Quyết định 133-TTg năm 1981 về việc triệt để thực hiện tiết kiệm xăng dầu và chống lấy cắp xăng dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 133-TTg
Ngày ban hành 06/06/1981
Ngày có hiệu lực 21/06/1981
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Đỗ Mười
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 133-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 1981

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 133-TTG NGÀY 6-6-1981 VỀ TRIỆT ĐỂ THỰC HIỆN TIẾT KIỆM XĂNG DẦU VÀ CHỐNG LẤY CẮP XĂNG DẦU

Để triệt để thực hiện việc tiết kiệm xăng dầu, khắc phục có hiệu quả những thiếu sót trong việc quản lý sử dụng xăng dầu, ngăn chặn tệ nạn lấy cắp xăng dầu của Nhà nước;

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành các biện pháp sau đây;

1. Quản lý chặt chẽ kế hoạch cấp phát và sử dụng xăng dầu.

Thủ trưởng các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và thủ trưởng cơ quan, đơn vị dùng xăng dầu có trách nhiệm quản lý chặt chẽ xăng dầu ngay từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu phân phối, sử dụng; tổ chức quyết toán việc tiêu dùng xăng dầu trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị. Phải soát xét các công việc dùng xăng dầu, việc gì cần thì cho dùng, việc không cần hoặc có thể dùng phương tiện khác thay thế thì kiên quyết không cho dùng xăng dầu.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Vật tư có trách nhiệm phối hợp thẩm tra xem xét cụ thể nhu cầu xăng dầu của các ngành, các địa phương và các đơn vị dùng nhiều xăng dầu để duyệt kế hoạch chặt chẽ và phân phối chính xác. Bộ Vật tư có trách nhiệm chỉ cung ứng xăng dầu theo kế hoạch được duyệt, không cấp phát xăng dầu ngoài kế hoạch nếu không có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời có quyền đình chỉ cấp phát hoặc cắt giảm kế hoạch xăng dầu đối với những đơn vị vi phạm chính sách hoặc tiêu chuẩn định mức sử dụng xăng dầu.

2. Tiết kiệm xăng dầu trong các ngành sản xuất.

Ngoài những công việc được ưu tiên cấp xăng dầu như đã quy định trong Chỉ thị số 9-TTg ngày 8-1-1981 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước chỉ phân phối xăng dầu theo khả năng thực tế cho các nhu cầu sau đây:

- Trong sản xuất nông nghiệp, chỉ dành xăng dầu cho số diện tích thật sự phải làm đất bằng máy kéo vì thiếu trâu, bò hoặc vì nhu cầu tăng vụ, cho những nơi cần chống úng, hạn lớn không thể giải quyết được bằng thủ công. Việc đầu tư thêm thiết bị cho nông nghiệp phải được tính toán cân nhắc về khả năng cân đối xăng dầu.

- Trong sản xuất công nghiệp, các Bộ, các địa phương phải soát lại các định mức xăng dầu và áp dụng các biện pháp kinh tế - kỹ thuật để hạ định mức tiêu dùng xăng dầu cho một đơn vị sản phẩm, trước hết là định mức cho các máy phát điện, các lò hơi, lò nung chạy dầu, các xe tải và thiết bị trong công nghiệp khai thác...

Không cấp xăng dầu cho những mặt hàng không có hiệu quả kinh tế. Đối với những cơ sở sản xuất có nồi hơi, lò nung chạy bằng nhiên liệu lỏng có thể cải tạo thiết bị để chuyển sang dùng than thì Nhà nước cấp vốn đầu tư để cải tạo thiết bị.

- Trong xây dựng, ưu tiên dành xăng dầu cho các công trình trọng điểm của Nhà nước. Cắt giảm xăng dầu ở những khâu có thể dùng lao động thủ công thay cho máy móc, nhất là vận chuyển vật liệu ở gần.

- Trong các ngành vận tải, sản xuất điện, khai thác cá, các Bộ Giao thông vận tải, Điện lực, Hải sản căn cứ Chỉ thị số 78-TTg ngày 2-3-1979 và Nghị đinh số 14-CP ngày 27-5-1960 của Hội đồng Chính phủ và quyết định này để quy định cụ thể những việc trong ngành được sử dụng xăng dầu, đồng thời phải đề ra các biện pháp hạ định mức tiêu dùng xăng dầu.

3. Về quản lý xăng dầu trong lưu thông cung ứng.

Các đơn vị vận tải xăng dầu và cung ứng xăng dầu phải phấn đấu giảm đến mức thấp nhất mức hao hụt trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và cấp phát xăng dầu; cải tiến mạng lưới và phương thức cung ứng hợp lý để tiết kiệm xăng dầu cho cơ quan được cung ứng.

Các cơ quan quản lý vận tải và cung ứng phải quy định rõ định mức hao hụt và trách nhiệm quản lý cụ thể trong từng khâu, từng đơn vị vận tải và cung ứng xăng dầu.

Tăng cường công tác kiểm ta và bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện. thiết bị, các kho bể và đường ống dẫn xăng dầu khỏi hư hỏng, rò rỉ, hao hụt quá mức.

Cơ quan đo lường thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật có trách nhiệm giúp các ngành kinh tế chấn chỉnh công tác đo lường xăng dầu nhằm bảo đảm cân đong chính xác, thống nhất và có căn cứ để thực hiện các định mức.

4. Tiết kiệm xăng dầu trong quân đội và lực lượng an ninh.

Các Bộ Quốc phòng, Nội vụ cần quy định rõ định mức xăng dầu dành cho từng nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đặc biệt, như bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, tuần tra... đồng thời phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện.

5. Tiết kiệm xăng dầu trong khu vực hành chính sự nghiệp và dân dụng.

Việc sử dụng ô-tô con phải theo đúng quy định của Chỉ thị số 293-TTg ngày 5-9-1975. Trong phạm vi số lượng xe được trang bị theo tiêu chuẩn, từng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức sử dụng xe hợp lý và tiết kiệm nhất.

Việc cấp xăng dầu cho xe ô-tô con sẽ tuỳ theo khả năng xăng dầu hàng năm mà xác định chặt chẽ nhu cầu và số lượng cấp cho từng cơ quan.

Nghiêm cấm lấy xăng dầu của sản xuất để dùng cho xe con các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Cấm lưu hành những loại xe du lịch của Mỹ sản xuất có mức tiêu hao xăng dầu trên 20 lít/100 kilômét. Cơ quan có loại xe này phải giao lại cho Bộ Vật tư. Nếu các loại xe này chạy trái phép trên đường thì công an có trách nhiệm giữ lại để xử lý.

Vận động nhân dân và công nhân, viên chức có mô-tô và xe gắn máy tạm thời sử dụng những loại phương tiện khác để tiết kiệm xăng dầu (như đi xe ô-tô công cộng, xe đạp, đi bộ...).

6. Chống lấy cắp và mua bán xăng dầu trái phép.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