Quyết định 1266/QĐ-BTP năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1266/QĐ-BTP
Ngày ban hành 03/06/2014
Ngày có hiệu lực 03/06/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Vi phạm hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1266/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chức năng

1. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

2. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.

2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

3. Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao.

4. Theo dõi, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật và đề xuất các phương án xử lý bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật theo quy định của pháp luật.

5. Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

6. Về quản lý xử lý vi phạm hành chính:

a) Hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn nghiệp vụ về áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính; có ý kiến về việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;

d) Kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

đ) Đề xuất với Bộ trưởng kiến nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiến hành thanh tra hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ đề xuất Bộ trưởng xem xét, quyết định thanh tra việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tham gia việc thanh tra theo quy định của pháp luật;

e) Tổng hợp, xây dựng Báo cáo chung về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi toàn quốc.

7. Về theo dõi thi hành pháp luật:

a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc Bộ trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

b) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;

c) Kiến nghị và thực hiện kiểm tra liên ngành, kiểm tra của Bộ về tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

[...]