UBND
TỈNH ĐỒNG THÁP
SỞ NÔNG NGHIỆP&PTNT
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
12/QĐ.SNN
|
TP.
Cao Lãnh, ngày 15 tháng 01 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC
THÚ Y TỈNH ĐỒNG THÁP
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Căn cứ Quy định phân cấp quản lý
công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương và cán bộ, công chức, viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và trong các cơ quan nhà nước ban hành
kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ.UBND và Quyết định số 12/2006/QĐ.UBND ngày
20/02/2006 của ủy ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 1220/QĐ.UBND.HC ngày 28/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc Ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở
Nông nghiệp & PTNT;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Sở;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi
cục Thú y tỉnh Đồng Tháp.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước
đây trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực.
Điều
3. Các Ông Chánh Văn phòng; Chi cục Trưởng Chi cục Thú y và Thủ trưởng các
phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT;TC.
|
GIÁM
ĐỐC
Nguyễn Văn Dương
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐ-SNN ngày 15 tháng 01 năm 2009 của
Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG NHIỆM
VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí và chức năng
Chi cục Thú y Đồng
Tháp là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, đồng thời là
tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành chăn nuôi – thú y từ trung ương đến địa phương.
Chi cục Thú y chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Nông nghiệp & PTNT,
đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y.
Chi cục Thú y có chức năng quản lý Nhà nước và thanh tra chuyên ngành về chăn
nuôi – thú y trong phạm vi toàn tỉnh.
Chi cục Thú y là
đơn vị quản lý nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
ở Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Chi cục Thú y
có trách nhiệm giúp UBND Tỉnh quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi – thú y trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược quy hoạch, phát
triển chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm;
các chiến lược, quy hoạch vùng trọng điểm và các chương trình, dự án, công trình
quan trọng thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của ngành theo sự phân công của
tỉnh.
2.Ban hành các văn
bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực được
giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đề án, dự án
do tỉnh quản lý cho từng địa phương.
3. Trình tỉnh công
bố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy
trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt;
chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
4. Về phòng, chống
dịch bệnh động vật (bao gồm cả thủy sản, sau đây gọi chung là động vật):
a. Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh động
vật.
b. Dự báo tình hình
dịch bệnh, động vật và các dịch bệnh lây từ động vật sang người. Hướng dẫn và
kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh động vật lây sang người;
c. Thực hiện và tổ
chức thực hiện việc chuẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh động vật.
d. Kiểm tra định
kỳ dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y đối với các cơ sở, chăn nuôi động vật do tỉnh
quản lý.
5. Về kiểm dịch động
vật:
a. Tổ chức thực hiện
việc kiểm dịch bệnh động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (được Cục
Thú y ủy quyền).
b. Tổ chức thực hiện
việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong nước theo quy định.
6. Về kiểm soát giết
mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật:
a. Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra và thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát giết mổ động
vật; kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả
việc xác định các yếu tố vi sinh vật, ký sinh trùng; các yếu tố lý học, hóa học
và chất tồn dư);
b. Kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh con giống, nơi
tập trung, nơi cách ly động vật, cơ sở giết mổ động vật và sơ chế sản phẩm động
vật thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c. Thực hiện các
biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng
cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
d. Thực hiện việc
kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
tại các cơ sở giết mổ động vật, sản phẩm động vật, sơ chế sản phẩm động vật
trong tỉnh.
7. Về quản lý thuốc
thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản):
a. Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát và thực hiện các quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành
nghề, điều kiện kinh doanh thuốc thuốc thú y theo quy định của pháp luật;
b. Kiểm tra việc
kinh doanh, sử dụng thuốc thú y trong toàn tỉnh;
8. Về quản lý thức
ăn chăn nuôi và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm:
a. Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát và thực hiện các quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành
nghề, điều kiện kinh doanh thức ăn và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia
súc, gia cầm theo quy định của pháp luật;
b. Kiểm tra việc
sản xuất, sử dụng, kinh doanh thức ăn và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm theo quy định của pháp luật;
9. Tổ chức chỉ đạo
công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về chăn nuôi – thú y theo
quy định.
10. Chỉ đạo triển
khai các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y theo sự phân
công của tỉnh.
