Quyết định 12/2007/QĐ-UBND thành lập Bệnh viện huyện Cần Giờ trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 12/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/01/2007
Ngày có hiệu lực 02/02/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thành Tài
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2007/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BỆNH VIỆN HUYỆN CẦN GIỜ TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12 tháng 4 năm 2005 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà nước về y tế ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Bệnh viện;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tại Tờ trình số 1121/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2006; của Giám đốc Sở Y tế tại Công văn số 7504/SYT-TCCB ngày 15 tháng 12 năm 2006 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 27/TTr-SNV ngày 09 tháng 01 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay thành lập Bệnh viện huyện Cần Giờ trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ và Bệnh viện Cần Giờ. Bệnh viện huyện Cần Giờ là đơn vị sự nghiệp y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước theo quy định. Trụ sở đặt tại: khu phố Miễu Ba, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.

Bệnh viện huyện Cần Giờ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ

1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh:

a) Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú;

b) Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước;

c) Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa;

d) Tổ chức giám định sức khỏe khi có yêu cầu;

đ) Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a) Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế;

b) Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a) Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu;

b) Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c) Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:

a) Lập kế hoạch và chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị;

b) Tổ chức chỉ đạo các phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

5. Phòng bệnh:

a) Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch;

b) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng;

6. Hợp tác quốc tế:

[...]