Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030
Số hiệu | 1234/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Tuấn |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1234/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 779/TTr-SXD ngày 12 tháng 6 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở: Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ
VĨNH VIỄN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày … tháng … năm 2017 của UBND
tỉnh Hậu Giang)
Quy định này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, phát triển đô thị theo đúng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Hậu Giang.
- Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia vào hoạt động xây dựng trong phạm vi giới hạn của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 phải thực hiện theo Quy định này.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và chính quyền địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý xây dựng đô thị theo đúng Quy định này.
Điều 3. Quy định về quy mô diện tích và dân số đô thị:
1. Quy định về quy mô diện tích đất xây dựng đô thị:
- Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 390ha.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1234/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 779/TTr-SXD ngày 12 tháng 6 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở: Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ
VĨNH VIỄN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày … tháng … năm 2017 của UBND
tỉnh Hậu Giang)
Quy định này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, phát triển đô thị theo đúng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Hậu Giang.
- Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia vào hoạt động xây dựng trong phạm vi giới hạn của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 phải thực hiện theo Quy định này.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và chính quyền địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý xây dựng đô thị theo đúng Quy định này.
Điều 3. Quy định về quy mô diện tích và dân số đô thị:
1. Quy định về quy mô diện tích đất xây dựng đô thị:
- Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 390ha.
- Những quy định về sử dụng đất trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị này là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.
- Diện tích đất xây dựng đô thị sẽ được phát triển theo từng giai đoạn đến năm 2020 khoảng 260ha, đến năm 2030 khoảng 390ha. Đối với khu trung tâm hiện hữu, các trục đường chính và đường khu vực trong phạm vi quy hoạch, UBND huyện Long Mỹ tổ chức cắm mốc giới để quản lý, đối với khu vực quy hoạch nhưng chưa triển khai thực hiện vẫn được sử dụng như hiện trạng tránh làm xáo trộn cuộc sống người dân, ảnh hưởng an sinh xã hội.
- Các bước lập Quy hoạch chi tiết sau Quy hoạch chung này sẽ cụ thể quy định quản lý về quy mô diện tích đất xây dựng của từng khu chức năng.
2. Quy định về dân số đô thị:
- Dự báo dân số đến năm 2020 khoảng 15.500 người.
- Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 30.000 người.
- Trong phương án quy hoạch được chia làm 3 đơn vị ở, với dân số mỗi đơn vị ở khoảng 8.000 đến 13.000 dân.
Điều 4. Quy định chung về quản lý phát triển không gian đô thị:
1. Quản lý phát triển tổng thể chung toàn đô thị:
- Định hướng phát triển đô thị Vĩnh Viễn là thị trấn huyện lỵ của huyện Long Mỹ, từng bước nâng đô thị Vĩnh Viễn thành đô thị loại IV trong hệ thống đô thị Việt Nam.
- Phát triển đô thị về hướng Đông và hướng Tây dọc theo kênh Mười Thước và hướng Nam dọc theo kênh Mười Ba hướng về xã Lương Tâm.
- Kết hợp giữa cải tạo, nâng cấp các khu vực hiện hữu và phát triển các khu vực mới. Các khu đô thị mới phải đảm bảo tính hiện đại về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Giữ lại và xây dựng các mảng xanh cặp theo các kênh, rạch tạo thành chuỗi công viên kết hợp hài hòa cùng mặt nước tạo nên một đô thị đặc thù vùng sông nước.
2. Quản lý phát triển các trục không gian chính đô thị:
- Khu trung tâm đô thị là khu vực chợ, khu hành chính hiện hữu, được mở rộng phát triển theo các hướng như sau:
+ Hướng chính phía Bắc đô thị: hành lang phát triển là tuyến Đường tỉnh 930 (đường số 1), hai bên đường bố trí các công trình chính như: khu hành chính huyện, quảng trường kết hợp công viên cây xanh, công trình văn hóa, thể dục thể thao cấp huyện để tạo điểm nhấn cho đô thị.
+ Hướng chính phía Nam đô thị: hành lang phát triển là đường số 4, hai bên đường bố trí các công trình chính như: công trình công cộng đa chức năng, trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm đơn vị ở...
+ Hướng chính phía Đông đô thị: hành lang phát triển là Đường tỉnh 931 (đường số 2) hai bên đường bố trí các công trình chính như: công trình công cộng đa chức năng, công viên trung tâm, trung tâm nghiên cứu đào tạo, khu hành chính thị trấn.
+ Hướng chính phía Tây đô thị: hành lang phát triển là đường số 3, hai bên đường bố trí các công trình chính như: khu dân cư thương mại, khu trung tâm đơn vị ở.
3. Khu vực hạn chế phát triển, không được phép xây dựng:
- Các khu vực xung quanh khu đất bố trí đất an ninh, quốc phòng hạn chế việc định hướng phát triển các dự án đầu tư nước ngoài.
- Với những dự án phát triển không gian đô thị về chiều cao trên 45m cần được sự chấp thuận của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt nam về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý và bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
- Cấm xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ trên bờ sông, kênh rạch trên địa bàn.
Điều 5. Quy định về phát triển hạ tầng xã hội:
1. Đối với mạng lưới hành chính:
- Phát triển mạng lưới hành chính phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển tổ chức hành chính mới tại địa phương.
