ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1241/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
07 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TỈNH BẮC GIANG
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, GIAI ĐOẠN 2013-2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010
của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số
243/TTr-SNV ngày 25/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo
Quyết định này Kế hoạch số 244/KH-SNV ngày 25/7/2013 của Sở Nội vụ về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2013-2015.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính; UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có
liên quan có trách nhiệm huy động nguồn vốn đảm bảo thực hiện kế hoạch, giai đoạn
2013-2015. Hàng năm, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cụ thể về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ
quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính; UBND huyện, thành phố và
các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (SNV 05b);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, KT, TH.
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Hải
|
UBND TỈNH BẮC
GIANG
SỞ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 244/KH-SNV
|
Bắc Giang, ngày
25 tháng 07 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TỈNH BẮC GIANG THEO QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTG
NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2013-2015
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020” (phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã);
Căn cứ Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của
Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn
2012-2015;
Căn cứ Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày 29/7/2011 của
Bộ Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đối với các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 để thực hiện
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày
07/12/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 theo Quyết định
số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ nội dung, thời gian triển khai theo bộ
tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức xã do Bộ Nội vụ bàn giao, Sở Nội vụ xây dựng
Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2013-2015
tỉnh Bắc Giang, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã tỉnh Bắc Giang
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ quản lý hành chính; quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi
công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
2. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo
chất lượng, đúng đối tượng, phù hợp với từng chức danh và vị trí việc làm của
cán bộ, công chức xã, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị hiện nay ở cơ sở;
3. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo nguyên tắc:
Vừa làm vừa học, không ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ nhân dân của chính quyền
xã;
4. Các học viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng
phải thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của cơ sở đào tạo, của lớp học đã đề
ra; phải đền bù chi phí đào tạo nếu tự ý bỏ học.
- Cán bộ chuyên trách xã, gồm 11 chức vụ:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy hoặc Thường trực Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức xã, gồm 07 chức danh:
+ Chỉ huy trưởng Quân sự xã;
+ Trưởng Công an xã;
+ Văn phòng - Thống kê;
+ Tư pháp - Hộ tịch;
+ Văn hóa - Xã hội;
+ Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường;
+ Tài chính - Kế toán.
II. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo: Duy trì 04 lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ:
+ 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
(bế giảng tháng 1/2013);
+ 01 lớp cao đẳng ngành Kế toán (bế giảng tháng
5/2013);
+ 01 lớp Đại học ngành Phát triển nông thôn (dự kiến
kết thúc cuối năm 2015);
+ 01 lớp Đại học ngành Kinh tế (dự kiến kết thúc cuối
năm 2015).
b) Bồi dưỡng: Mở 111 lớp về chuyên môn nghiệp vụ
theo nội dung bộ tài liệu của Bộ Nội vụ bàn giao cho Tỉnh.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: không tập trung
(vừa làm, vừa học).
III. Thời gian, số lượng và kinh
phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm:
1. Đào tạo: Duy trì 04 lớp đào tạo đang thực
hiện đến khi kết thúc khóa học là: 3.420.349.000 đồng.
a) Năm 2013: Kinh phí cần để thực hiện duy trì 4 lớp
là: 710.956.500 đồng (đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt).
b) Năm 2014: Kinh phí cần để duy trì 2 lớp là:
1.354.696.250 đồng.
c) Năm 2015: Kinh phí cần để duy trì 2 lớp là:
1.354.696.250 đồng.
2. Bồi dưỡng: Tổng số: 111 lớp, với tổng
kinh phí cần để thực hiện công tác bồi dưỡng: 46.897.667.800 đồng.
a) Năm 2013, Tập huấn: 01 lớp có 60 người là
giảng viên Trường Chính trị tỉnh và cán bộ công chức các sở, ban, ngành tỉnh được
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cử làm giảng viên giảng dạy, kinh phí thực hiện
là: 46.565.500 đồng (Đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt)
b) Năm 2014, mở 57 lớp, số lượng 5.153 học
viên, tổng kinh phí là 24.101.533.500 đồng, cụ thể:
+ Mở 8 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với cán bộ Đảng,
đoàn thể xã; 80 học viên /lớp = 640 học viên, với tổng kinh phí là:
3.997.136.000 đồng.
+ Mở 07 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Chủ tịch,
Phó Chủ tịch HĐND và UBND; 80 học viên /lớp = 560 học viên, với tổng kinh phí
là: 3.497.494.000 đồng.
+ Mở 01 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với trưởng
Công an xã, số lượng 104 học viên, với tổng kinh phí là: 293.007.000 đồng.
+ Mở 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn đối với Chỉ huy trưởng
Quân sự xã, số lượng 104 học viên, với tổng kinh phí là: 468.994.900 đồng.
+ Mở 03 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Địa
chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường; 83 học viên /lớp = 249 học viên,
với tổng kinh phí là: 1.223.709.300 đồng.
+ Mở 03 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Tư pháp
- Hộ tịch, 83 học viên/lớp = 249 học viên, với tổng kinh phí là: 1.147.287.900
đồng.
