vùng trồng mận, xoài, bưởi, hồng, na của huyện Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Vân Hồ, Mộc Châu; vùng trồng cây cao su....
2.2. Giải pháp về thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn tự nhiên: Bố trí đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao; Chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, ngô và một số loại cây trồng khác phục vụ chăn nuôi. Chủ động nguồn thức ăn thô xanh, phụ phẩm ngành trồng trọt để phát triển chăn nuôi loài gia súc ăn cỏ, tận dụng tối đa các diện tích đất để trồng cỏ thâm canh; Tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho hộ chăn nuôi cách chế biến, bảo quản dự trữ thức ăn cho gia súc như: kỹ thuật phối trộn thức ăn công nghiệp, ủ chua, ủ rơm ure, đóng bánh, phơi khô thức ăn... Trồng các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, các giống cỏ chịu rét, chịu hạn.
- Thức ăn chăn nuôi công nghiệp: Sử dụng chế biến phụ phẩm công nông nghiệp qua phơi khô, ủ chua; chế biến thức ăn TMR cho bò sữa; chế biến thức ăn vỗ béo trâu, bò. Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi hữu cơ, liên kết cung ứng thức chăn nuôi với người chăn nuôi.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
2.3. Giải pháp về môi trường chăn nuôi
- Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và đất đai trước khi đi vào hoạt động. Phát triển công nghệ chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường. Áp dụng các loại công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến chế phẩm nuôi trồng thủy sản... góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
- Đối với chăn nuôi nông hộ: Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong quá trình chăn nuôi, hộ chăn nuôi phải có biện pháp xử lý chất thải, nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo vệ môi trường chăn nuôi như sử dụng đệm lót sinh học, bể biogas…; định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh... Khắc phục tình trạng thả rông gia súc, chuyển sang nuôi nhốt, bán chăn thả và gắn với vệ sinh chuồng trại.
- Đối với chăn nuôi trang trại: Yêu cầu phải đảm bảo quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; QCVN 01-39:2011
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi; QCVN 01-79:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm - Quy trình kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh thú y; QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
- Đối với cơ sở giết mổ gia súc gia cầm: Vị trí địa điểm hoạt động phải đảm bảo quy định của pháp luật, chất thải phát sinh từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm phải được xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Nghiêm cấm xả thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đảm bảo ra môi trường.
2.4. Giải pháp khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi: Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi giống bò sữa, phối giống nhân tạo cho bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao; Chế biến thức ăn cho bò sữa TMR; Ứng dụng phát triển công nghệ chuồng kín, công nghệ tự động hóa toàn bộ hoặc một số khâu trong chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp; Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi (công nghệ khí sinh học, chế phẩm sinh học...) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô hộ gia đình.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung tâm trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ trong chăn nuôi thông qua hệ thống khuyến nông, thú y cơ sở gồm: Các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong chọn tạo giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, quy trình sản xuất thực hành tốt, môi trường; Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại, quy trình chăm sóc, vệ sinh thú y cho các loại vật nuôi. Tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức, cá nhân về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương.
- Xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện của địa phương như xây dựng hệ thống chuồng trại, phòng chống nóng, đói, rét cho vật nuôi; Trồng cỏ và cây thức ăn chịu rét, sương muối, hạn; xử lý môi trường trong chăn nuôi.
- Xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình chăn nuôi mới, bền vững (Chăn nuôi gắn với du lịch; Chăn nuôi xanh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu; Chăn nuôi các bon thấp; Chăn nuôi tiết kiệm nước; Chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăn nuôi sạch, hữu cơ, sinh thái...) gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.
2.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại các vùng chăn nuôi gắn với triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi. Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm theo hướng hàng hóa, hiệu quả cao và bền vững, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên cơ sở phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng trong tỉnh nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân và tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu.
- Thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ... Tiếp tục củng cố, phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại, giữa các hộ chăn nuôi trong mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Tuyên truyền, vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết trong sản xuất chăn nuôi. Hình thành mối liên kết nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, thông qua mô hình hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
2.6. Giải pháp về chính sách
2.6.1. Chính sách về đất đai
- Bố trí, dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi đáp ứng theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, đảm bảo yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, chợ đầu mối.
- Chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi.
2.6.2. Giải pháp về chính sách tài chính, đầu tư
- Thực hiện có hiệu quả chính sách, ưu đãi thuế đối với hoạt động trong các lĩnh vực của ngành chăn nuôi nhằm tạo điều kiện phát triển chăn nuôi hiện đại, toàn diện, đồng bộ; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để phát triển chăn nuôi hiện đại, theo chuỗi khép kín, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, Tỉnh như Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ công tác phòng bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND tỉnh ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết 134/2020/NQ-HĐND ngày 01/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của UBND tỉnh Sơn La quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn...và quy định tại các văn bản có liên quan. Lồng ghép các chương trình dự án như: Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình dự án khác trên địa bàn tỉnh…
- Thúc đẩy nhanh việc phát triển và nhân rộng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi và nâng cao hiệu quả hỗ trợ, nhất là đối với khu vực chăn nuôi nông hộ thông qua khuyến khích hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chăn nuôi có gắn kết với các trang trại, hộ chăn nuôi.
2.7. Giải pháp về phòng, chống dịch bệnh
Chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật: Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2018-2021; Kế hoạch triển khai các giải pháp phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường hệ thống dịch vụ thú y cơ sở. Tăng cường năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo, ứng phó dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh mới, bệnh nguy hiểm trên động vật; bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao và nâng cấp hệ thống thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh động vật cho cơ quan chuyên môn thú y các cấp.
Triển khai xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại các vùng chăn nuôi, hàng hóa trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
2.8. Giải pháp về giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Triển khai thực hiện Quyết định số 2898/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện việc xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi dần từ hình thức giết mổ phân tán, nhỏ lẻ hiện nay sang giết mổ bán công nghiệp và công nghiệp, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ nhằm đảm bảo quy định vệ sinh thú ý, an toàn thực phẩm.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.9. Giải pháp về thị trường
- Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại các sản phẩm chăn nuôi, giữ vững các thị trường lớn, truyền thống và mở rộng các thị trường mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách theo yêu cầu của thị trường.
- Đầu tư cho việc xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm chăn nuôi bằng các hình thức như: Thông qua chợ buôn bán gia súc, gia cầm; tham gia các gian hàng tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, tiếp thị các sản phẩm đến các siêu thị lớn trong nước…từ đó xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và hình thành mối liên kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, sản phẩm động vật không đảm bảo chất lượng tiêu thụ trên địa bàn để bảo vệ uy tín về chất lượng sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi trung thực trong tỉnh. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
2.10. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y
- Kiện toàn, tăng cường năng lực tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách quản lý ngành chăn nuôi, thú y theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và quy định của pháp luật.
- Thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh tự chủ động trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường.
- Xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y để mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước, cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.
2.11. Giải pháp khuyến nông và thông tin tuyên truyền
- Đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi khép kín, bảo đảm người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ, trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.
- Đa dạng hóa các chương trình truyền thông nhằm từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN (có phụ lục XIV)
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án cho giai đoạn 2021-2030: 2.983 tỷ đồng, trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước 332 tỷ đồng, nguồn vốn khác 2.651 tỷ đồng.
1. Phân theo giai đoạn và nguồn vốn thực hiện
- Giai đoạn 2021-2025: 2.439 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước 213 tỷ đồng, nguồn vốn khác 2.226 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026-2030: 543,9 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn ngân sách nhà nước 118,9 tỷ đồng, nguồn vốn khác 425 tỷ đồng.
2. Phân theo hạng mục đầu tư
2.1. Chương trình, chính sách
- Chăn nuôi bò cái sinh sản 68,355 tỷ đồng.
- Chương trình truyền giống nhân tạo bò 5 tỷ đồng.
- Mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ 2,760 tỷ đồng.
- Kinh phí triển khai Luật Chăn nuôi: 106 tỷ đồng (hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi 100 tỷ đồng; rà soát, sắp xếp, quy hoạch chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phù hợp với Luật Chăn nuôi 06 tỷ đồng).
- Thú y (thuốc thú y, vắc xin, hóa chất khử trùng môi trường chăn nuôi...): 1.000 tỷ đồng.
2.2. Dự án thu hút đầu tư từ nguồn vốn tổ chức, cá nhân 1.802 tỷ đồng.
3. Bố trí các nguồn vốn
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước được bố trí từ các nguồn vốn sau:
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư theo quy định tại: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ -CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết 134/2020/NQ-HĐND ngày 01/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014, Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh...
+ Nguồn vốn chương trình Mục tiêu Quốc gia; Xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp từ nguồn dành cho chương trình khuyến nông; tập huấn, tuyên truyền lấy từ nguồn ngân sách tỉnh.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác được bố trí từ các nguồn vốn sau: Vốn tự có của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân; Vốn đi vay của các tổ chức tín dụng trong nước; các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các đơn vị, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất theo đề án được phê duyệt; xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.