- Khu hành chính huyện có mặt tiền chính hướng về Đường tỉnh 930.
- Khu hành chính thị trấn được quy hoạch tại vị trí mới trên tuyến Đường tỉnh 931 về phía Nam khu quy hoạch.
- Hành chính khu vực được định hướng quy hoạch tại các khu trung tâm đơn vị ở và kết hợp với nhà văn hóa khu vực.
2. Đối với mạng lưới văn hóa:
- Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa tinh thần mang nét đặc trưng của người dân địa phương.
- Trung tâm văn hóa cấp huyện bố trí tại vị trí trung tâm văn hóa thể thao hiện hữu, gồm có các công trình: trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, nhà hát, thư viện, nhà trưng bày triển lãm.
- Trung tâm văn hóa cấp thị trấn bố trí trên tuyến Đường tỉnh 931 về phía Nam khu quy hoạch đối diện với khu hành chính thị trấn được định hướng xây dựng các công trình văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của thị trấn như: trung tâm văn hóa, thư viện, sân luyện tập thể thao hàng ngày, sân bóng đá, sân quần vợt…
3. Đối với mạng lưới thể dục thể thao:
- Trung tâm thể dục thể thao cấp huyện bố trí nằm trên tuyến Đường tỉnh 930, đối diện khu công trình văn hóa cấp huyện, để xây dựng các công trình: sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng, sân quần vợt…
- Ngoài ra, tại các trung tâm đơn vị ở, trung tâm hành chính thị trấn định hướng quy hoạch các công trình thể dục thể thao, sân luyện tập thể dục thể thao được xây dựng kết hợp với trung tâm văn hóa xã, đất công trình công cộng và khu công viên cây xanh phục vụ cho từng đơn vị ở.
4. Đối với mạng lưới y tế:
- Xây dựng hệ thống y tế hiện đại, hoàn chỉnh và hiệu quả, phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, phục vụ tốt nhu cầu chữa trị của người dân trong khu vực.
- Cụm công trình y tế cấp huyện được bố trí về phía Nam khu vực quy hoạch có mặt tiền hướng về kênh Mười Ba, có vị trí thuận lợi về giao thông thủy và bộ.
- Trạm y tế thị trấn bố trí trên trục Đường tỉnh 930, dọc kênh Mười Thước, tại vị trí phòng khám đa khoa hiện hữu.
5. Đối với mạng lưới giáo dục, đào tạo:
- Hệ thống nghiên cứu đào tạo bao gồm: trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm bồi dưỡng chính trị được quy hoạch với hệ thống hạ tầng đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời đại mới.
- Hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông bao gồm: trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được định hướng quy hoạch đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục toàn diện, các công trình được bố trí đều khắp khu đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh trong từng khu ở.
6. Đối với khu vực an ninh, quốc phòng:
- Công an huyện được bố trí trên trục Đường tỉnh 930 tại ngõ đi vào Khu hành chính huyện theo hướng từ thị xã Long Mỹ đi vào.
- Huyện đội được bố trí trên trục Đường tỉnh 930 theo hướng từ xã Vĩnh Viễn A vào khu đô thị.
- Khi quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác không được tổ chức các trục đường, các công trình hạ tầng kỹ thuật khác xuyên qua các khu đất an ninh, quốc phòng.
7. Đối với mạng lưới công trình công cộng đa chức năng:
- Được bố trí dọc theo các tuyến đường chính trong đô thị để xây dựng các công trình như: trụ sở các cơ quan ngành dọc thuộc Trung ương đóng tại địa phương, trụ sở cơ quan thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, điện lực, hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng và các công trình dịch vụ thương mại khác…
- Định hướng phát triển đô thị Vĩnh Viễn trở thành một trong những trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn trong giao thương hàng hóa thương mại.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các hoạt động thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại.
8. Đối với cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề:
- Được định hướng quy hoạch để tập trung các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề công nghiệp nhẹ và các ngành nghề kinh doanh ít gây ô nhiễm môi trường tại địa phương như: chế biến nông sản, thủy sản, các nghề thủ công mỹ nghệ, đóng tủ, bàn, ghế, tàu thuyền…
- Các ngành nghề khuyến khích đầu tư là các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông.
- Trong quá trình sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng chống cháy nổ, không gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư xung quanh, phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra ngoài khuôn viên của nhà máy, xí nghiệp.
- Đối với các ngành công nghiệp nhẹ và các ngành nghề kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường cũng có thể sản xuất, kinh doanh tại hộ gia đình. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng cháy nổ và giải pháp về an toàn giao thông cho phương tiện ra vào.
9. Đối với hệ thống các khu công viên, cây xanh, mặt nước:
- Đối với khu quảng trường: không được xây dựng công trình kiến trúc trong khu vực này mà tổ chức các tiểu cảnh vườn hoa, hồ nước để tôn thêm cảnh quan cho đô thị.
- Đối với khu công viên trung tâm đô thị kết hợp làm hồ điều hòa, được xây dựng các công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi giải trí như: chòi nghỉ chân, đu quay, đường đi dạo,…
- Công viên cây xanh trong đơn vị ở: phục vụ cho việc nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày của người dân, không được xây dựng các công trình kiến trúc trong khu vực này.
