UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1185/QĐ-UBND
|
Hải Dương,
ngày 04 tháng 6 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỘ ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC LẬP BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH, ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày
12/4/2012 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;
Căn cứ
Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Liên Bộ Tài
nguyên - Môi trường và Bộ Tài chính V/v hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản
đồ và quản lý đất đai;
Căn cứ
Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày
18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v ban hành Định mức kinh tế- Kỹ
thuật Đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
Xét đề nghị của Liên ngành:
Tài chính - Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 957/TTr-LN ngày 11/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ đơn giá
đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
(Chỉ tiết Bộ đơn giá kèm
theo)
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các quy định hiện
hành hướng dẫn về đối tượng, phạm vi và các điều kiện áp dụng bộ đơn giá, lập dự
toán cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp cấp đồng loạt, đảm bảo chặt chẽ,
chính xác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; các
quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các sở, ngành: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài chính;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo Tin học VP UBND tỉnh;
- Lưu: VP, Thư (30b).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hiển
|
ĐƠN GIÁ
ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND
ngày /5/2012 của UBND tỉnh Hải Dương)
A/ THUYẾT MINH BỘ ĐƠN GIÁ:
1. Các khoản chi phí đã
tính trong bộ đơn giá:
1.1. Chi phí trực tiếp:
a) Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất.
Chi phí vật liệu = Định mức vật liệu x Đơn giá.
Định mức vật liệu được xác định theo định mức
ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đơn giá vật liệu xác định tại thời điểm tháng 4
năm 2012.
b) Chi phí dụng cụ lao động: Là giá trị công cụ,
dụng cụ được phân bổ trong quá trình sản xuất sản phẩm
Chi phí dụng cụ lao động = Số ca sử dụng dụng cụ
theo định mức x Đơn giá 1 ca
Trong đó: Đơn giá 1 ca = nguyên giá/Tổng số ca
máy sử dụng
Tổng số ca
máy sử dụng = Thời hạn sử dụng (tháng) x 26 ca định mức (tháng).
Đơn giá dụng cụ lao động xác định tại thời điểm
tháng 4 năm 2012
Số ca sử dụng dụng cụ theo định mức ban hành kèm
theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Chi phí khấu hao thiết bị lao động:
Chi phí khấu hao = Số ca máy theo định mức x Khấu
hao (KH) 1 ca máy
Trong đó: KH 1 ca máy = Nguyên giá/số ca trong 1
năm/số năm KH. Nguyên giá xác định tại thời điểm tháng 4 năm 2012.
Định mức sử dụng thiết bị lao động xác định theo
định mức ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
d) Chi phí nhân công: Bao gồm cả lao động kỹ thuật
và lao động phổ thông (nếu có) tham gia vào quá trình sản xuất.
Chi phí nhân công = Định mức LĐ x Định biên LĐ x
Đơn giá ngày công
+ Định biên: Quy định số lượng
và cấp bậc lao động (biên chế lao động) để sản xuất ra sản phẩm (thực hiện bước
công việc).
+ Định mức lao động: Quy định thời gian lao động
trực tiếp sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện bước công việc). Đơn vị tính là
công cá nhân hoặc công nhóm trên đơn vị sản phẩm; ngày công tính bằng 8 giờ làm
việc.
+ Đơn giá tiền lương kỹ thuật ngày công tính
theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của chính phủ
(1.050.000đ/tháng).
+ Đơn giá công lao động phổ thông xác định tại
thời điểm tháng 4 năm 2012 là 80.000đ/ngày công.
1.2. Chi phí chung:
Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp
thực hiện như: Chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện, nước,
điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy
quản lý; chi phí sửa chữa thiết bị, công cụ, dụng cụ đối với đơn vị sự nghiệp
(hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý đối với doanh
nghiệp); chi hội nghị triển khai, tổng kết công tác, chi phí chuyển quân, chi
phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công, chi phí nghiệm thu,
bàn giao sản phẩm của đơn vị sản xuất và các chi phí khác mang tính chất quản
lý có liên quan đến sản phẩm...
2. Các khoản chi phí chưa
tính trong bộ đơn giá:
Các khoản chi phí chưa tính trong bộ đơn giá sẽ
được tính khi xây dựng dự toán công trình đo đạc bản đồ và quản lý đất đai, bao
gồm:
- Phụ cấp khu vực;
- Chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán;
- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu;
- Chi phí bồi thường thiệt hại (nếu
có);
- Chi phí thu nhập chịu thuế tính
trước;
- Thuế giá trị gia tăng.
