Chỉ thị 293-TTg về phân phối, sử dụng và quản lý ô tô con trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước và các đoàn thể do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 293-TTg |
Ngày ban hành | 05/09/1975 |
Ngày có hiệu lực | 20/09/1975 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Giao thông - Vận tải |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIÊT
|
Số: 293-TTg |
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 1975 |
Ô-tô con (dưới đây gọi tắt là xe con) là phương tiện công tác cần thiết cho cơ quan, xí nghiệp Nhà nước. Nhưng từ xe đến phụ tùng, xăng dầu đều phải nhập khẩu ; hàng năm, việc nhập khẩu xe, phụ tùng gặp nhiều khó khăn, nên không thể sử dụng một cách rộng rãi.
Năm 1960, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc sử dụng và quản lý xe con trong các cơ quan xí nghiệp, Nhà nước (các công văn số 138-TTg ngày 25-6-1960, số 413-TTg ngày 13-11-1961 và công văn số 2182-KT4 ngày 29-10-1971), nhưng việc thi hành ở các ngành, các cấp chưa được nghiêm chỉnh.
Một số cơ quan trung ương và một số địa phương đã bố trí xe dùng riêng cho cả cán bộ không có tiêu chuẩn ; một số cán bộ lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp, công trường, trường học, bệnh viện, v.v…còn sử dụng xe con vào những việc không thích đáng, vào việc riêng, không đúng với chế độ đã quy định, gây suy bì, thắc mắc giữa nơi này với nơi khác.
Việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng xe không được cẩn thận, chu đáo, làm xe chóng hỏng, phải sửa chữa luôn hoặc chưa đến hạn đã phải thay xe mới nên rất tốn kém cho ngân quỹ.
Vì vậy, để vừa đảm bảo nơi công tác, thực hành tiết kiệm, nhất là ngoại tệ chi vào việc nhập xe, phụ tùng và xăng dầu ; đồng thời để giữ mối quan hệ tốt trong nội bộ các cơ quan, xí nghiệp ; giữa cán bộ và nhân dân, Thủ tướng Chính phủ quy định việc phân phối và quản lý xe con như sau.
I. TIÊU CHUẨN PHÂN PHỐI XE CON
1. Về xe con kiểu du lịch :
a) Các bộ trưởng và cán bộ giữ chức vụ được nhà nước quy định tương đương bộ trưởng được dùng riêng 1 xe để phục vụ công tác ;
b) Các đồng chí Bí thư khu ủy và Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy và chủ tịch Ủy ban hành chính các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương được dùng 1 xe riêng để phục vụ công tác ; nhưng không cùng loại xe cấp cho bộ trưởng và cán bộ giữ chức vụ tương đương bộ trưởng ở các cơ quan trung ương ;
c) Các đồng chí thứ trưởng, tổng cục phó, ủy viên các Ủy ban Nhà nước và cán bộ giữ chức vụ tương đương với cấp thứ trưởng ở các cơ quan trung ương được dùng xe con để phục vụ công tác, nhưng không có tiêu chuẩn dùng xe riêng, mà ít nhất từ 2 người trở lên đi chung một xe do cơ quan thống nhất quản lý.
Ngoài công tác hàng ngày, các đồng chí có tiêu chuẩn được dùng xe con vừa nói trên (a,b,c) còn được dùng xe con đi chữa bệnh, đi nghỉ phép, đi thăm bố, mẹ, vợ, con ốm đau và người thân thuộc ốm đau.
2. Về xe com-măng-ca :
Chủ yếu là để phục vụ công tác của cán bộ cấp vụ, cán bộ giữ chức vụ tương đương cấp vụ ở các cơ quan trung ương và cán bộ phụ trách các cơ quan tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, khi cần thiết đi công tác xa hoặc có công tác thật cần thiết.