- Cặp theo kênh Mười Thước, kênh Mười Ba và các sông, rạch khác trong khu vực quy hoạch được bố trí các dải cây xanh cặp bờ sông kết hợp du lịch, giải trí dọc hai bên bờ sông.
- Các kênh, rạch chính trong đô thị được giữ lại để nạo vét, làm giao thông thủy, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, điều hòa môi trường vi khí hậu và tiêu thoát nước cho đô thị.
- Khi lập quy hoạch chi tiết: các kênh tưới tiêu đi qua ranh giới nếu còn phục vụ thủy lợi thì vẫn giữ nguyên và bố trí khoảng cách ly bảo vệ, chỉ nắn tuyến khi thật sự cần thiết.
10. Đối với nhà ở:
- Khu vực hiện hữu: tập trung cải tạo, nâng chất lượng, xây dựng các giải pháp, cơ chế chính sách đồng bộ theo kinh tế thị trường có định hướng nhằm khuyến khích quá trình giảm mật độ dân cư trong khu vực này.
- Khu xây dựng mới: phát triển nhà ở theo dự án, đảm bảo đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian ngầm. Ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án có quy mô lớn.
- Kiến trúc nhà ở phát triển theo xu hướng kiến trúc xanh, hài hòa với thiên nhiên, nhằm tiết kiệm năng lượng, đảm bảo sức khỏe con người, không làm giảm tiện nghi và thẩm mỹ trong không gian sống của người dân.
- Nâng cao chất lượng xây dựng nhà ở: giảm tỷ lệ nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và chấm dứt dạng nhà ở đơn sơ.
Điều 6. Quy định về quản lý hạ tầng kỹ thuật:
1. Giao thông đường bộ:
- Công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông.
- Tại những phố đông người đi lại không được đặt các biển quảng cáo, thông tin trực diện với tầm nhìn làm phân tán sự chú ý của người lái xe.
- Cây trồng trên dãy phân cách luồng xe phải là cây có phần thân thưa thoáng không cản tầm nhìn.
- Đối với khu dân cư, khu chợ hiện hữu, các trục giao thông giữ nguyên mặt cắt ngang, chỉ cải tạo, nâng cấp mặt đường đảm bảo lưu thông cho các loại phương tiện.
- Đối với các khu dân cư mới, khi xây dựng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế mặt cắt ngang đường theo cấp đường và loại đường đô thị.
- Quản lý xây dựng đường phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch được duyệt.
2. Giao thông đường thủy:
- Cần cải tạo, nạo vét các kênh, rạch hiện hữu trong khu quy hoạch cho ghe, xuồng lưu thông và khai thông dòng chảy.
- Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch tuân thủ theo các quy định hiện hành.
3. Cao độ nền:
- Cần xây dựng và xác định rõ các mốc cao độ cho từng khu vực để đảm bảo đồng bộ việc quản lý xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Cao độ nền xây dựng từng khu vực được tính toán phù hợp với cao độ xây dựng khống chế toàn khu vực, đảm bảo nền không bị ngập, không có hiện tượng sạt lở.
- Quản lý, kiểm soát cao độ trong khu vực đã xây dựng ổn định, không được làm ảnh hưởng tới công tác thoát nước và mỹ quan đô thị.
4. Thoát nước mưa:
- Quản lý xây dựng hệ thống thoát nước mưa của đô thị theo đúng quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước riêng, hoàn chỉnh ở tất cả các khu vực xây dựng mới.
- Trong quá trình lập dự án đầu tư, chú trọng chỉ tiêu cây xanh, thảm cỏ theo quy định để giảm sự gia tăng dòng chảy mặt.
5. Cấp nước:
- Cấm xây dựng các công trình có xả thải, chăn nuôi, sử dụng hóa chất độc hại, phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác để bón cây xung quanh khu vực lấy nước.
- Nhà ở, khu dân cư phải được xây dựng hoàn thiện (có hệ thống cấp nước, thoát nước bẩn và nước mưa...) để bảo vệ đất và nguồn nước khỏi bị ô nhiễm, nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi xả vào nguồn nước phải được làm sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
- Cấm đổ phân, rác, phế thải công nghiệp, hóa chất độc hại làm nhiễm bẩn nguồn nước và ô nhiễm môi trường.
- Đối với việc xây dựng nghĩa trang, khu xử lý nước thải cần đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung theo đúng quy định.
- Hạn chế tối đa điểm đấu nối trên các tuyến ống truyền dẫn nước chính để đảm bảo tuyến ống truyền dẫn hoạt động tốt.
6. Cấp điện:
- Cải tạo và phát triển lưới điện phải đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và có dự phòng phát triển cho tương lai, đảm bảo tính hiện đại, độ tin cậy cao, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị, từng bước hạ ngầm mạng lưới cấp điện đô thị.
- Quản lý hành lang cách ly đường điện, công trình điện phải tuân thủ theo quy định ngành điện.
7. Chiếu sáng đô thị:
- Nâng cao chất lượng lưới đèn chiếu sáng chức năng, sử dụng đèn 2 cấp công suất để tiết kiệm năng lượng, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và tiện nghi đô thị; đồng thời mỗi trụ cần phải đảm bảo an toàn điện và không rò rỉ điện.
- Nâng cấp, phát triển tất cả các loại hình chiếu sáng gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng các công trình công cộng.
- Chiếu sáng đường phố chính và đường khu vực đạt tỷ lệ 100%, chiếu sáng đường nội bộ, ngõ, hẻm đạt tỷ lệ 80%. Khuyến khích chiếu sáng lễ hội, thông tin tín hiệu, quảng cáo tại các tuyến phố chính vào đô thị.
- Các khu vực trọng tâm trong đô thị phải được chiếu sáng cảnh quan gồm trung tâm hành chính, phố thương mại, khu di tích, công trình cao tầng điểm nhấn, quảng trường và không gian mở.
- Hạn chế chiếu sáng dàn trải như: chiếu sáng cảnh quan cho các khu vực nghỉ ngơi, khu ở thuần, khu trường học, bệnh viện,…
- Cải tạo nâng cấp trung tâm điều khiển tự động hệ thống đèn chiếu sáng giao thông hiện có, điều khiển tự động đến từng bộ đèn cho toàn hệ thống chiếu sáng đường phố.
- Cấm sử dụng đèn hiệu suất thấp cho chiếu sáng đô thị như đèn sợi đốt, đèn thủy ngân cao áp. Khuyến khích áp dụng các loại đèn dùng pin mặt trời, đèn LED để tiết kiệm điện năng.
8. Thu gom và xử lý nước thải:
- Nước thải sinh hoạt được thu gom từ các nguồn thải dẫn vào hệ thống cống kín đặt dưới vỉa hè và dẫn đến các khu xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Nước thải từ cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải riêng bố trí trong cụm tiểu thủ công nghiệp và phải đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả ra môi trường.
- Nước thải y tế được xử lý cục bộ bằng hệ thống xử lý nước thải riêng trước khi đưa vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.
9. Chất thải rắn, nghĩa trang:
- Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại tại nguồn, trên phạm vi toàn đô thị và vận chuyển đến nơi xử lý rác tập trung để xử lý.
- Rác thải y tế nguy hại phải được thu gom đốt bằng lò đốt rác y tế.
- Nghiêm cấp việc chôn cất người chết trong đô thị, các nghĩa địa nhỏ lẻ, nằm trong đô thị cần có kế hoạch di dời đến nghĩa trang tập trung.
10. Môi trường:
Tuân thủ các tiêu chí đánh giá các thành phần môi trường: bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều 7. Quy định các chỉ tiêu sử dụng đất cho từng khu chức năng:
1. Khu hành chính cấp huyện:
Khu hành chính huyện có mặt chính hướng về Đường tỉnh 930, diện tích 7,32ha; được định hướng quy hoạch để xây dựng: khu văn phòng làm việc của HĐND và UBND huyện và các phòng chuyên môn trực thuộc; khu văn phòng làm việc Huyện ủy; khu các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn; khu các cơ quan đoàn thể; khu các đơn vị sự nghiệp và các công trình phụ trợ như: hội trường, nhà ăn, nhà khách,…
- Mật độ xây dựng tối đa: 50%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
2. Khu hành chính thị trấn:
Khu hành chính thị trấn được quy hoạch tại vị trí mới, có diện tích 1,18ha trên tuyến Đường tỉnh 931 về phía Nam khu quy hoạch, để xây dựng các công trình: trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND và UBND, Công an, Thị đội, Hội trường…
- Mật độ xây dựng tối đa: 50%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
3. Công trình văn hóa cấp huyện:
Trung tâm văn hóa cấp huyện có diện tích 3,44ha nằm tại vị trí trung tâm văn hóa thể thao hiện hữu, gồm có các công trình: trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, nhà hát, thư viện, nhà trưng bày triển lãm …
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
4. Trung tâm thể dục thể thao cấp huyện:
Được bố trí nằm trên tuyến đường tỉnh 930, đối diện khu công trình văn hóa cấp huyện, diện tích khoảng 3,26ha, gồm có các công trình: sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng, sân quần vợt ….
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
5. Trung tâm văn hóa thị trấn:
Trung tâm văn hóa thể thao cấp thị trấn có diện tích 1,89ha nằm trên tuyến Đường tỉnh 931 về phía Nam khu quy hoạch đối diện với khu hành chính thị trấn được định hướng xây dựng các công trình văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của thị trấn như: trung tâm văn hóa, thư viện, sân luyện tập thể thao hàng ngày, sân quần vợt…
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
6. Công trình y tế cấp huyện:
Được bố trí về phía Nam khu vực quy hoạch có mặt tiền hướng về kênh Mười Ba, có vị trí thuận lợi về giao thông thủy và bộ, với diện tích 5,01ha.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với đường dọc kênh Mười Ba và 5m đối với các tuyến đường còn lại.
7. Công trình y tế thị trấn:
Được bố trí trên trục Đường tỉnh 930, dọc kênh Mười Thước, tại vị trí phòng khám đa khoa hiện hữu, với diện tích khoảng 0,52ha.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 5m đối với Đường tỉnh 930.
8. Công trình giáo dục, đào tạo:
- Hệ thống các trường học gồm: trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, với tổng diện tích 12,16ha.
- Hệ thống trung tâm nghiên cứu đào tạo bao gồm: trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm bồi dưỡng chính trị, với tổng diện tích 5,31ha.
