Quyết định 1317/QĐ-UBND năm 2008 quy định trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Số hiệu 1317/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/09/2008
Ngày có hiệu lực 11/09/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Lê Trọng Quảng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1317/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 11 tháng 9 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: QUY ĐỊNH TRỢ CẤP GẠO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TRỒNG RỪNG THAY THẾ NƯƠNG RẪY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số: 100/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 52 /2008/TTLT-BNN- BTC ngày 14 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 233/TTr-SNN-LN ngày 04 tháng 8 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn tỉnh Lai Châu; cụ thể như sau:

I. THỜI HẠN, MỨC TRỢ CẤP VÀ PHƯƠNG THỨC TRỢ CẤP GẠO:

1.Thời hạn trợ cấp:

Bắt đầu từ khi ngừng canh tác nương rẫy để chuyển sang trồng rừng đến khi có thu nhập thay thế, thời hạn là 7 năm.

2. Mức trợ cấp:

Mức trợ cấp gạo xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi sang trồng rừng, cụ thể như sau:

- Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều nhưng tham gia chuyển đổi với diện tích nương rẫy ít, thì mức trợ cấp theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi, mỗi ha 700 kg/năm.

- Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu ít nhưng tham gia chuyển đổi với diện tích nương rẫy nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu, bình quân là 10 kg/tháng, cụ thể áp dụng cho các vùng như sau:

+ Vùng I, mức trợ cấp gạo là: 7 kg/khẩu/tháng.

+ Vùng II, mức trợ cấp gạo là: 10 kg/khẩu/tháng.

+ Vùng III, mức trợ cấp gạo là: 12 kg/khẩu/tháng.

Riêng các xã vùng I nhưng có bản thuộc vùng II, III và các xã vùng II nhưng có bản vùng III vẫn được hưởng theo chế độ vùng tương ứng và ngược lại. Việc phân vùng được xác định theo các Quyết định của Uỷ ban dân tộc số: 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 11 năm 2006 về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; số: 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06 tháng 9 năm 2007 về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

3. Phương thức trợ cấp:

a) Loại gạo trợ cấp là loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhân dân hoặc được sản xuất tại địa phương, độ ẩm không quá 14%, không có sâu mọt, nấm, mốc.

b) Chủ đầu tư tổ chức cấp gạo trực tiếp cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ 03 (ba) tháng một lần tại trung tâm xã:

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC TRỢ CẤP GẠO

1.Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm về hiệu quả việc trợ cấp gạo và trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy tại địa phương.

Chỉ đạo việc điều chỉnh bổ sung và xây dựng Dự án cơ sở của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

b) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Dự án, tổng hợp nhu cầu trợ cấp gạo hàng năm.

[...]