ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2019/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 12 tháng 4 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG,
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG TRỤ NƯỚC CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa
cháy ngày 29/6/2001;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an hướng dẫn thực
hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc
Công an tỉnh tại Tờ trình số 312/CAT-PV01-PC07 ngày 28/01/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng
trụ nước chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2.
Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2019.
Điều 3.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ngân
|
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, BẢO
DƯỠNG TRỤ NƯỚC CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 12/4/2019 của
UBND tỉnh Quảng Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định về
trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng trụ
nước chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý,
sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng trụ nước chữa cháy trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, một số từ
ngữ được hiểu như sau:
- “Doanh nghiệp cấp nước”
là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có đăng ký hoạt động chuyên ngành
cung cấp nước sạch.
- “Lực lượng chữa cháy tại
chỗ” bao gồm lực lượng dân phòng, lực lượng chữa cháy cơ sở, lực lượng chữa
cháy chuyên ngành được giao nhiệm vụ chữa cháy tại địa phương, khu vực, cơ sở.
- “Mạng lưới cấp nước” là
toàn bộ các đường ống cái, ống nhánh, các hầm van, khóa, đồng hồ nước và các
thiết bị cấp nước phụ trợ khác do doanh nghiệp cấp nước quản lý.
- “Trụ nước chữa cháy” còn
gọi là trụ cứu hỏa, là thiết bị chuyên dùng được lắp đặt vào hệ thống đường ống
nước để lấy nước phục vụ chữa cháy. Trụ nước chữa cháy được chia làm 02 loại:
Trụ chữa cháy nổi (trụ nổi) và trụ chữa cháy ngầm (trụ ngầm). Trụ chữa cháy bao
gồm các bộ phận, màu sắc, kích thước theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379-1998:
Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
Điều 4. Sử
dụng trụ nước chữa cháy
Chỉ có doanh nghiệp cấp nước và
Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công
an tỉnh được mở trụ để kiểm tra áp lực nước, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, thay
thế trụ. Cảnh sát PCCC, lực lượng chữa cháy tại chỗ được mở nắp trụ nước chữa
cháy lấy nước để phục vụ chữa cháy hoặc để diễn tập theo phương án chữa cháy
trong khu vực. Nghiêm cấm mọi hành vi lấy nước từ các trụ nước chữa cháy mà
không vì mục đích phục vụ công tác PCCC.
Chương II
TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TRỤ NƯỚC CHỮA CHÁY
Điều 5.
Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh
1. Tiếp nhận, sử dụng các trụ
nước chữa cháy; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình trạng hoạt động của trụ
nước chữa cháy trên địa bàn toàn tỉnh, thông báo doanh nghiệp cấp nước để sửa
chữa, duy tu bảo dưỡng, thay thế trụ kịp thời nhằm bảo đảm phục vụ tốt công tác
cấp nước chữa cháy.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố để hướng dẫn, phổ biến,
tuyên truyền và kiểm tra việc thực hiện quy định của UBND tỉnh về quản lý, sử dụng,
bảo quản, bảo dưỡng các trụ nước chữa cháy trong phạm vi địa phương.
3. Thẩm duyệt thiết kế, nghiệm
thu về PCCC đối với hệ thống cấp nước chữa cháy của các dự án quy hoạch xây dựng
mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên
quan đến PCCC của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp đúng quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kiểm tra nhằm phát
hiện kịp thời các hành vi xâm phạm, gây hư hỏng làm mất tác dụng của trụ nước
chữa cháy để xử phạt theo thẩm quyền quy định hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều
tra để truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, lực lượng chữa
cháy tại chỗ, tổ dân phố, các hộ gia đình và từng người dân tổ chức quản lý, bảo
vệ an toàn trụ nước chữa cháy.
6. Tham mưu cho Công an tỉnh
giúp UBND tỉnh kiểm tra năng lực đơn vị thi công, lắp đặt trụ nước chữa cháy mới
đảm bảo theo quy định về PCCC.
Điều 6.
Trách nhiệm của doanh nghiệp cấp nước
1. Bảo đảm nguồn nước đầy đủ,
liên tục, truyền dẫn đến trụ nước chữa cháy phục vụ cho PCCC, điều phối mạng lưới
cấp nước để tăng áp lực nước chữa cháy tại các địa điểm, khu vực khi có yêu cầu
của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH. Trường hợp có sự cố đột xuất cần ngưng nước để
sửa chữa, doanh nghiệp cấp nước phải thông báo kịp thời cho Phòng Cảnh sát PCCC
và CNCH.
2. Thường
xuyên, định kỳ kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, bổ sung trụ nước
chữa cháy theo quy định. Tiếp nhận thông tin liên quan đến các sự cố hư hỏng trụ
nước chữa cháy để nhanh chóng khắc phục, bảo đảm việc cung cấp nước cho công
tác PCCC được đầy đủ và liên tục. Bàn giao các trụ nước chữa cháy cho Phòng Cảnh
sát PCCC và CNCH sau khi đã sửa chữa, thay thế, bổ sung đảm bảo đúng theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chỉ đạo
Thanh tra xây dựng trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý những hành vi xâm phạm
trụ nước chữa cháy theo thẩm quyền quy định.