- Các công trình được bố trí đều khắp khu đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy, học, nghiên cứu của người dân trong khu vực.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
9. Công an huyện:
Được bố trí trên trục Đường tỉnh 930 tại ngõ đi vào Khu hành chính huyện theo hướng từ thị xã Long Mỹ đi vào, với tích khoảng 5,62ha.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
10. Huyện đội:
Được bố trí trên trục Đường tỉnh 930 theo hướng từ xã Vĩnh Viễn A vào khu đô thị, với tích khoảng 5,03ha.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường.
11. Khu di tích:
Được giữ lại tại vị trí hiện hữu, có mặt tiền tiếp giáp Đường tỉnh 930 hiện hữu, diện tích khoảng 1,65ha.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 5m đối với các tuyến đường.
12. Công trình công cộng - đa chức năng:
Được bố trí dọc theo các tuyến đường chính trong đô thị, diện tích 15,05ha để xây dựng các công trình như: trụ sở các cơ quan ngành dọc thuộc Trung ương đóng tại địa phương, trụ sở cơ quan thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, điện lực, hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng và các công trình dịch vụ thương mại khác…
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
13. Công trình công cộng trong đơn vị ở:
Được định hướng quy hoạch tại trung tâm đơn vị ở, diện tích 3,67ha gồm có các công trình công cộng phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong đơn vị ở bao gồm: trạm y tế, nhà văn hóa, các công trình dịch vụ thương mại phục vụ khu ở…
- Mật độ xây dựng tối đa: 50%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
14. Cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề:
Được định hướng quy hoạch với diện tích 6,03ha, nơi đây là địa điểm tập trung các ngành nghề truyền thống của địa phương như chế biến nông sản, thủy sản, các nghề thủ công mỹ nghệ, đóng tủ, bàn, ghế, tàu thuyền…
- Mật độ xây dựng tối đa: 50%.
- Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10m đối với các tuyến đường.
15. Khu Quảng trường, Công viên cây xanh:
- Quảng trường: được bố trí đối diện với Khu hành chính huyện kết hợp công viên, diện tích 2,12ha. Khu vực này không xây dựng công trình mà tổ chức các tiểu cảnh vườn hoa, hồ nước để tôn thêm cảnh quan cho khu hành chính và trung tâm đô thị.
- Công viên trung tâm đô thị kết hợp làm hồ điều hòa: được bố trí về phía Nam khu vực quy hoạch, cạnh Đường tỉnh 931 và kênh Ngang, diện tích 9,69ha. Đây là không gian mở của đô thị, tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, là nơi tụ tập sinh hoạt và là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách, trong khu vực này chủ yếu bố trí các công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi giải trí như: chòi nghỉ chân, đu quay, đường đi dạo,…
- Công viên cây xanh phục vụ cho đơn vị ở: diện tích 5,98ha, được định hướng quy hoạch tại trung tâm các đơn vị ở, tạo không gian thông thoáng, hài hòa giữa công trình xây dựng với không gian tự nhiên, cải thiện môi trường khí hậu tốt và phục vụ cho việc nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày của người dân trong khu vực.
- Cặp theo kênh Mười Thước, kênh Mười Ba và các sông, rạch khác trong khu vực quy hoạch, bố trí các dãy cây xanh cặp bờ sông. Đây là cách làm để bảo vệ bờ sông, không bị nhà ở lấn chiếm gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời để phát huy đặc thù cảnh quan sông nước của khu vực và tạo thêm cảnh quan thiên nhiên trong khu vực.
16. Khu dân cư (khu ở):
Được định hướng quy hoạch để xây dựng các công trình như: nhà ở mật độ cao, nhà ở mật độ thấp, nhà ở kết hợp thương mại; đường giao thông nội bộ trong khu ở; các công trình dịch vụ thương mại phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân như: chợ, các cửa hàng kinh doanh, bãi đậu xe, trạm xăng dầu và các công trình dịch vụ phụ trợ khác… Vị trí và quy mô cụ thể của từng khu chức năng sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch chi tiết.
a) Công trình nhà ở:
- Tại vị trí khu chợ hiện hữu, khu dân cư hiện hữu: tập trung cải tạo, chỉnh trang hiện trạng, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, từng bước hạ ngầm các đường dây, đường ống kỹ thuật, xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng, giải tỏa các khu nhà lụp xụp dọc theo các kênh, rạch và trong khu phố.
- Khu xây dựng mới: phát triển nhà ở theo dự án, đảm bảo đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình đường dây, đường ống phải được bố trí, sắp xếp trong tuynen hào kỹ thuật.
- Khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án có quy mô lớn, bố trí bãi đậu xe phục vụ trong khu vực theo hướng ngầm hóa, tăng diện tích trồng cây xanh thảm cỏ, cải tạo và nâng cấp các khu dân cư cũ sang đô thị tập trung.
- Nghiêm cấm: các tác động tiêu cực đến môi trường, xây dựng lấn chiếm không gian đường phố, bờ sông, thay đổi công năng sử dụng để sản xuất kinh doanh các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường.