11. Về thanh tra,
kiểm tra:
a. Hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của Chi cục theo quy định;
b. Giải quyết hoặc
tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân liên
quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Chi cục; tổ chức việc tiếp công dân theo
quy định của pháp luật;
c. Thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của Chi cục. Thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính trong công tác
thú y theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo kế
hoạch của tỉnh giao hàng năm và thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu
cầu của tỉnh và của Cục.
12. Về quản lý tài
chính, tài sản:
a. Trình tỉnh dự
toán ngân sách hàng năm và kế hoạch ngân sách trung hạn của Chi cục;
b. Chịu trách nhiệm
quyết toán các nguồn kinh phí do Chi cục trực tiếp quản lý; quản lý và chịu
trách nhiệm về tài sản của nhà nước được giao cho Chi cục theo phân cấp của Sở
Nông nghiệp và PTNT và qui định của pháp luật;
c. Tổ chức quản lý
việc thu và sử dụng phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
13. Về giống vật
nuôi nông nghiệp:
a. Chủ trì xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả tỉnh và từng vùng sinh
thái nông nghiệp;
b. Cấp và thu hồi
các loại giấy phép, giấy chứng nhận về giống vật nuôi theo quy định của pháp
luật;
14. Về chỉ đạo sản
xuất chăn nuôi:
a. Xây dựng quy hoạch
chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Chỉ đạo xây
dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi trang trại, công
nghiệp, sản xuất chăn nuôi an toàn;
b. Chỉ đạo việc thực
hiện cơ cấu sản xuất, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nuôi dưỡng, chăm sóc vật
nuôi nông nghiệp; phổ biến các tiêu chuẩn định mức quy hoạch, chuồng trại; đề
xuất các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất chăn nuôi;
c. Xây dựng, thực
hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm. Thống kê báo
cáo tiến độ sản xuất. Tham gia quản lý về chế biến, bảo quản sản phẩm chăn
nuôi.
15. Bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi:
a. Hướng dẫn, giám
sát, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi.
b. Giám sát, kiểm
tra việc thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản
xuất chăn nuôi. Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường khác đánh giá chất
lượng môi trường, đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn
nuôi.
16. Quản lý chất
lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực chăn nuôi từ đầu vào của sản
xuất:
a. Xây dựng, trình
tỉnh và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
b. Hướng dẫn các
văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về sản xuất đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực
chăn nuôi;
c. Đề xuất kế hoạch
xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
17. Tổ chức chỉ đạo
công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về sản xuất chăn nuôi theo
quy định.
18. Khoa học, công
nghệ:
a. Tham gia thực
hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của ngành; đặt hàng cho các tổ chức, cá
nhân thực hiện;
b. Nghiệm thu, quản
lý kết quả và chỉ đạo triển khai kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ,
kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Chi cục;
19. Tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại về chuyên ngành chăn nuôi – thú y theo phân công của
Sở Nông nghiệp và PTNT.
20. Về quan hệ hợp
tác:
Thông qua Sở Nông
nghiệp & PTNT, Cục Chăn nuôi, Thú y, Chi cục Thú y được quan hệ hợp tác với
các Viện, Trường Đại học, các Tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin về khoa học
kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y theo quy định của Nhà nước.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Ban Lãnh đạo Chi
cục:
Lãnh đạo Chi cục
Thú y có Chi cục Trưởng và không quá 03 Phó Chi cục Trưởng.
- Chi cục Trưởng
do Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm;
- Các Phó Chi cục
Trưởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm
theo đề nghị của Chi cục Trưởng.
2. Các phòng chức
năng: gồm 05 phòng
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật;
- Phòng Chăn
nuôi;
- Phòng Thanh
tra;
- Phòng Chẩn đoán
– xét nghiệm;
3. Các Trạm trực
thuộc Chi cục Thú y:
- Các Trạm Kiểm dịch
động vật:
• Trạm Kiểm dịch
động vật cửa khẩu Quốc tế Thường Phước;
• Trạm Kiểm dịch
động vật cửa khẩu Sở Thượng;
• Trạm Kiểm dịch
động vật cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà;
• Trạm Kiểm dịch
động vật cửa khẩu Thông Bình;
• Trạm Kiểm dịch
động vật liên tỉnh Châu Thành;
• Trạm Kiểm dịch
động vật liên tỉnh Cao Lãnh;
• Trạm Kiểm dịch
động vật liên tỉnh Đốc Binh Kiều;
• Trạm Kiểm dịch
động vật liên tỉnh Phước Xuyên;
• Trạm Kiểm dịch
động vật liên tỉnh Tân Phước;
• Trạm Kiểm dịch
động vật liên tỉnh Vàm Cống.