- Tăng cường các hoạt động chuyên môn về các lĩnh vực: Điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống vật nuôi, an toàn thực phẩm...; nhân rộng các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao; áp dụng các biện pháp phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường; Các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung đề án phù hợp với yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn tại các địa phương.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy định pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về cân đối, bố trí vốn cho đề án lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở các dự án hoặc phương án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, kêu gọi thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.
- Hướng dẫn thủ tục đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư chăn nuôi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của các dự án chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi... trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và đất đai, thực hiện quản lý nguồn thải, thực hiện giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi.
5. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các chính sách, đề xuất các giải pháp ổn định, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn; rà soát, bố trí các cửa hàng, quầy hàng, gian hàng cho các sản phẩm chăn nuôi đặc sản tại các chợ, siêu thị; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, như: Hội chợ giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu các sản phẩm do ngành chăn nuôi của tỉnh sản xuất, tìm kiếm khách hàng giữa các doanh nghiệp, cá nhân thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất chăn nuôi trên địa bàn.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi; xây dựng định hướng đặt hàng các nội dung nghiên cứu khoa học có liên quan đến chăn nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào xử lý môi trường chăn nuôi và chế biến các sản phẩm về chăn nuôi; hướng dẫn, hỗ trợ việc xây dựng nhãn hiệu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm chăn nuôi an toàn trên thị trường.
7. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn và dự báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm.
8. Sở Lao động thương binh và xã hội: Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tuyên truyền nhân rộng mô hình để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
9. Các Sở, Ban, Ngành liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. Các Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các hội ngành nghề vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh.
10. Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh
- Đối với Ngân hàng Nhà nước chính sách tỉnh Sơn La: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai đề án có hiệu quả; hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi.
- Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh: Đẩy mạnh công tác tín dụng phục vụ chăn nuôi; công khai minh bạch, thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay và các loại phí liên quan; tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên nguồn vốn vay cho các vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; chủ động nắm bắt kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở Đề án phê duyệt xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phát triển chăn nuôi phù hợp điều kiện của từng địa phương; triển khai, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lập dự án phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, các chuỗi sản xuất cung cấp sản phẩm chăn nuôi... được hưởng chính sách theo đề án phê duyệt.
- Chỉ đạo việc thực hiện phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Chủ động lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người chăn nuôi phát triển sản xuất đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, nội dung đề án đã đề ra.
12. Chế độ báo cáo
Theo chức năng nhiệm vụ được giao các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT) định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án về Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định (thời điểm báo cáo 6 tháng (ngày 10/6), hàng năm (ngày 10 /12), báo cáo đột xuất khi có yêu cầu) .
Trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc, thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo./.
SỐ LƯỢNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Chia ra năm |
% Tăng giảm 2020 so với 2015 |
Ghi chú |
|||||
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||
I |
Đàn vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trâu |
Con |
150,754 |
145,622 |
143,255 |
134,463 |
130,095 |
124,338 |
82.5 |
|
2 |
Bò |
Con |
235,040 |
265,556 |
291,149 |
330,388 |
343,723 |
357,952 |
152.3 |
|
|
- Bò thịt |
Con |
217,357 |
245,432 |
268,838 |
307,281 |
318,323 |
331,796 |
152.7 |
|
|
- Bò sữa |
Con |
17,683 |
20,124 |
22,311 |
23,107 |
25,400 |
26,156 |
147.9 |
|
3 |
Ngựa |
Con |
10,388 |
8,542 |
7,810 |
7,001 |
6,984 |
6,527 |
62.8 |
|
4 |
Dê |
Con |
214,725 |
250,568 |
237,786 |
197,260 |
179,110 |
162,770 |
75.8 |
|
5 |
Lợn |
Con |
540,313 |
609,024 |
603,450 |
708,709 |
588,802 |
619,416 |
114.6 |
|
6 |
Gia cầm |
Con |
5,455,000 |
5,828,000 |
6,219,000 |
6,640,000 |
6,919,576 |
7,121,000 |
130.5 |
|
7 |
Ong |
Tổ |
31,975 |
41,190 |
46,822 |
50,734 |
52,694 |
58,715 |
183.6 |
|
II |
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
50,212 |
56,895 |
67,373 |
70,940 |
71,005 |
74,178 |
147.7 |
|
1 |
Trâu |
Tấn |
4686 |
4,858 |
4,820 |
4,975 |
5,145 |
5,065 |
108.1 |
|
2 |
Bò |
Tấn |
4,564 |
4,462 |
4,815 |
5,380 |
5,577 |
6,065 |
132.9 |
|
3 |
Dê |
Tấn |
669 |
789 |
898 |
1,109 |
985 |
930 |
139.0 |
|
4 |
Lợn |
Tấn |
35,105 |
37,192 |
45,644 |
47,535 |
46,565 |
48,653 |
138.6 |
|
5 |
Gia cầm |
Tấn |
9,874 |
9,594 |
11,196 |
11,941 |
12,733 |
13,465 |
136.4 |
|
6 |
Ngựa |
Tấn |
245 |
200 |
149 |
170 |
139 |
133 |
54.3 |
|
III |
Sản lượng sữa tươi |
Tấn |
65,451 |
73,432 |
81,800 |
70,917 |
79,429 |
85,334 |
130.4 |
|
IV |
Sản lượng mật ong |
Tấn |
424 |
429 |
442 |
814 |
732 |
743 |
175.24 |
|
V |
Sản lượng trứng gia cầm |
1000 quả |
62634 |
54504 |
66012 |
70543 |
80045 |
84450 |
134.83 |
|
BIỂU TỔNG HỢP CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG VẬT NUÔI GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Tên cơ sở |
Giống cụ, kỵ, ông bà (con) |
Giống bố mẹ (con) |
Cung ứng con giống ra thị trường (con) |
Cung ứng lợn thịt ra thị trường |
Thị trường tiêu thụ (trong tỉnh, ngoại tỉnh, xuất khẩu) |
|||
Tổng số |
Đực giống |
Cái giống |
Số con |
Trọng lượng (tấn) |
|||||
I |
CTCP Chăn nuôi Lộc Phát BLLT |
|
77,000 |
63,500 |
6,950 |
|
|||
1 |
Năm 2015 |
|
|
|
450 |
6,000 |
5,000 |
500 |
Trong và ngoài tỉnh |
2 |
Năm 2016 |
|
|
|
500 |
6,000 |
6,000 |
650 |
Trong và ngoài tỉnh |
3 |
Năm 2017 |
62 |
6 |
56 |
600 |
8,000 |
7,000 |
750 |
Trong và ngoài tỉnh |
4 |
Năm 2018 |
300 |
20 |
280 |
600 |
12,000 |
9,500 |
1,050 |
Trong và ngoài tỉnh |
5 |
Năm 2019 |
820 |
30 |
790 |
650 |
20,000 |
16,000 |
1,800 |
Trong và ngoài tỉnh |
6 |
Năm 2020 |
850 |
40 |
810 |
800 |
25,000 |
20,000 |
2,200 |
Trong và ngoài tỉnh |
II |
Công ty TNHH chăn nuôi Chiềng Hặc |
|
|
224,146 |
135,646 |
14,650 |
|
||
1 |
Năm 2015 |
290 |
20 |
270 |
682 |
39,066 |
23,005 |
2484.54 |
Yên Châu, Mộc Châu, Điện Biên |
2 |
Năm 2016 |
290 |
20 |
270 |
658 |
40,560 |
24,350 |
2,630 |
Yên Châu, Mộc Châu, Điện Biên |
3 |
Năm 2017 |
332 |
16 |
316 |
788 |
35,260 |
22,126 |
2,390 |
Yên Châu, Mộc Châu, Điện Biên |
4 |
Năm 2018 |
318 |
10 |
308 |
815 |
33,260 |
20,165 |
2,178 |
Yên Châu, Mộc Châu, Điện Biên |
5 |
Năm 2019 |
280 |
15 |
265 |
958 |
38,000 |
23,000 |
2,484 |
Cò Nòi, Mai Sơn |
6 |
Năm 2020 |
293 |
28 |
265 |
958 |
38,000 |
23,000 |
2,484 |
Cò Nòi, Mai Sơn |
III |
Công ty Cổ phần Cao Đa Sơn La |
|
|
5,000 |
5,000 |
500 |
|
||
1 |
Năm 2019 |
550 |
3 |
547 |
- |
- |
- |
- |
|
2 |
Năm 2020 |
541 |
2 |
539 |
0 |
5,000 |
5,000 |
500 |
Trong và ngoài tỉnh |
STT |
Tên dự án |
Chủ dự án |
Địa điểm thực hiện dự án |
Quy mô, công suất |
Số QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM/ Đề án bảo vệ môi trường |
1 |
Trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc thương phẩm công nghệ cao, quy mô 350 lợn nái sinh sản, nuôi lợn thương phẩm 6000 con/năm của Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Lộc Phát BLLT |
Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Lộc Phát -BLLT |
Xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
350 lợn nái sinh sản; lợn thương phẩm 6000 con/năm |
661/QĐ-BND ngày 30/03/2015 (ĐA BVMTCT) |
2 |
Dự án đầu tư khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia |
Công ty cổ phần chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung |
xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
Bò thịt 200 con; lợn nái sinh sản 2400 con; lợn thịt thương phẩm 20.000 con |
144/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 (ĐTM) |
3 |
Dự án đầu tư phát triển lợn ngoại 700 lợn nái sinh sản, nuôi lợn thương phẩm 18.000 con/năm |
Doanh nghiệp tư nhân Minh Thúy |
Tiểu khu 19/5, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
Lợn nái sinh sản 700 con/năm; lợn thương phẩm 18.000 con/năm |
QĐ 622/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 (ĐA BVMTCT) |
4 |
Dự án đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt thương phẩm tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu |
Công ty TNHH chăn nuôi Chiềng Hặc |
xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La |
Lợn nái 1200 con/năm; lợn thịt thương phẩm 1200 con/năm |
QĐ 2110/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 (ĐA BVMTCT) |
5 |
Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi và các công trình phụ trợ tại thị trấn It Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La |
Hợp tác xã chăn nuôi Ít Ong |
thị trấn It Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La |
8000 lợn thịt thương phẩm/năm (3000 con lứa; 2,5 lứa/năm) |
QĐ 1112/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 (ĐTM) |
6 |
Trang trại chăn nuôi lợn Bình Nhung |
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Bình Nhung |
Bản Cang, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La |
300 lợn nái đẻ (mỗi lứa đẻ khoảng 2500- 3000 lợn con); Nuôi 2000 - 24000 con/năm; nuôi lợn thịt 2 lứa/năm (1000 - 1200/lứa) |
QĐ 2717/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 (ĐA BVMTCT) |
7 |
Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn quy mô sản xuất 10.000 lợn giống và 2400 lợn thịt thương phẩm/năm tại bản Tiến Sơn, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
Doanh nghiệp tư nhân TMDV Lộc Phát - BLLT |
bản Tiến Sơn, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
2400 lợn thịt và 10.000 lợn giống/năm |
QĐ 619/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 (ĐTM) |
8 |
Dự án đầu tư xây dựng trang trại lợn nái sinh sản, lợn thương phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp Cao Đa tại bản Cao Đa 1, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La |
Công ty cổ phần Cao Đa Sơn La |
bản Cao Đa 1, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La |
Nuôi lợn nái 1.200 con; lợn đực giống 25 con; lợn hậu bị 200 con; lợn choai 9.600 con; lợn theo mẹ 9.600 con |
2300/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 |
9 |
Trang trại chăn nuôi lợn quy mô 1200 lợn nái sinh sản; nuôi lợn thương phẩm 6000 con/năm tại bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu |
Hộ kinh doanh Nguyễn Trọng Nguyên |
bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu |
1200 lợn nái sinh sản; nuôi lợn thương phẩm 6000 con/năm |
1699/QĐ-UBND ngày 21/6/2017; được điều chỉnh mục 1.1 Điều 1 tại QĐ 2299/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 (ĐTM) |
10 |
Trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu |
Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu |
Tiểu khu 26/7, thị trấn nông trường Mộc Châu |
1058 con bò sữa |
546/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 |
11 |
Đầu tư trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thương phẩm và trồng cây ăn quả Vân Hồ |
Hợp tác xã nông nghiệp Hải Dương |
Bản Nà An, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ |
Chăn nuôi lợn 45.000 con (lợn nái 2400; lợn đực giống 50 con; lợn thương phẩm 42.500 con) |
Quyết định số 2836/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh |
12 |
Trang trại chăn nuôi Minh Thúy Xuân Nha |
Công ty Cổ phần chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung |
Bản Nà An, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ |
65.000 con lợn thương phẩm/năm |
Quyết định 2872/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của UBND tỉnh. |
13 |
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản |
Công ty cổ phần MTG Việt Nam |
Tiểu khu 9, xã Chiềng Sơn huyện Mộc Châu |
Nái 2400 con, đực 50 con |
Quyết định số 247/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh |
SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Huyện |
Chia ra năm |
|||||
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||
|
Tổng số |
47 |
270 |
272 |
346 |
421 |
233 |
1 |
Thành phố Sơn La |
2 |
2 |
2 |
|
1 |
|
2 |
Huyện Quỳnh Nhai |
- |
- |
|
|
|
|
3 |
Huyện Thuận Châu |
- |
- |
|
|
|
|
4 |
Huyện Mường La |
- |
- |
|
|
|
1 |
5 |
Huyện Bắc Yên |
- |
- |
|
|
|
1 |
6 |
Huyện Phù Yên |
- |
- |
|
|
|
|
7 |
Huyện Mộc Châu |
28 |
247 |
252 |
320 |
395 |
214 |
8 |
Huyện Yên Châu |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
2 |
9 |
Huyện Mai Sơn |
7 |
9 |
9 |
8 |
7 |
7 |
10 |
Huyện Sông Mã |
- |
- |
|
|
|
|
11 |
Huyện Sốp Cộp |
- |
- |
|
|
|
|
12 |
Huyện Vân Hồ |
9 |
11 |
9 |
17 |
17 |
8 |
Trang trại trên địa bàn tỉnh 233 trang trại (bò sữa 222 trang trại, lợn 11 trang trại). So với năm 2015, tăng 179 trang trại; so với năm 2019 giảm 195 trang trại. Nguyên nhân số lượng trang trại năm 2020 giảm sâu so với năm 2019 do quy định tiêu chí kinh tế trang trại thực hiện theo Thông tư số 02/2020/TTBNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (trang trại chăn nuôi giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật chăn nuôi và văn bản hướng dẫn); năm 2019 theo quy định tiêu chí tại trang trại (Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT giá trị sản lượng hàng hóa đạt 1,0 tỷ đồng/năm); do thay đổi các tiêu chí kinh tế trang trại chăn nuôi theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT nên có nhiều trang trại chăn nuôi năm 2019 không đạt tiêu chí trang trại năm 2020. |
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Tên chương trình, CS hỗ trợ |
Tổng cộng hỗ trợ giống |
Bò cái giống |
Bò đực giống |
Trâu cái giống |
Ngựa cái giống |
Lợn giống |
Dê giống |
Gà, ngan, vịt giống |
Chuồng trại (đồng) |
Thức ăn |
Trồng cỏ |
||||||||||||||||
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
Số hộ |
Số lượng (Con) |
Thành tiền (Tr.đ) |
|||||
|
Tổng |
38,922 |
199,836 |
1,407,280 |
24,728 |
27,655 |
207,836 |
46 |
45 |
1,045 |
66 |
66 |
1,823 |
905 |
2,724 |
5,456 |
4,484 |
9,832 |
252,845 |
7,714 |
12,693 |
831,019 |
979 |
146,821 |
107,256 |
11,508 |
4,420 |
10,800 |
1 |
CT NQ 30a |
14,287 |
100,096 |
196,004 |
9,869 |
9,878 |
88,608 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
50 |
25 |
500 |
2,473 |
2,531 |
8,760 |
1,895 |
2,444 |
12,918 |
- |
85,218 |
85,218 |
5,182 |
1,403 |
- |
|
2015 |
1,887 |
1,887 |
13,293 |
515 |
515 |
5,140 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
147 |
147 |
772 |
1,225 |
1,225 |
7,381 |
- |
- |
- |
790 |
119 |
|
|
2016 |
5,175 |
5,324 |
36,161 |
2,635 |
2,635 |
26,350 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2,268 |
2,268 |
7,489 |
272 |
421 |
2,322 |
- |
- |
- |
2650 |
356 |
|
|
2017 |
2,456 |
2,530 |
16,698 |
2,406 |
2,430 |
16,173 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
50 |
100 |
525 |
- |
- |
- |
1696 |
928 |
|
|
2018 |
734 |
734 |
7,340 |
734 |
734 |
7,340 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
|
|
|
2019 |
2,171 |
87,565 |
105,204 |
1,980 |
1,965 |
18,649 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
191 |
382 |
1,337 |
- |
85,218 |
85,218 |
46 |
|
|
|
2020 |
1,864 |
2,056 |
17,308 |
1,599 |
1,599 |
14,956 |
|
|
|
|
|
|
50 |
25 |
500 |
58 |
116 |
499 |
157 |
316 |
1,353 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Đề án 1460 |
7,464 |
7,520 |
48,109 |
7,079 |
7,079 |
47,965 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