- Việc phân chia kích thước lô đất để xây dựng nhà ở phải phù hợp với nhu cầu và đối tượng sử dụng, phù hợp với giải pháp tổ chức không gian và phù hợp theo quy định tại Mục 2.8.9 QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quy định quản lý các chỉ tiêu sử dụng đất:
+ Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
+ Mật độ xây dựng: thực hiện theo quy định tại Bảng 2.6 QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
+ Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): nghiên cứu tính toán trong đồ án quy hoạch chi tiết và đảm bảo mỹ quan trên toàn tuyến.
b) Công trình dịch vụ thương mại:
Được định hướng quy hoạch để phục vụ cho đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong khu ở, quy mô và vị trí sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, cần đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất chính như sau:
- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
- Mật độ xây dựng: thực hiện theo quy định tại Bảng 2.7b QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng): tối thiểu 10 m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
17. Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
- Bến xe: được định hướng quy hoạch trên tuyến Đường tỉnh 930 tại ngõ vào trung tâm đô thị, diện tích khoảng 1,33ha, để xây dựng các công trình như: bến xe, bãi đỗ xe, nhà chờ và các dịch vụ phụ trợ khác…. Ngoài ra, khi triển khai quy hoạch chi tiết nên nghiên cứu bố trí thêm các bãi đậu xe phục vụ cho người dân tùy vào nhu cầu cụ thể từng thời điểm.
- Bến tàu hàng hóa: được quy hoạch cặp sông Nước Trong và kênh Mười Ba, diện tích 2,26ha để tập kết, trao đổi và vận chuyển hàng hóa.
- Bến tàu du lịch: được bố trí cặp kênh Mười Ba, cạnh khu di tích, với diện tích 0,06ha.
- Trạm cấp nước: được giữ lại tại vị trí hiện hữu để tiếp tục cung cấp nước trong giai đoạn hiện nay. Dự kiến xây dựng nhà máy nước trên tuyến Đường tỉnh 930 về phía Nam khu quy hoạch (ngoài ranh quy hoạch) để cung cấp nước sạch cho toàn đô thị.
- Khu xử lý nước thải: được định hướng quy hoạch tại 04 vị trí, có diện tích 2,4ha để thu gom và xử lý nước thải cho toàn đô thị.
- Trạm trung chuyển rác của đô thị: được định hướng quy hoạch tại 01 vị trí, diện tích 0,53ha để tập trung rác thải trong ngày, trước khi vận chuyển đến trạm trung chuyển rác vùng để phân loại và xử lý.
+ Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
+ Tầng cao xây dựng tối đa: 3 tầng.
+ Khoảng lùi (chỉ giới xây dựng) đối với các khối công trình chính: tối thiểu 10m đối với các tuyến đường có lộ giới 30m và 5m đối với các tuyến đường có lộ giới 17,5m.
Điều 8. Quy định về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường:
1. Quy hoạch giao thông:
- Hệ thống giao thông được phát triển trên cơ sở hệ thống đường hiện có kết hợp xây dựng mới, đảm bảo tính đồng bộ và liên tục, phù hợp với điều kiện tự nhiên, liên hệ nhanh chóng với trung tâm đô thị và phù hợp theo quy hoạch chung được duyệt.
- Mạng lưới đường đô thị phải được phân cấp, phân loại rõ ràng theo chức năng: đường chính, đường khu vực, đường phân khu vực, đường nội bộ.
- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị (tính đến đường phân khu vực) ≥ 18%.
- Mật độ đường giao thông (tính đến đường phân khu vực) ≥ 10 km/km2.
- Bán kính đường cong của bó vỉa tại giao lộ giữa đường giao thông đối ngoại (đường số 1, đường số 2) và đường giao thông trục chính (đường số 3, đường số 4): R ≥ 30m; giữa đường giao thông trục chính (đường số 3, đường số 4), đường giao thông đối ngoại (đường số 1, đường số 2) và các đường giao thông đối nội: R ≥ 12m; giữa các đường giao thông đối nội còn lại: R ≥ 8m.
- Quy hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong đô thị: thực hiện theo quy định tại Mục 4.3.4 QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Cầu, cống giao thông khi xây dựng trong khu quy hoạch phải đảm bảo an toàn theo quy định về độ tĩnh không, thông thuyền.
2. Cao độ nền:
- Cao độ san lấp của các dự án, phải tuân thủ theo cao độ khống chế xây dựng đề xuất trong đồ án quy hoạch chung được duyệt.
- Khi san lấp cần khảo sát hiện trạng cụ thể, nghiên cứu giữ lại các sông, rạch hiện hữu, hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho đô thị.
3. Cấp điện:
- Nguồn điện cung cấp cho khu quy hoạch được lấy từ lưới điện trung thế 22kV chạy dọc theo Đường tỉnh 930 hiện hữu.
- Các chỉ tiêu cấp điện áp dụng trong quy hoạch:
+ Cấp điện sinh hoạt: 1.000kWh/người/năm.
+ Cấp điện công trình công cộng: 30% phụ tải điện sinh hoạt.
+ Cấp điện trong cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: 140kW/ha.
+ Khi lập quy hoạch chi tiết: các chỉ tiêu cấp điện phải thực hiện theo quy định tại Bảng 7.4 và Bảng 7.5 QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
4. Cấp nước:
- Nước sinh hoạt: sử dụng từ nhà máy nước đầu tư cặp Đường tỉnh 930 về phía Nam khu quy hoạch (ngoài ranh quy hoạch).
- Nước tưới cây, rửa đường, chữa cháy: có thể sử dụng nguồn nước mặt từ các kênh, rạch tự nhiên.
- Mạng lưới cấp nước đô thị được thiết kế mạng vòng. Tuyến ống cấp nước được thiết kế, lắp đặt phải đảm bảo độ sâu chôn ống, khoảng cách an toàn đến các công trình và đường ống xung quanh theo tiêu chuẩn ngành.
