Quyết định 1214/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) - giai đoạn II” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1214/QĐ-TTg
Ngày ban hành 23/07/2013
Ngày có hiệu lực 23/07/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1214/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ TĂNG CƯỜNG TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG TẠI VIỆT NAM (UN-REDD) - GIAI ĐOẠN II”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 4745/BKHĐT-KTĐN ngày 09 tháng 7 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục Chương trình hợp tác của Liên hp quốc về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) - giai đoạn II” do Chính phủ Na Uy tài trợ ủy thác qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tchức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) với các nội dung chính sau:

1. Cơ quan chủ quản Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ Chương trình: Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan đồng thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau và các cơ quan liên quan.

2. Mục tiêu của Chương trình: Hỗ trợ ngành lâm nghiệp góp phn đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tới năm 2020 trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện thành công các chiến lược, chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững.

3. Các kết quả chính của Chương trình:

- Năng lực vận hành Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nlực hạn chế mt rừng và suy thoái rừng quản lý bn vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng” (REDD+) được tăng cường.

- Năng lực kỹ thuật và thể chế cần thiết cho thực hiện REDD+ tại 06 tỉnh thí điểm được xây dựng và REDD+ được lồng ghép vào Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

- Hệ thống điều tra, theo dõi diễn biến rừng toàn quốc (NFMS) là bộ phận của Hệ thống đo đạc, báo cáo, kiểm chứng và giám sát (MRV&M) và Hệ thống thông tin về các chính sách đảm bảo an toàn được vận hành.

- Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) quốc gia được xây dựng.

- Các chính sách an toàn về xã hội và môi trường thực hiện REDD+ theo Thỏa thuận Can cun được xây dựng.

- Hợp tác khu vực về thực hiện REDD+ được tăng cường, đặc biệt với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

Chương trình được mua 07 xe ô tô Toyota Land Cruiser Prado 2 cầu, 07 chỗ từ nguồn vốn ODA để phục vụ hoạt động của Chương trình tại 6 tỉnh: Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau (01 xe/tỉnh) và Văn phòng Ban Quản lý Chương trình.

4. Thời gian thực hiện: 3 năm (kể từ ngày dự án được phê duyệt).

5. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 180.000.000 Cua-ron Na Uy (tương đương 30.229.806 USD), trong đó:

- Vốn ODA (viện trợ không hoàn lại): 30.229.806 USD do Chính phủ Na Uy tài trợ ủy thác qua UNDP, FAO, UNEP.

- Vốn đối ứng: 15,5 tỷ VND (tương đương 697.000 USD) do Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và 06 tỉnh thí điểm: Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau tự bố trí theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.

6. Cơ chế tài chính trong nước: 100% ngân sách cấp phát.

Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UNDP, FAO, UNEP và các cơ quan liên quan xây dựng, phê duyệt, ký kết Kế hoạch hoạt động hàng năm và triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần lưu ý các ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu tại công văn trên, bảo đảm sử dụng viện trợ ODA hiệu quả, Chương trình đạt mục tiêu đề ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

[...]