64 |
120 |
144 |
321 |
321 |
- |
- |
- |
- |
6,100 |
- |
- |
|
2015 |
2,736 |
2,844 |
28,776 |
2,724 |
2,724 |
28,632 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
12 |
120 |
144 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2505 |
|
|
|
2016 |
3,173 |
3,121 |
6,263 |
3,121 |
3,121 |
6,263 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
52 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2966 |
|
|
|
2017 |
1,555 |
1,555 |
13,070 |
1,234 |
1,234 |
13,070 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
321 |
321 |
- |
- |
- |
- |
629 |
|
|
3 |
C. Trình 135 |
8,635 |
36,829 |
63,552 |
5,273 |
7,916 |
35,883 |
27 |
27 |
540 |
- |
- |
272 |
278 |
2,537 |
2,584 |
475 |
4,814 |
1,038 |
1,893 |
1,970 |
5,126 |
689 |
19,565 |
18,108 |
128 |
2,984 |
- |
|
2015 |
1,866 |
12,878 |
4,495 |
819 |
121 |
1,828 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
12 |
8 |
100 |
133 |
69 |
331 |
441 |
240 |
1,256 |
461 |
12,440 |
980 |
|
|
|
|
2016 |
1,327 |
12,370 |
3,720 |
247 |
49 |
663 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
26 |
44 |
1,200 |
252 |
4,415 |
47 |
649 |
737 |
1,558 |
153 |
7,125 |
253 |
56 |
669 |
|
|
2017 |
1,223 |
2,202 |
23,086 |
291 |
1,128 |
2,075 |
27 |
27 |
540 |
- |
- |
- |
27 |
54 |
1,284 |
- |
- |
- |
803 |
993 |
2,312 |
75 |
- |
16,875 |
|
|
|
|
2018 |
1,116 |
6,250 |
7,059 |
882 |
3,639 |
6,577 |
|
|
- |
- |
- |
272 |
213 |
2,431 |
- |
21 |
180 |
210 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
26 |
|
|
|
2019 |
1,527 |
1,418 |
10,632 |
1,527 |
1,418 |
10,632 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
46 |
|
|
|
2020 |
1,576 |
1,711 |
14,559 |
1,507 |
1,561 |
14,109 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
69 |
150 |
450 |
|
|
|
|
|
|
|
2315 |
|
4 |
Nguồn Sự nghiệp kinh tế huyện |
636 |
36,497 |
205,905 |
49 |
562 |
6,413 |
15 |
15 |
435 |
- |
- |
1 |
501 |
86 |
210 |
13 |
14 |
186,063 |
31 |
640 |
9,233 |
27 |
35,180 |
3,550 |
98 |
32.98 |
10,800 |
|
2015 |
20 |
755 |
16,563 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
5 |
5 |
16,563 |
- |
- |
- |
15 |
750 |
- |
|
1.17 |
|
|
2016 |
4 |
4 |
66,000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
4 |
4 |
66,000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
|
|
|
2017 |
36 |
2,147 |
74,941 |
- |
513 |
5,130 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
4 |
4 |
66,000 |
20 |
100 |
261 |
12 |
1,530 |
3,550 |
|
13 |
|
|
2018 |
501 |
33,479 |
8,751 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
1 |
500 |
79 |
- |
- |
- |
- |
1 |
500 |
8,750 |
- |
32,900 |
- |
37 |
|
|
|
2019 |
33 |
40 |
38,468 |
17 |
17 |
323 |
15 |
15 |
435 |
- |
- |
- |
1 |
7 |
210 |
- |
1 |
37,500 |
- |
|
|
|
|
|
61 |
|
|
|
2020 |
42 |
72 |
1,182 |
32 |
32 |
960 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
40 |
222.3 |
|
|
|
|
18.81 |
10,800 |
5 |
CT giảm nghèo giai đoạn 2 |
6,965 |
11,356 |
876,827 |
1,839 |
1,443 |
17,186 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
1,449 |
2,343 |
56,590 |
3,422 |
7,112 |
802,957 |
255 |
458 |
94 |
- |
- |
- |
|
2015 |
882 |
998 |
831,867 |
94 |
49 |
743 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
264 |
351 |
50,511 |
284 |
590 |
780,573 |
240 |
8 |
40 |
|
|
|
|
2016 |
3,805 |
5,871 |
27,527 |
1,274 |
676 |
10,090 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
657 |
956 |
3,478 |
1,859 |
3,789 |
13,906 |
15 |
450 |
54 |
|
|
|
|
2017 |
2,278 |
4,487 |
17,433 |
471 |
718 |
6,353 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
528 |
1,036 |
2,602 |
1,279 |
2,733 |
8,478 |
- |
- |
- |
|
|
|
6 |
C. Trình NTM |
406 |
7,009 |
8,917 |
182 |
340 |
5,833 |
4 |
3 |
70 |
- |
- |
- |
60 |
60 |
1,942 |
- |
- |
- |
152 |
206 |
785 |
8 |
6,400 |
286 |
- |
- |
- |
|
2016 |
146 |
2,546 |
955 |
40 |
40 |
400 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
102 |
106 |
435 |
4 |
2,400 |
120 |
|
|
|
|
2017 |
84 |
134 |
992 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
34 |
34 |
642 |
- |
- |
- |
50 |
100 |
350 |
- |
- |
- |
|
|
|
|
2018 |
11 |
12 |
500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
12 |
500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019 |
42 |
71 |
1,796 |
25 |
55 |
966 |
2 |
2 |
30 |
|
|
|
15 |
14 |
800 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020 |
123 |
4,246 |
4,673 |
117 |
245 |
4467.336 |
2 |
1 |
40 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
4000 |
166 |
|
|
|
7 |
Chương trình khác (Đoàn kinh tế quốc phòng 326) |
392 |
392 |
6,410 |
300 |
300 |
4,390 |
- |
- |
- |
66 |
66 |
1,550 |
16 |
16 |
220 |
10 |
10 |
250 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
|
18 |
18 |
350 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
8 |
100 |
10 |
10 |
250 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
258 |
258 |
3,870 |
258 |
258 |
3870 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
8 |
120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
8 |
120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24 |
24 |
600 |
|
|
|
|
|
|
24 |
24 |
600 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
42 |
42 |
520 |
42 |
42 |
520 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
10 |
150 |
|
|
|
|
|
|
10 |
10 |
150 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
32 |
32 |
800 |
|
|
|
|
|
|
32 |
32 |
800 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
CT tái cơ cấu ngành NN |
47 |
47 |
611 |
47 |
47 |
611 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Chương trình theo QĐ số 1772/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (Dự án 3 CT xã ngoài 135 và 30a) |
90 |
90 |
946 |
90 |
90 |
946 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DỰ ÁN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015-2020 THUỘC LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
STT |
Tên dự án |
Nhà đầu tư |
Địa điểm thực hiện dự án |
Số GCNĐT/ cấp ngày |
Diện tích đất sử dụng (ha) |
Tổng vốn (tỷ đồng) |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
1110.17 |
1 |
Năm 2015 |
|
|
|
|
5.6 |
|
Chăn nuôi dê tập trung |
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sơn Lào |
Bản Huổi Lầu, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La |
2123027050, cấp ngày 19/9/2015 |
36,6 |
5.6 |
2 |
Năm 2016 |
|
|
|
|
315.43 |
|
Đầu tư khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc |
Công ty Cổ phần Chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung |
Bản Mé, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. |
1436776854, cấp ngày 26/4/2016 |
344 |
294.67 |
|
Trang trại chăn nuôi và các công trình phụ trợ |
Hợp tác xã chăn nuôi Ít Ong |
Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La |
2451412570, cấp ngày 06/4/2016 |
3,3 |
2.76 |
|
Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn bản Tiên Sơn, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Dịch vụ lộc phát - BLLT |
Mai Sơn |
4488447787, cấp ngày 02/8/2016 |
4 |
18 |
3 |
Năm 2017 |
|
|
|
207,0 |
406.44 |
|
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thương phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp Cao Đa |
Công ty CP cao đa Sơn La |
Bản Cao Đa 1, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La |
2771471663, cấp ngày 12/01/2017 |
3,02 |
75,45 |
|
Cơ sở chăn nuôi gà thả đồi |
Công ty TNHH Quốc Cường Tây Bắc |
Tổ 6, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La |
1278236423 cấp ngày 24/07/2017 |
4 |
4,00 |
|
Trại bò Minh Thúy Xuân Nha (nay đã điều chỉnh thành dự án trại chăn nuôi lợn Minh Thúy) |
Công ty cổ phần chăn nuôi Minh Thuý Chiềng Chung |
Bản Nà An, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La |
1702048215, cấp ngày 13/11/2017, điều chỉnh năm 2019 tại QĐ 2465/QĐ-UBND ngày 02/10/2019 |
200 |
326,99 |
4 |
Năm 2018 |
|
|
|
33,4 |
28.7 |
|
Trang trại sản xuất nông nghiệp Chiềng Ngần |
Công ty cổ phần Green Vis ion Tây Bắc |
Chiềng Ngần, TP Sơn La |
7055153244, cấp ngày 06/06/2018 |
13,4 |
8,70 |
|
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chăn nuôi gia cầm Chiềng Khay của Công ty TNHH Khánh Hưng Tây Bắc |
Công ty TNHH Khánh Hưng Tây Bắc |
Bản Nậm Tấu và bản Khoang I, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La |
2755381303, cấp ngày 5/10/2018 |
20 |
20,00 |
5 |
Năm 2019 |