a) Các cơ quan trung ương, tùy theo nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức, khối lượng công tác, phạm vi hoạt động được phân phối như sau : những đơn vị làm công tác nghiên cứu từ 2 đến 3 đơn vị dùng chung một xe ; riêng đối với những đơn vị quản lý phải đi kiểm tra nhiều, thường xuyên đi địa phương, đi cơ sở thì 2 đơn vị dùng chung một xe, và nếu thật cần thiết thì có thể 1 đơn vị được dùng một xe (đơn vị nói ở đây bao gồm các viện, cục, vụ, ban…trực thuộc các Bộ cơ quan ngang Bộ);
b) Các tổng công ty, công ty, các xí nghiệp, nông trường, lâm trường, công trường lớn trực thuộc trung ương sẽ tuỳ theo yêu cầu thực tế, điều kiện hoạt động cụ thể của từng đơn vị mà xem xét và quyết định;
c) Các bệnh viện lớn trực thuộc trung ương và địa phương, các trường đại học tuỳ theo yêu cầu công tác, địa bàn hoạt động, có thể phân phối từ 1 đến 2 xe để dùng trong những trường hợp thật cần thiết ở bệnh viện, (không kể xe cứu thương).
d) Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, tuỳ theo đặc điểm của mỗi địa phương, được phân phối một số xe do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố thống nhất quản lý để dùng chung cho các cơ quan cấp tỉnh, thành (kể cả các Uỷ ban Thường vụ và Phó chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố) ; cá biệt, đối với một số Sở, Ty vì tính chất hoạt động riêng biệt không thể dùng chung xe được, có thể được Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xem xét và quyết định được cấp xe riêng, nhưng phải hết sức hạn chế;
đ) Những huyện có địa bàn rộng, mà các tuyến vận tải công cộng chưa thuận lợi, có thể đựơc phân phối 1 xe để phục vụ công tác chung của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện. Trước mắt, sẽ cấp cho các huyện miền núi, các huyện hợp nhất và tuỳ theo khả năng nhập khẩu hàng năm của Nhà nước, sẽ cấp dần cho các huyện khác.
1. Xe con được cấp riêng cho cơ quan (hoặc thuê của các đoàn xe) để phục vụ các cán bộ có tiêu chuẩn và các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, là để dùng vào việc công nên phải cân nhắc tính chất công việc , luồng đường trước khi quyết định cho dùng xe, trừ các cán bộ có tiêu chuẩn dùng xe, còn nói chung các cán bộ khác, không được dùng xe con trên các tuyến đường đã có phương tiện vận tải công cộng (ôtô, đường sắt, tàu thuỷ), trừ trường hợp có yêu cầu công tác đột xuất, khẩn trương về thời gian.
Nghiêm cấm các cơ quan, xí nghiệp dùng xe con vào những việc tiếp tế thực phẩm, phục vụ sinh hoạt nội bộ, trừ những trường hợp thật cấp bách, có lý do chính đáng thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp... cho phép.
Cán bộ cấp vụ, cục không có tiêu chuẩn dùng xe riêng, không được dùng xe con đi làm việc trong thành phố, trừ khi có việc thật gấp.
Các ngành, các cấp, các đơn vị được cấp xe phải quy định chế độ sử dụng xe chặt chẽ nhằm hết sức tiết kiệm xăng dầu, bảo đảm các yêu cầu công tác trong phạm vi số xăng dầu được Nhà nước cấp phát. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện lấy xăng dầu dự trữ của cơ quan hoặc của Nhà nước để dùng cho nhu cầu thường xuyên.
2. Việc quản lý, bảo quản, bão dưỡng xe con trong cơ quan, xí nghiệp phải được đặt thành chế độ, nội quy cụ thể, mỗi xe phải giao trách nhiệm cho một người lái chuyên trách và tổ chức nơi để xe chung cho cả đơn vị, quy định cụ thể và kiểm tra việc chấp hành các chế độ bảo quản, bảo dưỡng, không để xe chóng bị hư hỏng.
Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải cùng phối hợp nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ thưởng phạt về bảo quản xe, nhằm khuyến khích người lái xe giữ gìn, bảo quản xe tốt, tiết kiệm xăng dầu và lái xe an toàn và thi hành chế độ trách nhiệm, vật chất, nếu vì thiếu trách nhiệm mà để xe đâm đổ, hư hỏng.
3. Các cơ quan được giao trách nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc phân phối, cấp phát xe phải quán triệt tinh thần tiết kiệm và phải quản lý chặt chẽ về tiêu chuẩn, chế độ; nếu không đúng tiêu chuẩn và chế độ được cấp xe thì không cấp, xe đang dùng chưa đến hạn phải thay thế nếu bị hư hỏng mà còn sửa chữa để dùng thì không cấp xe mới; xe đến hạn phải thay thế trước, cấp trước,v.v...