2. Trong phạm
vi quyền hạn, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Phòng Cảnh sát
PCCC và CNCH tổ chức thực hiện các quy định về PCCC trong quản lý, sử dụng, bảo
quản, bảo dưỡng trụ nước chữa cháy.
3. Tham mưu
cho UBND tỉnh trong công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng nguồn nước sử dụng
cho hoạt động PCCC. Rà soát lập, bổ sung quy hoạch các trụ nước chữa cháy tại
các tuyến đường, khu dân cư; các bến lấy nước tại các khu vực, địa bàn có ao hồ,
sông ngòi chưa được lắp đặt trên địa bàn toàn tỉnh để thuận tiện cho việc khai
thác, sử dụng phục vụ công tác chữa cháy. Phối hợp Công an tỉnh, doanh nghiệp cấp
nước lập dự toán kinh phí đầu tư, xây dựng trụ nước chữa cháy trên địa bàn tỉnh,
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh.
4. Cấp phép
xây dựng cho các dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư,
khu công nghiệp; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có
liên quan đến PCCC của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp sau khi có Giấy chứng
nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và xác nhận nghiệm thu hoàn thành sau khi có
văn bản nghiệm thu của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố
1. Phối hợp
với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng để
phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền việc thực hiện quy định của UBND tỉnh về quản
lý và bảo vệ trụ nước chữa cháy.
2. Chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn, Công an địa phương tổ chức bảo vệ các trụ nước
chữa cháy trong phạm vi địa bàn. Xử lý những hành vi vi phạm các quy định về
PCCC theo thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn
1. Tổ chức
phổ biến, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức tham gia thực hiện các quy định
pháp luật về quản lý, bảo quản trụ nước chữa cháy. Xử lý những hành vi vi phạm
các quy định về PCCC theo thẩm quyền.
2. Xây dựng phong trào toàn dân
tích cực tham gia bảo vệ an toàn, đồng thời tố giác cho cơ quan Công an truy
xét các hành vi xâm phạm, phá hoại trụ nước chữa cháy để có biện pháp xử lý
nghiêm minh.
3. Thông báo ngay cho Phòng Cảnh
sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, doanh nghiệp cấp nước về những sự cố, hư hỏng trụ
nước chữa cháy để kịp thời sửa chữa, nhằm bảo đảm việc cung cấp nước PCCC được
đầy đủ, liên tục.
Chương
III
KINH PHÍ
Điều 10.
Kinh phí kiểm tra, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế trụ nước chữa cháy và
kinh phí cấp nước từ trụ nước chữa cháy phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa
cháy
1. Kinh phí kiểm tra, duy tu bảo
dưỡng, sửa chữa, thay thế, bổ sung trụ nước chữa cháy do ngân sách tỉnh cấp
theo cơ chế khoán chi phí hàng năm cho doanh nghiệp cấp nước và có điều chỉnh
cho phù hợp khi cần thiết.
2. Kinh phí thi công, lắp đặt
trụ nước chữa cháy mới tại các tuyến đường, khu dân cư, khu đô thị, khu công
nghiệp sau thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hànhdo chủ đầu tư bố trí
theo thiết kế dự toán đã được phê duyệt.
3. Nước phục vụ cho hoạt động
PCCC bao gồm: Nước dùng cho huấn luyện, diễn tập và chữa cháy. Kinh phí cấp nước
từ trụ nước chữa cháy phục vụ cho hoạt động PCCC được ngân sách tỉnh cấp hàng
năm theo dự trù của doanh nghiệp cấp nước, căn cứ vào nhu cầu của Phòng Cảnh
sát PCCC và CNCH Công an tỉnh. Hàng tháng, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an
tỉnh căn cứ vào kết quả công tác huấn luyện, diễn tập và chữa cháy thông báo khối
lượng nước đã sử dụng cho các doanh nghiệp cấp nước để làm cơ sở tính chi phí
phục vụ cho công tác PCCC và thanh quyết toán theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành và các đơn
vị có liên quan
Căn cứ khả
năng ngân sách tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thẩm
định dự toán kinh phí đầu tư, xây dựng trụ nước chữa cháy trên địa bàn tỉnh do
Sở Xây dựng, Công an tỉnh và doanh nghiệp cấp nước xây dựng, trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Các cơ quan, ban ngành và các
đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hỗ trợ và tạo
điều kiện cho cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện tốt Quy định này; đồng thời
tổ chức thực hiện việc bảo vệ trụ nước chữa cháy trong phạm vi đơn vị mình.
Điều 12. Tổ
chức thực hiện
Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc
Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc
doanh nghiệp cấp nước, chủ đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và thủ trưởng các cơ quan, ban,
ngành có liên quan căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm hướng dẫn,
tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị phản ánh về Công an tỉnh (qua Phòng
Cảnh sát PCCC và CNCH) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.