- Các Trạm Thú y
huyện, thị, thành phố:
• Trạm Thú y huyện
Tân Hồng;
• Trạm Thú y huyện
Hồng Ngự;
• Trạm Thú y huyện
Tam Nông;
• Trạm Thú y huyện
Thanh Bình;
• Trạm Thú y huyện
Cao Lãnh;
• Trạm Thú y
TP.Cao Lãnh;
• Trạm Thú y huyện
Tháp Mười;
• Trạm Thú y huyện
Lấp Vò;
• Trạm Thú y huyện
Lai Vung;
• Trạm Thú y
TX.Sa Đéc;
• Trạm Thú y huyện
Châu Thành.
Chương III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN
CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
Điều
4. Trách nhiệm, quyền hạn của Chi cục Trưởng, phó Chi cục trưởng:
1. Chi cục trưởng:
- Chi cục Thú y làm
việc theo chế độ thủ trưởng, Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ
hoạt động của đơn vị trực tiếp chỉ đạo tổ chức, kế hoạch, tài vụ và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y đối
với công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi – thú y trên địa bàn tỉnh.
- Chi cục trưởng
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, trạm trực thuộc.
- Được quyền quyết
định bổ nhiêm, miễn nhiệm đối với chức danh Phó Trưởng phòng, trạm của đơn vị
sau đó báo cáo về Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Đề xuất và lập
hồ sơ, thủ tục theo quy định trình Sở Nông nghiệp & PTNT quyết định thành lập,
tách, nhập các phòng, trạm trực thuộc khi có nhu cầu.
- Thực hiện công
tác báo cáo chất lượng CBVC hàng năm theo quy định. Đề nghị Sở Nông nghiệp
& PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chi cục Trưởng, Trưởng phòng của đơn vị.
- Quyết định bố trí,
chuyển đổi vị trí công tác, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ
của từng CBVC trong đơn vị.
- Cho nghỉ hưu, nghỉ
việc đối với CBCCVC, chấm dứt hợp đồng đối với CBCCVC và người lao động theo
thẩm quyền được phân cấp.
- Khi Chi cục trưởng
đi vắng thì ủy quyền cho 01 Phó chi cục trưởng chỉ đạo thực hiện các công việc
cơ quan.
2. Phó Chi cục trưởng:
- Là người giúp việc
cho Chi cục trưởng, được Chi cục trưởng phân công phụ trách một số mặt công
tác. Được điều hành, giải quyết công việc của đơn vị khi Chi cục trưởng đi vắng.
- Được thực hiện
các nhiệm vụ và quyền hạn do Chi cục trưởng ủy quyền.
- Các Phó chi cục
trưởng độc lập chỉ đạo thực hiện khối công việc được Chi cục trưởng phân công
và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chi cục trưởng về những công việc được phân
công.
- Mọi quy định của
Chi cục trưởng yêu cầu, Phó chi cục trưởng phải thực hiện và báo cáo kịp thời.
Điều
5. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng phòng, phó trưởng phòng, Trưởng trạm,
Phó trưởng trạm.
1. Trưởng phòng,
trạm:
- Trưởng các bộ phận
phòng ban, các Trưởng trạm Thú y, Trưởng trạm KDĐV xuất nhập khẩu và xuất nhập
tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ trước Chi cục trưởng hoặc Phó chi cục trưởng phụ
trách khối về hoạt động của đơn vị mình, chủ động và độc lập giải quyết các công
việc của đơn vị mình quản lý.
2. Phó trưởng phòng,
trạm:
- Các Phó phòng ban,
Trạm giúp việc cho các Trưởng Phòng ban, Trưởng Trạm và chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng, Trưởng Trạm về việc thực hiện các công việc mà mình được phân
công.
Chương IV
TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI CHĂN
NUÔI – THÚ Y CƠ SỞ
Điều
6. Mạng lưới chăn nuôi – thú y cơ sở:
- Ở các xã, phường,
thị trấn có Ban chăn nuôi – thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) chịu trách nhiệm giúp UBND xã quản lý công tác chăn nuôi – thú y trên
địa bàn xã:
+ Phát hiện và báo
cáo tình hình sản xuất chăn nuôi, dịch bệnh động vật với UBND xã và Trạm Thú y
huyện, thị, thành phố (sau đây gọi chung là Trạm Thú y); thực hiện việc hướng
dẫn kỹ thuật, quy trình chăn nuôi, tiêm phòng, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho
động vật tại địa phương.