- Các chỉ tiêu cấp nước áp dụng trong quy hoạch:
+ Cấp nước sinh hoạt (Qsh): 100lít/người/ngày đêm.
+ Cấp nước cho công trình dịch vụ công cộng: ≥ 10% (Qsh).
+ Cấp nước cho cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: ≥ 8% (Qsh).
+ Nước tưới cây, rửa đường: ≥ 8% (Qsh).
+ Khi lập quy hoạch chi tiết: các chỉ tiêu cấp nước phải thực hiện theo quy định tại Mục 5.3.2 QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
5. Thoát nước mưa:
- Khi đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa phải tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
- Những khu vực đã có hệ thống thoát nước chung, không có khả năng cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng có thể xây dựng giếng tách, cống bao tại cuối các tuyến cống chính trước các miệng xả để đưa nước về trạm xử lý tập trung trước khi xả ra môi trường.
- Khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa phải khảo sát và tính toán cho đồng bộ, thoát nước hết cho cả khu cũ và mới, nghiên cứu dùng phương pháp phân chia lưu vực để tính toán cho cả hệ thống thoát nước để thoát nước nhanh, giảm tiết diện cống và độ sâu chôn cống.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng trong quy hoạch:
+ Cường độ mưa q = 450,4 lít/s/ha.
+ Hệ số dòng chảy của các mặt phủ tự nhiên: Y= 0,9.
+ Vận tốc tối thiểu chảy không lắng đọng trong ống: Vmin ≥ 0,5m/s.
+Vận tốc dòng chảy không phá hoại ống Vmax ≤ 7m/s (đối với ống bê tông cốt thép).
+ Độ dốc đặt ống I = Imin = 1/D (D đường kính ống mm).
6. Thu gom và xử lý nước thải:
- Các khu vực phát triển mới xây dựng tách riêng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải, nước thải được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.
- Các khu vực hiện hữu đã có hệ thống thoát nước chung, tiếp tục sử dụng hệ thống cống hiện có, thay thế các tuyến cống cũ không đủ tiết diện, tiêu chuẩn. Xây dựng các tuyến cống bao và giếng tách dòng (tại cuối các tuyến cống chính thoát nước chung, trước các miệng xả) để thu gom và đưa nước thải về trạm xử lý tập trung trước khi xả ra môi trường.
- Nước thải từ cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: phải được thu gom và xử lý riêng biệt, đối với các cơ sở sản xuất có nước thải ô nhiễm nặng cần được xử lý theo hai bước: Bước 1 xử lý nước thải cục bộ trong nhà máy; Bước 2 làm sạch nước thải tại trạm xử lý nước thải tập trung của cụm tiểu thủ công nghiệp.
- Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp phân tán: phải có công trình xử lý nước thải riêng trong nhà máy đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung đô thị.
- Nước thải y tế nguy hại: phải được thu gom và xử lý riêng tại từng cơ sở y tế hoặc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công trình y tế. Nước thải y tế sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của đô thị hoặc ra môi trường.
- Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh trong nhà ở, công trình công cộng, khu vực dành cho bệnh nhân, cán bộ công nhân viên y tế phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải.
- Mỗi trạm xử lý nước thải đều phải có hồ chứa nước thải sau xử lý để kiểm soát ô nhiễm và tái sử dụng. Nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
- Cống tự chảy dùng cống bê tông cốt thép đúc sẵn, hoặc nhựa PVC, cống áp lực sử dụng ống gang.
- Tỷ lệ thu gom nước thải: ≥ 80% tiêu chuẩn cấp nước.
7. Quản lý chất thải rắn:
- Tại các khu trung tâm đô thị và dọc theo các trục đường giao thông cần bố trí các thùng rác ở vị trí thích hợp để thu gom rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình và công trình công cộng để đưa đến điểm trung chuyển rác tập trung được bố trí trong khu quy hoạch.
- Trong thời gian không quá 2 ngày đêm phải có xe chuyên dụng đến nhận rác từ điểm trung chuyển và chuyển đến khu xử lý rác tập trung của tỉnh.
- Đối với chất thải rắn nguy hại y tế được thu gom, xử lý bằng công nghệ đốt ở nhiệt độ cao.
- Để thống nhất quản lý, chủ các nguồn thải phải ký hợp đồng với các công ty có đủ năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đạt yêu cầu môi trường.
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt: 0,9kg/người/ngày đêm; tỷ lệ thu gom chất thải rắn ≥ 90%.
8. Quản lý nghĩa trang:
- Cải tạo, nâng cấp các nghĩa trang tại các xã lân cận, ưu tiên hình thức hỏa táng và đầu tư xây dựng các nhà hỏa táng tại các nghĩa trang xây dựng mới theo hướng công viên nghĩa trang.
- Các nghĩa địa có quy mô nhỏ, không đủ khoảng cách ly, nằm trong quy hoạch đô thị, phải có kế hoạch di dời đến nghĩa trang tập trung, khi có nhu cầu sử dụng đất.
9. Quản lý về môi trường:
- Khi triển khai lập dự án đầu tư cần tuân thủ các tiêu chí đánh giá môi trường theo đúng quy định hiện hành.
