Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm, khu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu | 12/2014/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/05/2014 |
Ngày có hiệu lực | 30/05/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Nguyễn Văn Diệp |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2014/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 5 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHÓM, KHU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN, ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm, khu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng Công báo tỉnh.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2822/2003/QĐ-UBND ngày 29/8/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm và Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 25/4/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long về bầu cử Trưởng ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHÓM, KHU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:
1. Đối tượng thực hiện: Các ấp, khóm, khu (gọi tắt là ấp) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khóm, khu; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó Trưởng ấp, khóm, khu và quy trình bầu cử Trưởng, Phó Trưởng ấp, khóm, khu trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ấp:
Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Ấp chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của ấp phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2014/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 5 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHÓM, KHU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN, ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm, khu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng Công báo tỉnh.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2822/2003/QĐ-UBND ngày 29/8/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm và Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 25/4/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long về bầu cử Trưởng ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHÓM, KHU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:
1. Đối tượng thực hiện: Các ấp, khóm, khu (gọi tắt là ấp) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khóm, khu; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó Trưởng ấp, khóm, khu và quy trình bầu cử Trưởng, Phó Trưởng ấp, khóm, khu trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ấp:
Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Ấp chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của ấp phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
Điều 3. Ấp, khóm, khu (gọi tắt là ấp):
Ấp không phải là một cấp hành chính, là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Ấp được tổ chức ở xã.
Khóm được tổ chức ở phường.
Khu, khóm và ấp được tổ chức ở thị trấn.
Điều 4. Tổ chức, trụ sở và nội dung hoạt động của ấp:
1. Tổ chức của ấp:
- Mỗi ấp có Trưởng ấp, 01 Phó Trưởng ấp và các tổ chức tự quản khác của ấp.
2. Trụ sở làm việc của ấp:
- UBND cấp xã tạo điều kiện thuận lợi để ấp có trụ sở làm việc ổn định, lâu dài.
- Trụ sở làm việc của ấp phải có biển tên; biển tên phải ghi rõ tên của ấp.
3. Nội dung hoạt động của ấp:
- Được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn và tổ dân phố (sau đây gọi chung là Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ).
Điều 5. Hội nghị của ấp, trình tự, thủ tục thành lập, đổi tên và ghép cụm dân cư vào ấp hiện có:
Hội nghị của ấp, trình tự, thủ tục thành lập, đổi tên và ghép cụm dân cư vào ấp hiện có được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG ẤP VÀ PHÓ TRƯỞNG ẤP
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ấp:
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV;
b) Tuyên truyền và thực hiện pháp luật.
c) Tham gia công tác văn hóa, thông tin - xã hội.
2. Quyền hạn:
a) Quyền hạn của Trưởng ấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ;
b) Được tham gia thảo luận, nêu kiến nghị trong các cuộc họp HĐND và UBND xã về những nội dung có liên quan đến ấp nhưng không được biểu quyết.
c) Tổ chức họp nhân dân thường kỳ và bất thường.
d) Huy động nhân dân trong ấp ngăn chặn, bắt giữ những người có hành vi phạm pháp quả tang, đồng thời báo cáo ngay hoặc đưa tới UBND xã giải quyết. Không được lưu giữ người và tang vật quá 8 giờ.
đ) Được chứng nhận vào biên bản, đơn đề nghị hợp pháp của các tổ chức, của tập thể, của công dân trong ấp làm cơ sở để UBND xã và cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Điều 7. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ấp:
Mỗi ấp, có Phó Trưởng ấp giúp việc cho Trưởng ấp; nhiệm vụ của Phó Trưởng ấp do Trưởng ấp phân công.
Điều 8. Tiêu chuẩn Trưởng ấp và Phó Trưởng ấp:
Tiêu chuẩn Trưởng ấp, Phó Trưởng ấp được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ;
Điều 9. Chế độ, chính sách đối với Trưởng ấp và Phó trưởng ấp:
Trưởng ấp, Phó Trưởng ấp là những người hoạt động không chuyên trách ở ấp được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Được bồi dưỡng kiến thức phục vụ công việc mình đảm trách.
Được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành; bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tuỳ theo hình thức, tính chất, mức độ vi phạm.
QUY TRÌNH BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP, PHÓ TRƯỞNG ẤP
1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức bầu cử, UBND cấp xã ra quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử Trưởng ấp; Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bầu cử.
2. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tổ chức bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp tổ chức hội nghị Ban công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp.
a) Thành phần hội nghị:
Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng ấp, Chi uỷ Chi bộ ấp, Trưởng các tổ chức đoàn thể (Chi đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ...).
b) Nội dung hội nghị:
Trưởng ấp, công bố quyết định của UBND cấp xã về ngày tổ chức bầu cử Trưởng ấp, phổ biến kế hoạch tổ chức bầu cử, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức bầu cử.
3. Trưởng ban công tác Mặt trận phổ biến tiêu chuẩn, dự kiến số lượng, công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử Trưởng ấp (từ 02 người trở lên).