|
|
|
11 |
225 |
|
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thương phẩm và trồng cây ăn quả Vân Hồ tại bản Nà An, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La |
HTX nông nghiệp Hải Dương |
bản Nà An, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La |
Không cấp GCNĐKĐT |
6 |
225 |
4 |
Năm 2020 |
|
|
|
|
129 |
|
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản |
Công ty cổ phần MTG Việt Nam |
Tiểu khu 9, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La |
1271/TB-SKHĐT ngày 14/7/2020 |
5 |
76 |
|
Trang trại sản xuất nông nghiệp hỗn hợp |
CT TNHH TM dịch vụ Tây Bắc Xanh |
Nà Ngùa, Chiềng Ngần, TP Sơn La |
1912/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 |
|
15 |
|
Phát triển Trang trại nông nghiệp công nghệ cao tại bản Noong Nái-Nà Nọi, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn |
CTCP Xây dựng Trường Giang |
Noong Nái-Nà Nọi, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn |
1859/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 |
|
28 |
|
Trang trại sản xuất nông nghiệp hỗn hợp. |
CTCP Tuấn Sơn Tây Bắc |
Chiềng Ban, Mai Sơn |
2165/QĐ-UBND ngày 02/10/2021 |
|
10 |
TỔNG HỢP CƠ SỞ CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TT |
Tên huyện |
Số cơ sở |
Đối tượng giết mổ |
Phương thức giết mổ |
1 |
Bắc Yên |
22 |
Trâu, bò, ngựa, lợn, gia cầm |
Thủ công |
2 |
Mai Sơn |
40 |
Trâu, bò, lợn, gia cầm |
Thủ công |
3 |
Mộc Châu |
44 |
Trâu, bò, dê,lợn, gia cầm |
Thủ công |
4 |
Mường La |
26 |
Trâu, bò, lợn, gia cầm |
Thủ công |
5 |
Phù Yên |
47 |
Trâu, bò, lợn, gia cầm |
Thủ công |
6 |
Quỳnh Nhai |
29 |
Trâu, bò, lợn, gia cầm |
Thủ công |
7 |
Sông Mã |
42 |
Trâu, bò, Lợn, ngựa |
Thủ công |
8 |
Sốp Cộp |
31 |
Trâu, bò, lợn, gia cầm |
Thủ công |
9 |
TP Sơn La |
82 |
Bò, ngựa, lợn, gia cầm |
Thủ công |
10 |
Thuận Châu |
38 |
Trâu, bò, dê, lợn |
Thủ công |
11 |
Yên Châu |
13 |
Trâu, bò, lợn |
Thủ công |
|
Cộng |
414 |
|
|
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Năm |
Đại gia súc |
Tiểu gia súc |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
||
1 |
2015 |
10,000 |
9,345 |
93.5 |
120,000 |
136,985 |
114 |
2 |
2016 |
10,000 |
12,334 |
123.3 |
120,000 |
134,887 |
112 |
3 |
2017 |
10,000 |
9,745 |
97.5 |
120,000 |
142,984 |
119 |
4 |
2018 |
10,000 |
10,115 |
101.2 |
120,000 |
140,036 |
117 |
5 |
2019 |
10,000 |
10,842 |
108.4 |
120,000 |
115,999 |
97 |
6 |
2020 |
10,000 |
9,639 |
96.4 |
120,000 |
96,413 |
80 |
Tổng |
|
62,020 |
|
|
767,304 |
|
1. Số lượng động vật, sản phẩm động vật xuất ra ngoại tỉnh
TT |
Loại động vật, sản phẩm động vật |
Đơn vị tính |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Cộng tổng |
1 |
Trâu, bò thịt |
Con |
6,112 |
6,286 |
4,900 |
5,377 |
16,790 |
12,067 |
51,532 |
2 |
Trâu, Bò giống |
Con |
98 |
|
84 |
16 |
|
60 |
258 |
3 |
Lợn thịt |
Con |
20,547 |
62,806 |
57,013 |
29,358 |
61,415 |
84,983 |
316,122 |
4 |
Thịt trâu |
Kg |
|
260 |
|
|
|
|
260 |
5 |
Lợn giống |
Con |
29,360 |
20,704 |
21,647 |
12,610 |
30,945 |
52,762 |
168,028 |
6 |
Gia cầm giống |
Con |
73,920 |
17,750 |
10,400 |
|
50,300 |
|
152,370 |
7 |
Gia cầm thịt |
Con |
137,720 |
148,900 |
123,711 |
9,350 |
5,700 |
25,620 |
451,001 |
8 |
Ong |
Đàn |
17,700 |
1,170 |
|
|
|
|
18,870 |
9 |
Nhím thịt |
Con |
344 |
160 |
235 |
60 |
75 |
|
874 |
10 |
Ngựa |
Con |
36 |
24 |
19 |
6 |
5 |
5 |
95 |
11 |
Dê thịt |
Con |
596 |
2,276 |
2,241 |
1,273 |
143 |
40 |
6,569 |
12 |
Thịt dê |
1 Kg |
115,743 |
72,540 |
6,720 |
1,350 |
450 |
|
196,803 |
13 |
Da bò |
Kg |
|
|
4,000 |
|
|
|
4,000 |
14 |
Hươu |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
15 |
Thịt lợn |
Kg |
|
349 |
|
|
|
|
349 |
16 |
Thỏ thịt |
Con |
|
|
|
750 |
|
250 |
1,000 |
2. Số lượng động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh |
|
- |
|||||||
1 |
Trâu bò thịt |
Con |
375 |
3,587 |
4,424 |
1,259 |
253 |
3,070 |
12,968 |
2 |
Trâu, Bò giống |
Con |
196 |
288 |
144 |
|
|
|
628 |
3 |
Lợn thịt |
Con |
7,287 |
6,968 |
5,267 |
16,888 |
26,586 |
3.622 |
66,618 |
4 |
Lợn giống |
Con |
2,886 |
1,921 |
828 |
515 |
615 |
1,395 |
8,160 |
5 |
Gia cầm giống |
Con |
157,740 |
151,774 |
159,390 |
367,950 |
371,300 |
256,150 |
1,464,304 |
6 |
Gia cầm thịt |
Con |
653,514 |
792,622 |
551,832 |
361,624 |
448,961 |
440,548 |
3,249,101 |
7 |
Ong |
Đàn |
2,870 |
|
|
|
|
|
2,870 |
8 |
Ngựa |
Con |
|
|
83 |
31 |
30 |
|
144 |
9 |
Dê giống |
Con |
100 |
|
|
|
|
|
100 |
10 |
Trứng gia cầm |
Quả |
7,880,787 |
8,754,167 |
|
|
|
|
16,634,954 |
11 |
Gà đông lạnh |
Kg |
|
|
555 |
4,395 |
|
37,004 |
41,954 |
12 |
Phủ tạng trâu bò |
Kg |
|
|
|
|
38,932 |
144,423 |
183,355 |
13 |
Nội tạng gia súc |
Kg |
20,250 |
|
|
|
28,705 |
|
48,955 |
14 |
Thịt lợn |
Kg |
|
|
486 |
|
|
621 |
1,107 |
15 |
Thịt gà |
Kg |
22,300 |
|
|
|
|
|
22,300 |
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Tên bệnh |
Cộng |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||||||||||||
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Địa bàn xảy ra dịch |
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Địa bàn xảy ra dịch |
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Địa bàn xảy ra dịch |
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Địa bàn xảy ra dịch |
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Địa bàn xảy ra dịch |
Số con mắc bệnh |
Số con chết, tiêu hủy (Con) |
Địa bàn xảy ra dịch |
||
|
Tổng cộng |
30,524 |
20,088 |
1,305 |
542 |
|
3,408 |
3092 |
|
1,532 |
21 |
|
3,775 |
76 |
|
16,456 |
16,229 |
|
4,048 |
3,599 |
|
1 |
LMLM gia súc (trâu, bò, lợn, dê) |
6,898 |
174 |
656 |
15 |
Huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, thành phố Sơn La |
318 |
2 |
huyện Sốp Cộp, thành phố Sơn La, Yên Châu, Mai Sơn |
1531 |
19 |
Huyện Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Mường La, thành phố Sơn La, Thuận Châu |
3,775 |
76 |
Huyện Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Mộc Châu Mai Sơn Quỳnh Nhai |
161 |
54 |
12 hộ, 03 bản, thuộc 02 xã, huyện Sốp Cộp |
457 |
8 |
Bệnh LMLM xảy ra ở 28 bản, 13 xã thuộc huyện Yên Châu, thành phố Sơn La, huyện Sốp Cộp |
2 |
Dịch tả lợn cổ điển |
24 |
14 |
24 |
14 |
Bản Pìn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Dịch tả lợn Châu Phi |
19,777 |
19777 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16,186 |
16186 |
466 thôn, bản, tiểu khu, 132 xã, phường, thị trấn, thuộc 12 huyện, thành phố |
3591 |
3591 |
Từ ngày 01/01 đến ngày 27/12/2020 bệnh DTLCP xảy ra tại 139 lượt tổ, bản, tiểu khu, 50 xã, phường, thị trấn, thuộc 10 huyện, thành phố. |
4 |
THT trâu, bò |
135 |
96 |
135 |
96 |
Một số xã thuộc các huyện Mộc Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Bắc Yên. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tụ huyết trùng |
112 |
52 |
112 |
52 |
Một số xã thuộc huyện Phù Yên, Sốp Cộp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Tai xanh lợn |
109 |
109 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
109 |
109 |
Bản Nam Tiến, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã |
|
|
|
7 |
Ung Khí thán |
51 |
38 |
51 |
38 |
Xảy ra tại xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn; xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp và xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Dại chó |
2 |
02 |
1 |
1 |
Tổ 3 phường Chiềng sinh, thành phố Sơn La |
|
|
|
1 |
1 |
Thành phố Sơn La |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Cúm gia cầm |
3,416 |
3416 |
326 |
326 |
Bản Lụa, bản Sàng, xã Hua La, thành phố Sơn La |
3090 |
Tiêu hủy 3090 |
07 hộ gia đình thuộc tiểu khu 10, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Viêm da nổi cục |
79 |
79 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
79 |
79 |
Bệnh Viêm da nổi cục trâu bò xảy ra tại 53 hộ, 06 tổ bản, 03 xã của huyện Mộc Châu, Vân Hồ |
Năm |
Vắc xin THT trâu, bò (liều) |
Vắc xin LMLM (liều) |
Vắc xin Nhiệt thán (liều) |
Vắc xin Ung khí thán (liều) |
Vắc xin DT lợn cổ điển (liều) |
Vắc xin dại chó (liều) |
Vắc xin Niu cát sơn (liều) |
Phun tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi |
|||||||||||||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ % |
Hóa chất (lít) |
Diện tích (1000m2) |
|
2015 |
744,700 |
746,430 |
100.2 |
744,700 |
790,000 |
106.1 |
|
|
|
60,000 |
60,000 |
100 |
902,000 |
452,600 |
