ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1262/2007/QĐ-UBND
|
Việt
Trì, ngày 31 tháng 5 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN, QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN CÔNG ĐỨC TU BỔ, XÂY DỰNG DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Di
sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Quyết định
số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm
2015;
Xét đề nghị của
Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quy định này về tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng
Di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết
định số 2453/1999/QĐ-UB ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú
Thọ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của
tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thực hiện.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Hải
|
QUY ĐỊNH
VỀ TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN CÔNG ĐỨC
TU BỔ, XÂY DỰNG DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1262/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2007
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các
Vua Hùng có công dựng nước. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hảo tâm
công đức, đóng góp tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng với tấm lòng thành
kính, tri ân công đức tổ tiên đều được khuyến khích, ghi nhận.
Điều 2. Việc công
đức, đóng góp tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng của tổ chức, cá nhân được
thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức dưới đây.
1. Đóng góp trí tuệ
để xây dựng và phát triển Di tích lịch sử Đền Hùng;
2. Công đức đá
quý, kim loại quý và tiền (Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ);
3. Công đức tài sản,
hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá gắn với Di tích lịch sử Đền Hùng;
4. Trực tiếp tham
gia sửa chữa, trùng tu, tôn tạo và xây dựng các hạng mục công trình mới trên cơ
sở thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
5. Đóng góp công sức
lao động.
Điều 3. Mọi tổ chức,
cá nhân có quyền đóng góp tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân liên hệ, lực chọn hình thức đóng
góp, công đức và tổ chức tiếp nhận chu đáo nguồn công đức tu bổ, xây dựng Di
tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 4. Nghiêm cấm tổ
chức, cá nhân lợi dụng việc công đức và tiếp nhận công đức tu bổ, xây dựng Di
tích lịch sử Đền Hùng để thực hiện các mục đích khác trái với quy định của pháp
luật.
Mọi hành vi vi phạm
Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan sẽ bị xử lý theo pháp
luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Khu di tích
lịch sử Đền Hùng là nơi tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng
Di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 6. Phương thức
công đức
Các tổ chức, cá
nhân có thể công đức tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng trực tiếp tại Khu
di tích lịch sử Đền Hùng hoặc công đức gián tiếp thông qua tổ chức, cá nhân
khác. Các tổ chức, cá nhân công đức tu bổ Di tích lịch sử Đền Hùng gián tiếp của
tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm chuyển đúng và đầy đủ nguồn công đức đến
Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 7. Hình thức
ghi nhận công đức
1. Công đức giá trị
10.000.000 đồng (mười triệu đồng) được nhận Phiếu công đức tu bổ Đền Hùng.
2. Công đức từ
10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng),
được ghi tên vào Sổ vàng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
3. Công đức từ
100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đến dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu
đồng), được ghi tên vào sổ vàng, khắc tên vào bia đặt tại Khu di tích lịch sử Đền
Hùng và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen.
4. Công đức từ
500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên được khắc bia tại Khu di tích lịch
sử Đền Hùng và được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng Kỷ niệm chương Hùng
Vương.
5. Công đức trí tuệ
để xây dựng, phát triển Di tích lịch sử Đền Hùng thì tuỳ theo giá trị đóng góp,
được áp dụng một trong các hình thức ghi nhận công đức tại khoản 1,2,3,4, Điều
này.
6. Công đức xây dựng
hạng mục công trình trọn vẹn được áp dụng một trong các hình thức ghi nhận công
đức nêu tại khoản 2,3,4, Điều này và tuỳ theo giá trị công trình được xem xét,
gắn biển tên tổ chức, cá nhân công đức tại công trình.
7. Công đức hiện vật
có ý nghĩa lịch sử - văn hoá được tiếp nhận và lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương;
công đức tài sản hoặc hiện vật có giá trị khác được tiếp nhận và lưu giữ tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tuỳ theo giá trị hiện vật, tài sản công đức sẽ được
áp dụng một trong các hình thức ghi nhận công đức và khen thưởng nêu tại khoản
1,2,3,4, Điều này.
8. Công đức bằng sức
lao động sẽ được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen.
9. Sau khi tiếp nhận
công đức bằng tiền hoặc đá quý, kim loại quý, tài sản, hiện vật ... của tập thể,
cá nhân có giá trị từ 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) trở lên, Khu di tích lịch
sử Đền Hùng có trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và
công bố kết quả công đức trong một năm trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương.
Điều 8. Quản lý, sử
dụng nguồn công đức.
1. Việc quản lý, sử
dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng phải đảm bảo đúng
mục đích, đúng quy định của pháp luật và hiệu quả, trên cơ sở có kế hoạch, dự
án phù hợp vời yêu cầu phát triển của Di tích lịch sử Đền Hùng và đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của các tổ chức, cá nhân công đức.
2. Tiền công đức của
các tổ chức, cá nhân được chuyển vào Ngân sách Nhà nước tại Quỹ tu bổ, xây dựng
Đền Hùng. Quỹ có tài khoản riêng và cấp phát theo kế hoạch do Uỷ ban nhân dân tỉnh
quyết định.
3. Các hiện vật,
đá quý, kim loại quý được xác định giá trị bằng tiền Việt Nam tại thời điểm
giao nhận để làm căn cứ ghi nhận công đức và giao cho Khu di tích lịch sử Đền
Hùng quản lý.
4. Đối với hình thức
công đức bằng công trình xây dựng trong Di tích lịch sử Đền Hùng, được thực hiện
như sau:
a) Công trình do tổ
chức, cá nhân công đức nhưng uỷ nhiệm cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý,
thi công: Trong quá trình thi công tổ chức, cá nhân công đức cấp vốn theo tiến
độ công trình. Sau khi hoàn thành công trình, tổ chức, cá nhân công đức thanh,
quyết toán giá trị công trình theo quy định (tổ chức, cá nhân công đức có thể cử
đại diện tham gia giám sát xây dựng công trình).
b) Đối với công
trình do tổ chức, cá nhân công đức và đảm nhiệm toàn bộ việc thiết kế, thi
công: Tổ chức, cá nhân công đức được nhận dự án sau khi có sự thoả thuận của
Khu di tích lịch sử Đền Hùng và chịu trách nhiệm toàn bộ từ việc: Lập thiết kế,
dự toán, thi công ... đến khi hoàn thành, nghiệm thu, thanh, quyết toán theo
quy định hiện hành và bàn giao công trình cho Khi di tích lịch sử Đền Hùng quản
lý, giám sát việc thiết kế, thi công xây dựng công trình của tổ chức, cá nhân
công đức.
5. Nguồn thu công
đức hàng năm được trích một phần cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng để thực hiện
công tác tuyên truyền vận động, quản lý, sử dụng nguồn công đức.
6. Khoản thu từ
két công đức tu bổ Di tích lịch sử Đền Hùng đặt tại các đền, chùa; tiền đặt lễ
tại đề Tổ Mẫu Âu Cơ và các đền, đài mới xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền
Hùng sau khi nộp Ngân sách Nhà nước được cấp 100% cho Khu di tích lịch sử Đền
Hùng để sử dụng vào việc tu bổ di tích và hoạt động sự nghiệp.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Khu di tích
lịch sử Đền Hùng phối hợp với Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ
chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này để khuyến khích các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tham gia công đức tu bổ, xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền
Hùng.
Điều 10. Khu di
tích lịch sử Đền Hùng có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với các ngành liên
quan tổ chức thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh với Uỷ ban
nhân dân tỉnh (qua Khu di tích lịch sử Đền Hùng), để xem xét, giải quyết và sửa
đổi cho phù hợp.