4. Cuộc họp Ban công tác Mặt trận có Thư ký lập biên bản trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, tổng số người được triệu tập, số người tham dự, nội dung và nhận xét của hội nghị về những ưu điểm, nhược điểm của người được dự kiến giới thiệu ứng cử để báo cáo với Chi uỷ Chi bộ ấp.
Tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận điều kiện, tiêu chuẩn và giới thiệu ứng cử:
1. Thành phần hội nghị:
a) Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng ấp mời cử tri trong ấp. Hội nghị ấp được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ trong ấp dự.
b) Trưởng ấp mời đại diện Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND, Thường trực UBMTTQ Việt Nam cấp xã; đại diện Chi uỷ Chi bộ, Chi đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ...của ấp cùng dự hội nghị.
2. Nội dung, thủ tục, trình tự:
a) Trưởng ban công tác Mặt trận tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự; giới thiệu Thư ký hội nghị.
b) Trưởng ấp công bố quyết định của UBND cấp xã về ngày tổ chức bầu cử, kế hoạch bầu cử; báo cáo công tác nhiệm kỳ qua và tự phê bình trước hội nghị cử tri.
c) Trưởng ban công tác Mặt trận phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn Trưởng ấp và dự kiến danh sách những người ra ứng cử của Ban công tác Mặt trận (giới thiệu từ 02 người trở lên).
d) Hội nghị tham gia thảo luận điều kiện, tiêu chuẩn và giới thiệu người ứng cử hoặc tự ứng cử.
đ) Thông qua biên bản cuộc họp.
e) Trưởng ban công tác Mặt trận ấp kết thúc hội nghị.
Điều 12. Tổ chức hội nghị để thống nhất và ấn định danh sách những người ứng cử Trưởng ấp:
Trưởng ban công tác Mặt trận ấp triệu tập và chủ toạ hội nghị.
1. Thành phần hội nghị:
a) Đại diện Lãnh đạo Chi uỷ Chi bộ, Trưởng các tổ chức đoàn thể (Bí thư Chi đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi).
b) Mời đại diện Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND và Thường trực UBMTTQVN cấp xã dự hội nghị.
2. Nội dung, thủ tục, trình tự:
a) Trưởng ban công tác Mặt trận nêu mục đích; nội dung; giới thiệu đại biểu; thư ký hội nghị thông qua danh sách những người được Ban công tác Mặt trận, cử tri giới thiệu và người tự ứng cử.
b) Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn Trưởng ấp, hội nghị thảo luận và ấn định số người ứng cử Trưởng ấp. Số người ứng cử ít nhất là 02 người để cử tri lựa chọn bầu một người.
c) Hội nghị lập biên bản ghi rõ thành phần hội nghị, tổng số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung, diễn biến hội nghị và thoả thuận cuối cùng của hội nghị lập danh sách ấn định những người ứng cử Trưởng ấp.
d) Ban công tác Mặt trận ấp, hướng dẫn các ứng cử viên làm đơn xin ứng cử, lý lịch, tiểu sử tóm tắt.
đ) Ban công tác Mặt trận ấp tổng hợp báo cáo xin ý kiến Chi uỷ Chi bộ và Cấp uỷ cấp trên.
e) Đảng uỷ và UBND, UBMTTQVN xã, phường, thị trấn xem xét thống nhất nhân sự và thông báo cho Cấp uỷ, Trưởng ấp và Ban công tác Mặt trận ấp thực hiện.
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã tuỳ theo địa hình và cử tri ở các ấp để thành lập ở mỗi ấp số lượng tổ bầu cử cho phù hợp chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức bầu cử Trưởng ấp. Mỗi tổ bầu cử từ 05 đến 07 người do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban công tác Mặt trận làm Tổ trưởng. Thư ký và các thành viên khác gồm đại diện của tổ chức Đảng; tổ chức đoàn thể trong ấp là những người không có tên trong danh sách ứng cử. Tổ bầu cử có Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các Uỷ viên.
2. Tổ bầu cử có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập và niêm yết danh sách cử tri tham gia bầu cử, danh sách ứng cử viên chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức bầu cử.
b) Nhận tài liệu và phiếu bầu (có đóng dấu của UBMTQVN cấp xã ở góc trái phía trên của phiếu bầu) từ UBND cấp xã để phát cho cử tri trong ngày bầu cử, chuẩn bị hòm phiếu.
c) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, danh sách ứng cử viên, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 05 ngày trước ngày bầu cử.
d) Bố trí, trang trí phòng bỏ phiếu.
đ) Tổ chức ngày bầu cử theo đúng nội quy của phòng bỏ phiếu.
e) Xét giải quyết những khiếu nại về bầu cử.
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu.
h) Công bố kết quả bầu cử.
i) Báo cáo kết quả bầu cử, chuyển giao biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu liên quan đến việc bầu cử Trưởng ấp lên UBND cấp xã.
3. Tổ bầu cử hết nhiệm vụ khi đã công bố kết quả bầu cử cho nhân dân biết và trình đầy đủ các thủ tục liên quan đến công tác bầu cử Trưởng ấp lên UBND cấp xã.
1. Cuộc bầu cử tiến hành bắt đầu từ 07 giờ sáng và kết thúc vào lúc 13 giờ chiều cùng ngày, trường hợp khi có 100% cử tri trong danh sách được niêm yết đi bỏ phiếu thì Tổ bầu cử có thể kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm hơn.
2. Trước khi tiến hành bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri không phải là người ứng cử.
3. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu và tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bỏ thay. Trường hợp cử tri đi vắng xa nhà hoặc già yếu, ốm đau, không tự mình đi bỏ phiếu được thì báo cáo cho tổ bầu cử biết để ghi rõ vào cột ghi chú của danh sách cử tri không tham gia bầu cử.
1. Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
2. Trước khi mở hòm phiếu Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu còn không sử dụng và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
Điều 16. Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
1. Phiếu không phải là phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát.
2. Phiếu không đóng dấu của UBMTTQVN cấp xã.
3. Phiếu để số người được bầu hai người trở lên.
4. Phiếu gạch, xoá hết tên những người ứng cử.
5. Phiếu ghi tên người khác ngoài danh sách người ứng cử, phiếu có viết thêm.
1. Sau khi kiểm phiếu xong Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu, xác nhận kết quả kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ:
a) Số người được đề cử, ứng cử.
b) Tổng số cử tri đại diện hộ gia đình của ấp, khóm.
c) Số cử tri đại diện hộ gia đình tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri có tên trong danh sách.
d) Số phiếu phát ra.
đ) Số phiếu thu vào.
e) Số phiếu hợp lệ.
g) Số phiếu không hợp lệ.
h) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử; tỷ lệ so với số phiếu hợp lệ.
2. Biên bản kiểm phiếu xác định kết quả bầu cử được thành lập 03 bản phải có chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và hai cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu để gửi đến UBND cấp xã, 01 bản gửi UBMTTQVN cấp xã và 01 bản lưu hồ sơ.
1. Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số cử tri tham gia bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách hoặc kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ, so với tổng số cử tri hoặc đại diện hộ trong toàn ấp thì phải tiến hành tổ chức bầu cử lại. Ngày tổ chức bầu cử lại do UBND cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.
2. Trường hợp tổ chức bầu cử lại lần thứ 2 vẫn không bầu được Trưởng ấp, thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cử Trưởng ấp lâm thời trong số những người ứng cử Trưởng ấp chính thức để điều hành hoạt động của ấp cho đến khi bầu được Trưởng ấp mới.
3. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cử Trưởng ấp lâm thời, UBND cấp xã phải tổ chức bầu cử Trưởng ấp mới và việc tổ chức bầu cử Trưởng ấp được hướng dẫn thực hiện theo Quy chế này.
Điều 19. Công nhận kết quả bầu cử:
1. Người trúng cử là người có quá nửa số phiếu hợp lệ và nhiều phiếu hơn.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản, phiếu bầu, các tài liệu liên quan và khiếu nại (nếu có) của Tổ trưởng tổ bầu cử, UBND cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng ấp hoặc quyết định tổ chức ngày bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trưởng ấp chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND cấp xã.
Điều 20. Quy trình bầu cử Phó Trưởng ấp:
Bầu cử Phó Trưởng ấp được ấn định cùng ngày bầu cử Trưởng ấp.
1. Việc đề cử Trưởng ấp và giới thiệu Phó Trưởng ấp:
Trưởng ấp giới thiệu Phó Trưởng ấp giúp việc (sau khi có sự thống nhất với Ban công tác Mặt trận ấp).
2. Việc bầu cử Phó Trưởng ấp được thực hiện theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 của Quy chế này.
3. Quy trình, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp thực hiện như đối với Trưởng ấp.
Kinh phí tổ chức bầu cử Trưởng ấp do ngân sách xã, phường, thị trấn đảm bảo.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN THÀNH LẬP, ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP, GHÉP ẤP
1. Quyết định thành lập ấp mới theo quy định;
2. Quyết định kết quả phân loại ấp để UBND cấp xã thống nhất thực hiện;
3. Chỉ đạo việc thực hiện Thông tư 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
Điều 23. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:
1. Quyết định đổi tên, sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp hiện có sau khi được chủ trương của UBND tỉnh và được Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thông qua;
2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
3. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) về việc thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
Điều 24. Chủ tịch UBND cấp xã:
1. Chỉ định Trưởng ấp lâm thời;
2. Quyết định công nhận Trưởng ấp và Phó Trưởng ấp;
3. Quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của ấp trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
1. Thẩm định việc thành lập ấp mới trình UBND tỉnh theo quy định;
2. Theo dõi việc thực hiện các quy định của Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
3. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra UBND huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm;
4. Ngày 31 tháng 12 hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cấp phản ánh về UBND tỉnh (bằng văn bản qua Sở Nội vụ tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.