50.2 |
184,720 |
106,000 |
57.4 |
2,118,997 |
365,000 |
17.2 |
20,986 |
39,992 |
2016 |
737,504 |
728,420 |
98.8 |
742,860 |
711,400 |
95.8 |
2,950 |
2,950 |
100 |
63,000 |
63,000 |
100 |
783,410 |
749,200 |
95.6 |
138,702 |
107,433 |
77.5 |
3,926,360 |
3,000,000 |
76.4 |
15,925 |
31,850 |
2017 |
766,810 |
571,965 |
74.6 |
768,250 |
483,855 |
63.0 |
450 |
450 |
100 |
66,600 |
65,400 |
98.2 |
280,510 |
169,214 |
60.3 |
141,770 |
116,294 |
82.0 |
4,160,000 |
2,018,425 |
48.5 |
17,180 |
34,360 |
2018 |
906,251 |
798,387 |
88.1 |
906,251 |
801,407 |
88.4 |
|
|
|
105,130 |
105,130 |
100.0 |
312,886 |
300,270 |
96.0 |
151,540 |
130,988 |
86.4 |
4,382,480 |
2,134,075 |
48.7 |
27,227 |
959,534 |
2019 |
852,158 |
554,446 |
65.1 |
852,158 |
747,026 |
87.7 |
|
|
|
144,400 |
144,000 |
99.7 |
303,460 |
183,602 |
60.5 |
156,963 |
141,300 |
90.0 |
5,735,700 |
66,400 |
1.2 |
72,323 |
34,520 |
2020 |
873,450 |
519,638 |
59.5 |
873,450 |
570,240 |
65.3 |
|
|
|
132,534 |
86,705 |
65.4 |
214,660 |
150,360 |
70.0 |
156,052 |
116,355 |
74.6 |
5,497,600 |
|
|
11,875 |
23,750 |
Tổng số: |
4,880,873 |
3,919,286 |
486 |
4,887,669 |
4,103,928 |
84.0 |
3,400 |
3,400 |
100 |
571,664 |
524,235 |
91.7 |
2,796,926 |
2,005,246 |
71.7 |
929,747 |
718,370 |
77.3 |
25,821,137 |
7,583,900 |
29.4 |
165,516 |
1,124,006 |
BIỂU TỔNG HỢP CƠ SỞ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN GIAI ĐOẠN 2015-2020
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Ngày cấp giấy chứng nhận |
Loại hình đăng ký chứng nhận |
Loài động vật |
Loại bệnh công nhận an toàn |
|
Cấp mới |
Gia hạn |
||||||
1 |
Cơ sở chăn nuôi gà giống, gà thịt Dụng Huệ |
TK1, thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn |
24/02/2015 |
|
x |
Gà |
Cúm gia cầm H5N1 và Niu cát xơn |
2 |
Cơ sở chăn nuôi heo thương phẩm gia công CP Nguyễn Trọng Nguyên |
Bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu |
16/12/2016 |
x |
|
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
3 |
Cơ sở chăn nuôi lợn thịt thương phẩm gia công CP, thuộc HTX chăn nuôi Ít Ong |
Bản Ten, xã Ít Ong, huyện Mường La |
10/4/2017 |
x |
|
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
4 |
Cơ sở chăn nuôi lợn thịt thương phẩm gia công cho CP Bùi Khắc Tuấn |
Bản 428, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn |
25/4/2017 |
x |
|
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
5 |
Trại chăn nuôi lợn nái sinh sản siêu nạc của bà: Mai Thị Tuyết |
Xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn |
18/7/2017 |
|
x |
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
6 |
Công ty TNHH chăn nuôi Chiềng Hặc |
Xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, |
18/7/2017 |
|
x |
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
7 |
Cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt Minh Thúy |
Tiểu khu 19/5, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn |
10/8/2017 |
|
x |
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
8 |
DN tư nhân thương mại dịch vụ Lộc phát BLLT Nguyễn công Bắc - cơ sở 1, 2 |
Phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La; xã Chiềng Mung, Mai Sơn |
15/8/2017 |
|
x |
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
9 |
DN tư nhân thương mại dịch vụ Lộc phát BLLT Nguyễn Công Bắc - cơ sở 3 |
Bản Tiên Sơn, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn |
25/7/2017 |
x |
|
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
10 |
Cơ sở chăn nuôi heo nái sinh sản Huyền Nhung |
Tổ 5, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La |
30/01/2018 |
x |
|
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
11 |
Cơ sở chăn nuôi - HTX dịch vụ Chăn nuôi Hùng Cường |
Tiểu khu 39, xã Cò Nòi huyện Mai Sơn |
13/9/2018 |
x |
|
Lợn |
Lở mồm long móng và dịch tả lợn |
12 |
Khu vực chăn nuôi bò sữa Vườn Đào 2 |
TK 70, TT Nông trường Mộc Châu |
11/1/2019 |
x |
|
Bò sữa |
Lở mồm long móng |
CÁC CHỈ TIÊU ĐÀN VẬT NUÔI, SẢN PHẨM CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 |
Năm 2030 |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||
I |
Đàn vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng đàn trâu |
Con |
140,320 |
141,010 |
141,860 |
142,770 |
143,680 |
100,000 |
2 |
Tổng đàn bò |
Con |
365,330 |
375,590 |
385,540 |
396,350 |
407,310 |
550,000 |
|
TĐ: + Bò sữa |
Con |
30,300 |
33,150 |
36,260 |
39,670 |
35,000 |
50,000 |
|
+ Bò thịt |
Con |
335,030 |
342,440 |
349,280 |
356,680 |
363,920 |
500,000 |
3 |
Tổng đàn lợn |
Con |
674,910 |
711,840 |
753,980 |
791,360 |
826,110 |
1,500,000 |
4 |
Tổng đàn ngựa |
Con |
8,200 |
8,470 |
8,870 |
9,220 |
9,560 |
8,000 |
5 |
Tổng đàn dê |
Con |
226,930 |
230,340 |
233,250 |
236,680 |
239,740 |
250,000 |
6 |
Tổng đàn gia cầm các loại |
Nghìn con |
8,540 |
8,960 |
9,470 |
9,990 |
10,640 |
20,000 |
|
- Đàn gà |
Nghìn Con |
7,260 |
7,670 |
8,180 |
8,700 |
9,330 |
18,000 |
|
- Đàn thủy cầm và gia cầm khác |
Nghìn Con |
1,280 |
1,290 |
1,290 |
1,290 |
1,310 |
2,000 |
7 |
Ong |
Đàn |
54,760 |
54,870 |
54,980 |
55,200 |
55,420 |
80,000 |
II |
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
81,130 |
84,940 |
88,650 |
91,630 |
94,710 |
300,000 |
1 |
Thịt trâu hơi |
Tấn |
5,420 |
5,700 |
5,870 |
6,050 |
6,130 |
5,000 |
2 |
Thịt bò hơi |
Tấn |
7,140 |
7,440 |
7,650 |
7,860 |
8,060 |
15,000 |
3 |
Thịt dê hơi |
Tấn |
1,550 |
1,620 |
1,690 |
1,770 |
1,860 |
2,500 |
4 |
Thịt lợn hơi |
Tấn |
50,120 |
52,490 |
54,760 |
56,450 |
58,150 |
226,950 |
5 |
Thịt ngựa hơi |
Tấn |
200 |
200 |
220 |
220 |
230 |
150 |
6 |
Thịt gia cầm hơi |
Tấn |
16,290 |
17,080 |
18,030 |
18,830 |
19,640 |
50,000 |
7 |
Thịt gia súc hơi khác |
Tấn |
410 |
410 |
430 |
450 |
460 |
400 |
8 |
Sản lượng sữa tươi |
Tấn |
87,600 |
90,500 |
93,000 |
95,500 |
98,000 |
120,000 |
9 |
Sản lượng trứng gia cầm |
1000 quả |
77,950 |
80,150 |
81,950 |
83,750 |
86,050 |
200,000 |
10 |
Sản lượng mật ong |
Nghìn lít |
1,470 |
1,470 |
1,470 |
1,490 |
1,490 |
3,000 |
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2030
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT |
Hạng mục |
Giai đoạn 2021-2030 |
Vốn NSNN giai đoạn 2021-2025 |
Vốn NSNN giai đoạn 2026-2030 |
||||||
Cộng |
Trong đó |
Cộng |
Trong đó |
Cộng |
Trong đó |
|||||
Vốn NSNN |
Nguồn vốn khác |
Vốn NSNN |
Nguồn vốn khác |
Vốn NSNN |
Nguồn vốn khác |
|||||
|
Tổng cộng |
2,983,766,000 |
332,117,000 |
2,651,649,000 |
2,439,846,000 |
213,197,000 |
2,226,649,000 |
543,920,000 |
118,920,000 |
425,000,000 |
I |
Chương trình, chính sách hỗ trợ |
1,182,117,000 |
332,117,000 |
850,000,000 |
638,197,000 |
213,197,000 |
425,000,000 |
543,920,000 |
118,920,000 |
425,000,000 |
1 |
Chăn nuôi bò cái sinh sản |
68,355,000 |
68,355,000 |
0 |
28,665,000 |
28,665,000 |
|
39,690,000 |
39,690,000 |
|
2 |
Chương trình truyền giống nhân tạo bò |
5,002,000 |
5,002,000 |
0 |
2,272,000 |
2,272,000 |
|
2,730,000 |
2,730,000 |
|
3 |
Chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ |
2,760,000 |
2,760,000 |
0 |
1,260,000 |
1,260,000 |
|
1,500,000 |
1,500,000 |
|
4 |
Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi |
100,000,000 |
100,000,000 |
0 |
100,000,000 |
100,000,000 |
|
|
|
|
5 |
Rà soát, sắp xếp, quy hoạch chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phù hợp với Luật Chăn nuôi, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng trong tỉnh. |
6,000,000 |
6,000,000 |
0 |
6,000,000 |
6,000,000 |
|
|
|
|
6 |
Kinh phí công tác thú y (thuốc thú y, vắc xin, hóa chất khử trùng |
1,000,000,000 |
150,000,000 |
850,000,000 |
500,000,000 |
75,000,000 |
425,000,000 |
500,000,000 |
75,000,000 |
425,000,000 |
II |
Dự án thu hút đầu tư |
1,801,649,000 |
- |
1,801,649,000 |
1,801,649,000 |
- |
1,801,649,000 |
- |
- |
- |
1 |
Trang trại du lịch sinh thái - Bò sữa công nghệ cao |
1,000,000,000 |
- |
1,000,000,000 |
1,000,000,000 |
|
1,000,000,000 |
- |
|
|
2 |
Trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao |
80,000,000 |
- |
80,000,000 |
80,000,000 |
|
80,000,000 |
- |
|
|
3 |
Tổ hợp chăn nuôi và chế biến xuất khẩu tại huyện Vân Hồ do Công ty cổ phần tập đoàn Mavin |
650,000,000 |
|
650,000,000 |
650,000,000 |
|
650,000,000 |
|
|
|
4 |
Trại lợn Mường Bon của hộ kinh doanh Lại Thị Thúy, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn |
71,649,000 |
|