- Dựa trên chức năng và tiêu chí bảo vệ môi trường, việc phân vùng kiểm soát môi trường được quy định theo từng khu vực chính như sau:
+ Vùng bảo tồn hạn chế phát triển, bao gồm khu trung tâm, khu di tích văn hóa, khu dân cư hiện hữu: cần bảo vệ cảnh quan, cải thiện giao thông đô thị, cải thiện các khu nhà lụp xụp.
+ Vùng cải thiện chất lượng môi trường, bao gồm khu vực phát triển dân cư mới, khu trung tâm hành chính, giáo dục, y tế, thương mại, công viên, quảng trường: kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị, xử lý triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, cải tạo các kênh, rạch, ao, hồ bị ô nhiễm, hệ thống thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, cải thiện giao thông đô thị.
+ Vùng hành lang xanh dọc sông rạch: bố trí các dãy cây xanh cặp bờ sông để bảo vệ bờ sông, không bị nhà ở lấn chiếm và gây ô nhiễm nguồn nước; đồng thời để phát huy đặc thù cảnh quan sông nước của khu vực và tạo thêm cảnh quan thiên nhiên trong khu vực.
+ Vùng kiểm soát môi trường tại cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: cải thiện ô nhiễm làng nghề, giảm nhẹ tác động do thay đổi sử dụng đất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp.
Điều 9. Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và mối quan hệ với các công trình bên cạnh:
1. Đối với trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ:
- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở xuống mọi bộ phận của nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ kể cả phần ngầm dưới mặt đất, trừ các trường hợp sau:
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ 0,2m.
+ Từ độ cao 1m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận trang trí nhà, gờ chỉ được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ 0,2m.
- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên: các bộ phận cố định của ngôi nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua...) được vượt quá đường đỏ theo những điều kiện như sau:
+ Độ vươn ra (đo từ đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định tại Bảng 2.9 QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m và phải đảm bảo quy định về an toàn lưới điện.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất quản lý xây dựng sao cho phù hợp trên toàn tuyến, toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công không được che chắn hay tạo thành lôgia, buồng.
- Mái đón, mái hè phố: được lắp đặt ở độ cao từ mặt vỉa hè lên 3,5m trở lên, cách mép vỉa hè ít nhất 0,6m và phải được thiết kế thống nhất cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, phải đảm bảo cảnh quan, đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy. Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh).
- Mái dù (mái bạt) di động: được lắp đặt ở độ cao từ mặt vỉa hè lên 2,5m trở lên khi vươn ra, cách mép vỉa hè ít nhất 1,0m. Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể phải thống nhất quản lý đồng bộ cho cả dãy phố hoặc cụm nhà.
- Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà cộng cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
2. Đối với trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ:
- Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.
- Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa, ô văng, mái đua, mái đón, móng nhà được phép vượt quá chỉ giới xây dựng.
- Ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lôgia.
3. Mối quan hệ với các công trình bên cạnh:
- Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất, được vượt quá ranh giới đất sử dụng.
- Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.
Điều 10. Quy định về các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình xây dựng:
- Nước mưa và các loại nước thải không được xả trực tiếp lên mặt vỉa hè, đường phố mà phải theo hệ thống cống ngầm từ nhà chảy vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.
- Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
- Máy điều hòa nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
- Biển quảng cáo đặt ở mặt tiền ngôi nhà, không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
- Không được xây dựng nhà ở bằng các vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa, lá) trong khu vực đô thị, trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Không được xây thêm các kiến trúc chắp vá, bám vào công trình chính; kiến trúc tạm trên sân thượng, ban công, lôgia.
- Mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không được sơn quét các màu đen, màu tối sẩm và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật.
- Không được bố trí sân phơi quần áo trước mặt tiền ngôi nhà và dọc theo đường phố.
- Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực.
Điều 11. Quy định về tính pháp lý:
- Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị trong phạm vi quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Quy định này là cơ sở để xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng, xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị.
Điều 12. Phân công trách nhiệm quản lý:
1. Sở Xây dựng:
- Hướng dẫn UBND huyện Long Mỹ tổ chức công bố, quản lý xây dựng theo đúng Quy định này.
- Kiểm tra mọi hoạt động xây dựng và báo cáo kịp thời với UBND tỉnh về tình hình liên quan đến các hoạt động xây dựng trái với quy hoạch và Quy định quản lý này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Số hóa bản đồ quy hoạch thành bản đồ hệ thống thông tin địa lý để phục vụ công tác quản lý đất đai, xây dựng và công tác công bố, cung cấp thông tin.
- Quản lý và kiểm soát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
3. UBND huyện Long Mỹ:
- Tổ chức công bố thông tin Quy định quản lý và nội dung đồ án Quy hoạch được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.
- Chịu trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
- Tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết một số khu vực cần thiết để làm cơ sở quản lý và triển khai thực hiện dự án.
- Cung cấp các thông tin quy hoạch được duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
- Quy định này được lưu trữ kèm theo hồ sơ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 được duyệt tại UBND tỉnh Hậu Giang, Sở Xây dựng, UBND huyện Long Mỹ và UBND xã Vĩnh Viễn.
- Ngoài những quy định này, việc quản lý xây dựng còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành khác.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
- Việc điều chỉnh bổ sung hoặc thay đổi Quy định quản lý này phải được UBND tỉnh xem xét, quyết định./.