3. Phân loại
khó khăn:
Phân loại khó khăn cho công tác đo đạc đo đạc bản đồ và quản
lý đất đai theo quy định tại Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
4. Điều chỉnh
đơn giá:
a) Khi Nhà nước thay đổi mức lương
tối thiểu khác với mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng tính trong đơn giá,
thì các chi phí trong đơn giá được điều chỉnh như sau:
Chi phí nhân công điều chỉnh = chi
phí nhân công trong đơn giá x (nhân) K. Trong đó K = mức lương tối thiểu mới :
(chia) 1.050.000 đồng.
b) Khi chi phí dụng cụ, vật liệu,
thiết bị có sự biến động cần thiết phải điều chỉnh thì thực hiện theo thông báo
của Sở Tài chính.
c) Đối
với công tác chưa có trong bộ đơn giá này thì căn cứ vào tình hình thực tế và
các quy định tại Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC của Liên Bộ Tài nguyên - Môi
trường và Bộ Tài chính để xây dựng, trình cấp thẩm quyền công bố bổ sung.
d) Sở
Tài nguyên- Môi trường chịu trách nhiệm về khối lượng công việc và tính chính
xác của số liệu tính toán đối với từng đơn giá đo đạc lập
bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
B/ KẾT CẤU BỘ ĐƠN GIÁ:
Bộ đơn giá gồm 2 phần:
- Phần I: Đơn giá đo đạc địa
chính;
- Phần II: Đơn giá đăng ký cấp
GCNQSDĐ
Phần I: Đơn giá đo đạc địa
chính
A. Lưới địa chính:
B. Đo đạc thành lập bản đồ địa
chính bằng phương pháp đo đạc trực tiếp:
C. Số hóa và chuyển hệ tọa độ bản
đồ địa chính:
D. Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa
chính:
Đ. Trích đo thửa đất:
E. Đo đạc, chỉnh lý bản trích lục
bản đồ địa chính, bản trích lục trích đo địa chính:
G. Đo đạc bổ sung tài sản gắn liền
với đất.
Phần II: Đơn giá đăng ký cấp
GCNQSDĐ
Đơn giá đăng ký cấp GCNQSDĐ gồm 2
Chương, phân chia theo thẩm quyền cấp: Thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và thuộc
thẩm quyền của UBND huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là cấp huyện).
1. Trường hợp thuộc thẩm quyền
của UBND tỉnh:
a) Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu,
cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính;
b) Đăng ký cấp lại, đổi GCNQSDĐ;
c) Đăng ký biến động về quyền sử dụng
đất.
d) Chuyển hồ sơ địa chính phần thuộc
tính sang dạng số.
đ) Trích lục hồ sơ địa chính.
2.
Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện:
a) Đăng ký QSDĐ lần đầu, lập hồ sơ
địa chính, cấp GCNQSDĐ cho nhiều người sử dụng đất ở xã, thị trấn (Đăng ký, cấp
GCN QSDĐ đồng loạt ở xã);
b) Đăng ký QSDĐ lần đầu, lập hồ sơ
địa chính, cấp GCNQSDĐ cho nhiều người sử dụng đất ở phường (Đăng ký, cấp GCN
QSDĐ đồng loạt ở phường);
c) Đăng ký, cấp GCNQSDĐ đơn
lẻ tại xã, thị trấn;
d) Đăng ký, cấp GCNQSDĐ đơn lẻ ở
phường;
đ) Cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ cho
người sử dụng đất (trường hợp nộp hồ sơ tại VPĐKQSD đất cấp huyện);
e) Đăng ký biến động về quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất (trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã);
f) Đăng ký biến động về quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất (trường hợp nộp hồ sơ tại VPĐKQSDĐ cấp huyện);
g) Cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ cho
người sử dụng đất khi thực hiện chủ trương "Dồn điền đổi thửa";
h) Cấp đổi hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ
cho người sử dụng đất khi chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp giữa 2 hộ gia đình, cá
nhân;
i) Cấp đổi GCNQSDĐ, lập lại hồ sơ
địa chính thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng đất sau khi đo vẽ BĐĐC
thay thế cho tài liệu đo đạc cũ tại xã, thị trấn;
k) Cấp đổi GCNQSDĐ, lập lại hồ sơ
địa chính thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng đất sau khi đo vẽ BĐĐC
thay thế cho tài liệu đo đạc cũ tại phường;
l) Cấp đổi GCNQSDĐ đã cấp cho nhiều
thủa đất của mỗi hộ gia đình, cá nhân thành GCN cấp cho từng thửa đất có chỉnh
lý hồ sơ địa chính.
m) Chuyển hồ sơ địa chính phần thuộc
tính sang dạng số.
n) Trích lục hồ sơ địa chính.
(Chi
tiết có bộ đơn giá kèm theo)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG