Quyết định 13/2012/QĐ-UBND về nội dung chi, mức chi và việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý,rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 13/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/02/2012
Ngày có hiệu lực 20/02/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Thái Văn Hằng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2012/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 10 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ NỘI DUNG CHI, MỨC CHI VÀ VIỆC LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Ngân sách nhà nước ngày 27/12/2002; Luật Kế toán ngày 17/6/2003;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về nội dung chi, mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 65/TTr-STP ngày 19/01/2012 và đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 195/STC-HCSN ngày 09/02/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định nội dung chi, mức chi; việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ban hành theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL theo yêu cầu, kế hoạch.

Điều 2. Nội dung chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL

Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL được sử dụng để chi cho các nội dung sau:

1. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn về kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại cơ quan kiểm tra.

2. Chi công tác phí cho các thành viên tham gia đoàn công tác thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực; kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

3. Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

4. Chi lấy ý kiến chuyên gia: Trong trường hợp văn bản được kiểm tra, rà soát thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật, thì Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc Trưởng phòng Tư pháp quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia.

5. Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, theo địa bàn, theo ngành, lĩnh vực; báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật.

6. Chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra văn bản khi phát hiện văn bản trái pháp luật. Trường hợp nếu có chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra văn bản thì không thực hiện chế độ chi hỗ trợ kiểm tra văn bản theo quy định này.

8. Chi tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản:

a) Chi hợp đồng có thời hạn với cộng tác viên kiểm tra văn bản; chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản theo hợp đồng khoán việc tính trên số lượng văn bản xin ý kiến.

b) Chi thanh toán công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực.

9. Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản:

a) Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản; chi rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ.

b) Chi tổ chức thu thập, phân loại, xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản; trang bị sách, báo, tạp chí.

[...]