+ Kiểm tra vệ sinh
chăn nuôi, thú y tại các chợ hoặc nơi tập trung, mua bán động vật, sản phẩm
động vật, kiểm soát giết mổ động vật tại lò mổ, điểm giết mổ động vật tại địa
phương theo sự phân công của Trạm Thú y hoặc Chi cục Thú y.
+ Cán bộ Thú y xã
phải có giấy phép hành nghề thú y do Chi cục Thú y cấp theo quy định của Cục Thú
y và Bộ Nông nghiệp & PTNT.
+ Ban chăn nuôi –
thú y xã chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã về mặt hành chính và chịu sự hướng
dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Trạm Thú y.
+ Ban chăn nuôi –
thú y xã có trách nhiệm chấp hành đúng pháp luật Nhà nước về công tác chăn nuôi
– thú y tại địa phương, tham gia sinh hoạt định kỳ với Trạm Thú y, định kỳ báo
cáo tình hình chăn nuôi, thú y, kết quả hoạt động của Ban Thú y, định kỳ báo
cáo tình hình chăn nuôi, thú y, kết quả hoạt động của Ban Thú y với UBND xã và
Trạm Thú y.
- Trưởng ban Thú
y xã được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Quyết định số 460/QĐ-UBND-HC ngày 3/4/2006
của UBND tỉnh Đồng Tháp.
Chương V
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều
7. Mối quan hệ công tác
1. Đối với Cục Chăn
nuôi, Cục Thú y
Chi cục Thú y Đồng
Tháp chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, có
trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo, thông tin tình hình chăn nuôi, dịch bệnh
và các công tác khác của Chi cục theo quy định của ngành.
2. Đối với UBND Tỉnh
Chi cục Thú y có
trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và PTNT, tham mưu và giúp Sở Nông nghiệp và
PTNT quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi – thú y trên địa bàn tỉnh.
UBND Tỉnh thông qua
Sở Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan chức năng của tỉnh để giao nhiệm vụ kế
hoạch hàng năm cho Chi cục Thú y và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ,
xử lý các vấn đề phát sinh về kế hoạch, kỹ thuật, tài chính của Chi cục.
3. Đối với Sở Nông
nghiệp & PTNT:
Chi cục Thú y chịu
sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp & PTNT về toàn bộ hoạt
động của Chi cục Thú y theo quy định của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp
& PTNT theo sự phân công, phân cấp của UBND Tỉnh và quy định của Sở Nông
nghiệp & PTNT.
4. Đối với sở, ngành
tỉnh có liên quan:
Chi cục Thú y có
trách nhiệm cùng phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chăn nuôi – thú y về phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch
động vật, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú
y, vệ sinh an toàn thực phẩm và các công tác khác liên quan khi có yêu cầu.
5. Đối với UBND huyện,
thị xã, thành phố và Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế:
Quan hệ phối hợp
theo sự chỉ đạo và kế hoạch hoạt động của tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT trên
địa bàn huyện, thị, thành phố.
Chi cục Thú y thông
qua Trạm Thú y huyện, thị, thành phố để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác chăn nuôi – thú y trên địa bàn toàn tỉnh.
Trạm Thú y huyện,
thị, thành phố chịu sự quản lý của UBND huyện, thị, thành phố, Phòng Nông
nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế trong các chức năng quản lý nhà nước về mặt địa
bàn lãnh thổ, Trạm Thú y huyện, thị, thành phố có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ
với các phòng chức năng và các cơ quan có liên quan khác của huyện, thị, thành
phố để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chi cục Thú y.
Trạm Thú y huyện,
thị, thành phố có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất tất cả các lĩnh vực
mình phụ trách, quản lý theo yêu cầu của Chi cục Thú y.
6. Quan hệ giữa các
phòng chức năng và các trạm trực thuộc:
Mối quan hệ giữa
các phòng ban, Trạm (Trạm Thú y và Trạm KDĐV) là quan hệ công tác trên tinh thần
hỗ trợ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
8. Chi cục Trưởng Chi cục Thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực
hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh, vướng mắc kịp
thời báo cáo Sở nông nghiệp & PTNT để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.