71,649,000 |
71,649,000 |
|
71,649,000 |
|
|
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỐNG BÒ CÁI SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030
Địa bàn triển khai: Thuận Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bắc Yên
Quy mô: 2790 con
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TT |
Nội dung |
Giai đoạn 2021-2030 |
Giai đoạn 2021-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
|||||||||||||||
Số lượng |
Nguồn kinh phí NSNN |
Số lượng |
Tổng số tiền |
Trong đó |
Số lượng |
Cộng |
Trong đó |
||||||||||||
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|||||||||||||||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
NSNN |
Nguồn vốn khác |
||||||||
1 |
Bò cái giống |
2,790 |
68,355,000 |
1,170 |
28,665,000 |
90 |
2,205,000 |
270 |
6,615,000 |
270 |
6,615,000 |
270 |
6,615,000 |
270 |
6,615,000 |
1,620 |
39,690,000 |
39,690,000 |
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIỐNG NHÂN TẠO BÒ GIAI ĐOẠN 2021-2030
Quy mô: 23.500 lượt bò cái có chửa
Địa bàn triển khai: Yên Châu , Sông Mã, Thuận Châu, Mộc Châu , Mai Sơn, Vân Hồ, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai và Thành phố Sơn La
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
SL |
Đơn giá |
Thành tiền |
Giai đoạn 2021-2025 |
Giai đoạn 2026- 2030 |
||||||||||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||||||||||||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
||||||
|
Tổng I+II |
|
|
|
5,002,000 |
|
2,272,000 |
|
310,800 |
|
369,600 |
|
428,400 |
|
487,200 |
|
546,000 |
|
2,730,000 |
I |
Vật tư |
|
|
|
3,920,000 |
|
1,680,000 |
|
224,000 |
|
280,000 |
|
336,000 |
|
392,000 |
|
448,000 |
|
2,240,000 |
1 |
Tinh bò đông lạnh |
Liều |
70,000 |
35 |
2,450,000 |
30,000 |
1,050,000 |
4,000 |
140,000 |
5,000 |
175,000 |
6,000 |
210,000 |
7,000 |
245,000 |
8,000 |
280,000 |
40,000 |
1,400,000 |
2 |
Nitơ lỏng bảo quản tinh |
Lít |
70,000 |
16 |
1,120,000 |
30,000 |
480,000 |
4,000 |
64,000 |
5,000 |
80,000 |
6,000 |
96,000 |
7,000 |
112,000 |
8,000 |
128,000 |
40,000 |
640,000 |
3 |
Ống gen |
Cái |
70,000 |
3 |
175,000 |
30,000 |
75,000 |
4,000 |
10,000 |
5,000 |
12,500 |
6,000 |
15,000 |
7,000 |
17,500 |
8,000 |
20,000 |
40,000 |
100,000 |
4 |
Găng tay |
Cái |
70,000 |
3 |
175,000 |
30,000 |
75,000 |
4,000 |
10,000 |
5,000 |
12,500 |
6,000 |
15,000 |
7,000 |
17,500 |
8,000 |
20,000 |
40,000 |
100,000 |
II |
Kinh phí triển khai |
|
|
1,082,000 |
|
592,000 |
|
86,800 |
|
89,600 |
|
92,400 |
|
95,200 |
|
98,000 |
|
490,000 |
|
1 |
Xe nhận vật tư 1 tháng/chuyến) |
Chuyến |
120 |
6,000 |
720,000 |
60 |
360,000 |
12 |
72,000 |
12 |
72,000 |
12 |
72,000 |
12 |
72,000 |
12 |
72,000 |
60 |
360,000 |
2 |
Quản lý, kiểm tra |
5% |
|
|
362,000 |
|
232,000 |
|
14,800 |
|
17,600 |
|
20,400 |
|
23,200 |
|
26,000 |
|
130,000 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HỖ TRỢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO HƯỚNG HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2021-2030
Quy mô: 1840 con
Địa bàn triển khai: 12 huyện, thành phố
TT |
Hạng mục |
Số lượng (Con) |
Đơn giá (Nghìn đồng) |
Thành tiền (Nghìn đồng) |
Trong đó |
Giai đoạn 2021-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
|||||||||||||||||
Tổng cộng |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Số lượng |
Cộng |
Trong đó |
||||||||||||||||
Ngân sách NN |
Nguồn khác |
Số lượng |
Cộng |
Trong đó |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Nguồn NSNN |
Nguồn vốn khác |
||||||||
Nguồn NSNN |
Nguồn vốn khác |
|||||||||||||||||||||||
|
Tổng |
|
|
2,760,000 |
2,760,000 |
0 |
840 |
1,260,000 |
1,260,000 |
0 |
40 |
60,000 |
200 |
300,000 |
200 |
300,000 |
200 |
300,000 |
200 |
300,000 |
1,000 |
1,500,000 |
1,500,000 |
0 |
|
Hỗ trợ 70% kinh phí mua thức ăn, thuốc phòng trừ bệnh trên lợn được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ, chế phẩm sinh học khử mùi, chất độn chuồng nhưng không quá 1,5 triệu đồng/con/lứa |
1,840 |
1,500 |
2,760,000 |
2,760,000 |
|
840 |
1,260,000 |
1,260,000 |
|
40 |
60,000 |
200 |
300,000 |
200 |
300,000 |
200 |
300,000 |
200 |
300,000 |
1,000 |
1,500,000 |
1,500,000 |
|
DANH MỤC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CHỦ LỰC CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
TT |
Tên sản phẩm chăn nuôi chủ lực cấp tỉnh |
Tên sản phẩm chăn nuôi chủ lực cấp quốc gia |
1 |
Sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm và thủy cầm |
|
- |
Trâu |
|
- |
Bò |
|
- |
Dê |
|
- |
Lợn |
Thịt lợn |
- |
Gia cầm |
Thịt và trứng gia cầm |
|
Thủy cầm |
|
2 |
Sữa bò |
|
3 |
Mật ong |
|
4 |
Các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
|
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
I. DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
STT |
Danh mục chương trình, dự án trọng điểm |
1 |
Chương trình, dự án án phát triển khoa học công nghệ |
2 |
Chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. |
3 |
Chương trình, dự án phát triển sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. |
4 |
Chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng vùng an toàn dịch bệnh vật nuôi trên địa bàn tỉnh. |
5 |
Chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới. |
6 |
Chương trình, dự án phát triển giống vật nuôi. |
7 |
Chương trình, dự án phát triển cơ sở hoặc nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản. |
8 |
Chương trình, dự án hình thành, phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Mộc Châu; Các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. |
9 |
Chương trình, dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu. |
II. DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
STT |
Tên dự án |
Mục tiêu |
Quy mô |
Địa điểm triển khai |
1 |
Dự án phát triển chăn nuôi |
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trọng tâm là phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung gắn với vệ tinh là các hộ gia đình. Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng vật nuôi có giá trị kinh tế cao trong đàn vật nuôi. |
Phát triển các loại gia súc, gia cầm mang lại giá trị kinh tế cao như: Bò thịt, lợn thịt, gà, vịt.... |
Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. |
2 |
Dự án phát triển bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi |
Xây dựng mới hoặc nâng cấp, hỗ trợ đổi mới công nghệ các cơ sở hoặc nhà máy bảo quản, sơ chế, chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. |
Các cơ sở, nhà máy bảo quản, sơ chế, chế biến ... được cấp có thẩm quyền công nhận đạt các tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế. |
Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. |
3 |
Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển chăn nuôi |
Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo các dự án đầu tư của nhà đầu tư. |
Hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, hạ tầng thủy sản, hạ tầng lâm nghiệp, hạ tầng thương mại tại các vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản tập trung; các cơ sở hoặc nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi. |
Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. |
4 |
Dự án phát triển sản xuất chăn nuôi gắn với du lịch |
Phát triển sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi gắn với việc phát triển các khu du lịch. |
Xây dựng các khu du lịch gắn với điều kiện tự nhiên và sản xuất các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi tập trung, quy mô lớn của tỉnh. |
Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. |
5 |
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung |
Hình thành và phát triển các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh nhằm rút ngắn được khoảng cách vận chuyển gia súc, gia cầm sống đến cơ sở giết mổ, cơ sở giết mổ gắn với chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. |
Hình thành và phát triển 19 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. |
Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. |
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN KHU,
VÙNG CHĂN NUÔI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, NÔNG NGHIỆP SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN
LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 18 tháng 06 năm 2021 của UBND tỉnh).