+ Mở 03 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Tài
chính-kế toán, 83 học viên/lớp = 249 học viên, với tổng kinh phí là: 1.277.974.500
đồng.
+ Mở 03 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Văn
hóa-xã hội, 83 học viên/lớp = 249 học viên, với tổng kinh phí là: 1.168.077.900
đồng.
+ Mở 03 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Văn
phòng-thống kê, 83 học viên/lớp = 249 học viên, với tổng kinh phí là:
737.764.500 đồng.
+ Mở 25 lớp bồi dưỡng về kỹ năng công nghệ thông
tin đối với cán bộ, công chức xã; 100 học viên/ lớp = 2500 học viên, với tổng
kinh phí là: 10.290.087.500 đồng.
c) Năm 2015: Mở 53 lớp, với 4.818 học viên,
tổng kinh phí là: 22.749.570.800 đồng, cụ thể:
+ Mở 10 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với cán bộ
Đảng, đoàn thể xã; 80 học viên /lớp = 800 học viên, với tổng kinh phí là:
4.996.420.000 đồng.
+ Mở 06 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Chủ tịch,
Phó Chủ tịch HĐND và UBND; 80 học viên /lớp = 480 học viên, với tổng kinh phí
là: 2.997.852.000 đồng.
+ Mở 01 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với trưởng
Công an xã, số lượng 104 học viên, với tồng kinh phí là: 293.007.000 đồng.
+ Mở 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn đối với Chỉ huy trưởng
Quân sự xã, số lượng 104 học viên, với tổng kinh phí là: 468.994.900 đồng.
... Xây dựng và môi trường; 83 học viên /lớp
= 166 học viên, với tổng kinh phí là: 815.806.200 đồng.
+ Mở 02 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Tư
pháp-Hộ tịch, 83 học viên/lớp = 166 học viên, với tổng kinh phí là: 764.858.600
đồng.
+ Mở 02 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Tài
chính-kế toán, 83 học viên/lớp=166 học viên, với tổng kinh phí là: 851.983.000
đồng.
+ Mở 02 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Văn
hóa-xã hội, 83 học viên/lớp=166 học viên, với tổng kinh phí là: 778.718.600 đồng.
+ Mở 02 lớp bồi dưỡng về chuyên môn đối với Văn
phòng-thống kê, 83 học viên/lớp=166 học viên, với tổng kinh phí là: 491.843.000
đồng.
+ Mở 25 lớp bồi dưỡng về kỹ năng công nghệ thông
tin đối với cán bộ, công chức xã; 100 học viên/ lớp = 2500 học viên, với tổng
kinh phí là: 10.290.087.500 đồng. (Có biểu dự toán chi tiết kèm theo).
IV. Kinh phí thực hiện:
1. Kinh phí cần để thực hiện công tác đào tạo: Duy
trì 04 lớp đào tạo đang thực hiện đến khi kết thúc khóa học là: 3.420.349.000 đồng
(đã được duyệt 710.965.500 đồng. Còn thiếu để thực hiện là: 2.709.392.500 đồng).
2. Kinh phí cần để thực hiện công tác bồi dưỡng:
46.897.667.800 đồng (đã được duyệt 46.563.500 đồng. Còn thiếu để thực hiện là
46.851.104.300 đồng).
3. Tổng kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là: 50.318.016.800
đồng (đã được duyệt 757.520.000 đồng. Còn thiếu để thực hiện là: 49.560.496.800
đồng).
4. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Do Trung ương cấp cho tỉnh theo Quyết định
1956/QĐ-TTg;
- Do tỉnh cấp cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức.
Nguồn kinh phí của Trung ương cấp hàng năm cho việc
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã còn hạn chế. Do đó, để thực hiện được tốt
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề nghị hàng năm Tỉnh cấp bổ sung từ 2 đến 3 tỷ đồng
phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
V. Tổ chức thực hiện:
1. Căn cứ kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt,
kinh phí được Bộ Nội vụ phân bổ hàng năm, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức xã trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức các lớp bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã nêu tại điểm 2, mục III kế hoạch này; phối hợp với các
cơ quan, đơn vị và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín chất lượng lựa chọn đội
ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trình Chủ tịch UBND tỉnh
quyết định; Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao
đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh, Bộ Nội vụ kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo
quy định.
2. Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu
tư tham mưu giúp UBND tỉnh đề xuất Trung ương cấp kinh phí theo kế hoạch đã được
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, cân
đối, bố trí kinh phí trình UBND tỉnh chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã thuộc chương trình này; giám sát, kiểm tra, quản lý kinh phí có hiệu
quả, phù hợp với tình hình thực tế và theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ
quan có liên quan để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Cử cán bộ, công chức
xã đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; xem xét ý thức trách nhiệm của số cán bộ,
công chức tự ý bỏ học, thu hồi kinh phí đào tạo của đối tượng này theo quy định.
4. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng khác để tổ chức các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch đã được Chủ
tịch UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
Sở Nội vụ đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan
phối hợp có hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch./.