Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2020”

Số hiệu 1290/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/10/2017
Ngày có hiệu lực 26/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Đỗ Ngọc An
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1290/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 26 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017 - 2020” (Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ; (B/c)
- TT. HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học và Công báo;

- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đỗ Ngọc An

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 1290/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Cùng với sự phát triển của xã hội, công tác thanh tra ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, trong giai đoạn hiện nay và trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực thi Hiến pháp năm 2013, điều đó đã và đang đặt ra, đòi hỏi công tác thanh tra phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước cũng như những đòi hi, kỳ vọng của xã hội và Nhân dân.

Trong những năm qua công tác thanh tra luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, hoạt động thanh tra đã có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả tích cực, kế hoạch thanh tra hàng năm đã bám sát vào định hướng của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh, thanh tra có trọng tâm, trọng đim, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương tập trung vào các lĩnh vực, những vn đ bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm. Các cuộc thanh tra được tiến hành đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cơ bản đã được các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện, tỷ lệ thu hồi sau thanh tra đạt khá cao, thông qua hoạt động thanh tra đã kịp thời phát hiện và xử lý thu hồi sai phạm, phát hiện sơ h trong cơ chế quản lý, chính sách để kiến nghị với cơ quan nhà nước biện pháp khắc phục, phòng ngừa, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, Nhân dân, qua đó đã tăng cường kỷ luật tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thanh tra cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước và những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặt ra. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có nội dung chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm, còn chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Chất lượng một số cuộc thanh tra có nội dung chưa đáp ứng yêu cầu, qua thanh tra chưa phát hiện được hành vi tham nhũng, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tội phạm chuyển cơ quan điều tra, chưa có nhiều kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra còn chưa triệt để, chưa quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, công tác xây dựng lực lượng ngành Thanh tra đã được cp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, song còn chậm, kỹ năng nghiệp vụ của một bộ phận công chức thanh tra còn hạn chế, tính chuyên nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao; nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động thanh tra còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra, phòng, ngừa tham nhũng hiện nay. Việc quản lý, lưu trữ các hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa khoa học, mang tính chất thủ công vì vậy gây khó khăn trong công tác tìm kiếm, tổng hợp số liệu, khai thác, tra cứu các tài liệu của Ngành.

Trên cơ sở những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển Thanh tra Việt Nam trong thời gian tới, nhất là triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra Việt Nam đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra Lai Châu hiện nay, vì vậy việc xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017 - 2020” là cn thiết nhằm xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Lai Châu “đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, hiệu quả” góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ s lý luận

Thanh tra là công cụ của quản lý nhà nước, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, ở đâu có Nhà nước thì ở đó có thanh tra, kiểm tra, giám sát. Lênin nói: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra; quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai”. Người đã nhiều lần khẳng định vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra và đề cập đến việc kiểm tra, thanh tra các mệnh lệnh, chỉ thị được thực hiện trên thực tế đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của ngành Thanh tra Việt nam. Nói đến vị trí, vai trò của công tác thanh tra, Bác nêu quan điểm “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thanh tra trong hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội, Người ví thanh tra quan trọng như tai và mắt của con người, như một bộ phận cấu thành của cơ thể con người là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp cho con người phát triển trí tuệ. Điều đó có nghĩa là cũng giống như tai, mắt của cơ thể con người. Thanh tra được xem là một bộ phận cấu thành hữu cơ của cơ quan quản lý nhà nước là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý nhà nước, giữa chúng không có khoảng cách. Bởi quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà không có thanh tra, kiểm tra xem như không có quản lý. Nếu tách rời tai, mắt ra khỏi cơ thể con người, tách khỏi phương tiện nhận thức phát triển của con người ra khỏi cơ thể của con người.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