TT |
Tên khu, vùng |
Địa điểm |
Quy mô tối thiểu |
Dự kiến sản phẩm |
Dự kiến được cấp có thẩm quyền công nhận |
1 |
Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao Sơn La |
Huyện Mộc Châu: Xã Tân Lập, Mường Sang |
|
- Chăn nuôi (bò sữa, bò thịt). - Bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi. |
2026 - 2030 |
2 |
Vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu - Vân Hồ |
Huyện Mộc Châu: Xã Tân Lập. Huyện Vân Hồ: Xã Vân Hồ. |
35.000 con |
Sữa an toàn |
2026 - 2030 |
3 |
Vùng chăn nuôi lợn Vân Hồ |
Huyện Vân Hồ: Xã Xuân Nha |
200.000 con |
Lợn thịt an toàn |
2026 - 2030 |
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÙNG
NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021
- 2030
(Kèm theo Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 18/06/2021 của UBND tỉnh).
1. Bò sữa
1.1. Vùng nuôi bò sữa tập trung
TT |
Huyện |
Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến |
1 |
Huyện Mộc Châu |
Xã Tân Lập |
2 |
Huyện Vân Hồ |
Các xã: Vân Hồ, Lóng Luông. |
1.2. Số lượng, sản lượng
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
1 |
Số lượng |
Con |
35.000 |
50.000 |
2 |
Sản lượng sữa tươi |
Tấn |
98.000 |
120.000 |
2. Đàn gia súc (Trâu, Bò thịt, Lợn thịt)
2.1. Số lượng, sản lượng
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
1 |
Số lượng |
Con |
|
|
- |
Trâu |
Con |
130.095 |
133.190 |
- |
Bò thịt |
Con |
318.323 |
324.490 |
- |
Lợn thịt |
Con |
588.802 |
693.242 |
2 |
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
|
|
- |
Thịt trâu |
Tấn |
5.145 |
5.490 |
- |
Thịt bò |
Tấn |
5.577 |
6.210 |
- |
Thịt lợn |
Tấn |
46.565 |
49.440 |
2.2. Vùng chăn nuôi gia súc (Trâu, Bò thịt, lợn thịt)
STT |
Huyện, thành |
Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến |
1 |
TP. Sơn La |
|
2 |
Huyện Thuận Châu |
Chiềng Pha, Phỏng Lái, Phỏng Lăng, Chiềng Ly, Chiềng Bôm, Mường É, Liệp Tè, Mường Bám. |
3 |
Huyện Quỳnh Nhai |
Mường Giôn, Chiềng Bằng, Chiềng Khoang, Nậm Ét, Chiềng Khay, Mường Giàng, Cà Nàng. |
4 |
Huyện Mường La |
Pi Toong, Chiềng Lao, Ngọc Chiến, Mường Chùm, Mường Bú, Mường Trai và thị trấn Ít Ong. |
5 |
Huyện Sông Mã |
Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Nà Nghịu, Yên Hưng, Nậm Ty, Chiềng Sơ, Mường Cai, Mường Sại. |
6 |
Huyện Sốp Cộp |
Mường Và, Mường Lạn, Púng Bánh, Mường Lèo, Sam Kha, Nậm Lạnh, Dồm Cang. |
7 |
Huyện Mai Sơn |
Mương Bằng, Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Tà Hộc. |
8 |
Huyện Yên Châu |
Chiềng Đông, Chiềng Pằn, Chiềng Khoi, Chiềng Hặc, Tú Nang, Phiêng Khoài. |
9 |
Huyện Mộc Châu |
Chiềng Sơn, Quy Hướng, Tà Lại, Tân Hợp, Tân Lập, Hua Păng, Lóng Sập. |
10 |
Huyện Vân Hồ |
Chiềng Khoa, Lóng Luông, Mường Tè, Song Khủa, Tân Xuân, Vân Hồ, Xuân Nha, Chiềng Xuân. |
11 |
Huyện Bắc Yên |
Pắc Ngà, Song Pe, Phiêng Côn, Chiềng Sại, Mường Khoa, Hồng Ngài, Chim Vàn. |
12 |
Huyện Phù Yên |
Tường Hạ, Đá Đỏ, Sập Xa, Kim Bon, Suối Bau, Suối Tọ, Mường Bang, Mường Do, Mường Lang, Tân Lang, Mường Cơi, Mường Thải, Huy Tân, Quang Huy, Huy Thượng, Huy Bắc, Huy Tường, Tường Phù, Gia Phù. |
3. Đàn gia cầm (Gà, thủy cầm)
3.1. Số lượng, sản lượng
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
1 |
Số lượng |
|
|
|
- |
Gà |
Con |
5.750.000 |
6.800.000 |
- |
Thủy cầm |
Con |
1.180.000 |
996.400 |
2 |
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
12.733 |
20.690 |
3 |
Sản lượng trứng |
Triệu quả |
80 |
150 |
3.2. Vùng chăn nuôi gia cầm (Gà, thủy cầm)
STT |
Địa điểm |
Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến |
1 |
TP. Sơn La |
|
2 |
Huyện Thuận Châu |
Chiềng Pha, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Bon Phặng, Mường É, Mường Khiêng, Bó Mười. |
3 |
Huyện Quỳnh Nhai |
PM Pha Khinh, Mường Giôn, Chiềng Khay, Mường Giàng, Mường Sại, Chiềng Khoang, Nậm Ét. |
4 |
Huyện Mường La |
Mường Chùm, Mường Bú, Nặm Păm, Pi Toong, Hua Trai, Chiềng Lao, Ngọc Chiến. |
5 |
Huyện Sông Mã |
Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Mường Cai, Huổi Một, nà Nghịu, Chiềng Phung, Mường Lầm, Chiêng En. |
6 |
Huyện Sốp Cộp |
Mường Và, Mường Lạn, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Sốp Cộp. |
7 |
Huyện Mai Sơn |
Mường Bằng, Chiềng Ban, Chiềng Mung, Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Lương, Nà Ớt. |
8 |
Huyện Yên Châu |
Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Tú Nang, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn. |
9 |
Huyện Mộc Châu |
Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Đông Sang, Mường Sang, Tà Lại, Tân Hợp, Tân Lập. |
10 |
Huyện Vân Hồ |
Quang Minh, Mường Tè, Song Khủa, Suối Bàng, Liên Hòa, Chiềng Yên, Lóng Luông. |
11 |
Huyện Bắc Yên |
Pắc Ngà, Chim Vàn, Song Pe, Mường Khoa, Chiềng Sại, Tạ Khoa, Phiêng Ban. |
12 |
Huyện Phù Yên |
Huy Tân, Quang Huy, Huy Hạ, Huy Tường, Tường Phù, Gia Phù, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Bang, Mường Do, Mường Thải, Mường Lang, Huy Thượng, Huy Bắc, Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Phong, Suối Bau, Kim Bon, Suối Tọ. |
1 Tính đến 7/2019, Việt Nam đã tham gia, ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước EU (EVF TA),... và đang đàm phán 03 Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác.