Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2030

Số hiệu 1318/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/05/2024
Ngày có hiệu lực 06/05/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nghiêm Xuân Cường
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1318/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 06 tháng 5 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2023-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 928/TTr-KHĐT ngày 29/3/2024 và ý kiến thống nhất của các thành viên UBND tỉnh (theo văn bản lấy kiến thành viên UBND tỉnh số 1308/VP.UBND-QHTN&MT ngày 24/4/2024).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Chủ đề và nhiệm vụ

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh gồm 18 chủ đề, 62 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 35 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể như sau:

a) 18 chủ đề bao gồm:

(1) Xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh; tích hợp tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; bao gồm: 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(2) Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai theo các cấp, các ngành nhằm nâng cao năng lực chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai (tích hợp chính sách, huy động nguồn lực...), bao gồm: 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(3) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và mức độ xanh hóa của nền kinh tế, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 1 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(4) Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức, bao gồm: 9 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(5) Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh, bao gồm: 4 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 3 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(6) Huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 6 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(7) Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 6 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(8) Hội nhập và hợp tác quốc tế, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(9) Năng lượng: phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng, bao gồm: 4 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(10) Công nghiệp, bao gồm: 5 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 4 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(11) Giao thông vận tải và dịch vụ logistics, bao gồm: 5 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 4 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(12) Xây dựng: Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, bao gồm: 4 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(13) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: 4 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 5 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(14) Quản lý chất thải: Tăng cường công tác quản lý chất thải; Thực hiện chính sách ưu đãi, các chương trình, dự án quản lý chất thải, tập trung vào giảm thiểu, thu gom, phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương với sự tham gia của các bên liên quan và người dân, bao gồm: 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

(15) Quản lý chất lượng không khí: Ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh các chất ô nhiễm không khí đối với các ngành, lĩnh vực và tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng không khí, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 2 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(16) Tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững: Đẩy mạnh mua sắm công xanh, dịch vụ công xanh và các chương trình dán nhãn để điều chỉnh hành vi tiêu dùng bao gồm: 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 2 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

(17) Y tế: Xây dựng nền y tế xanh, thông minh, bền vững, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.

[...]