ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1185/QĐ-UBND
|
Thanh Hoá, ngày 11
tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT PHÂN BỔ VỐN SỰ NGHIỆP NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng
6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội: Số
24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; số 69/2022/QH15
ngày 11 tháng 11 năm 2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; số
70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm
2023;
Căn cứ
các Nghị định của Chính phủ: số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của
Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia;
số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ các Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ: số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn
đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022
về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Căn cứ Thông tư số
04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số
01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -
2025;
Căn cứ Thông tư số
06/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ các Thông tư của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25
tháng 5 năm 2022 hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát
triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021 - 2025; số 10/2022/TTBLĐTBXH ngày 31 tháng 5 năm 2022 hướng dẫn giám sát,
đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021 - 2025; số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2022 hướng dẫn một số nội
dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm
2022 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết
việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định
1768/QĐ-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực
hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Công văn số
5339/LĐTBXH-VPQGGN ngày 26 tháng 12 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về việc hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023;
Căn cứ Công văn số
252/BTTTT-KHTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong năm 2023;
Căn cứ các Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 257/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 ban
hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương
và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; số
369/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2023 về phương án phân bổ nguồn vốn sự nghiệp từ
ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 50/TTr-SLĐTBXH
ngày 06 tháng 4 năm 2023 về việc phân bổ vốn sự
nghiệp nguồn ngân sách trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững năm 2023 kèm theo ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Công văn số
1756/STC-NSHX ngày 06 tháng 4 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê
duyệt phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững năm 2023, với các nội dung chính như sau:
I. Dự toán
năm 2023 Trung ương giao: 514.715 triệu đồng.
1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu
tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: 42.664 triệu đồng.
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế,
phát triển mô hình giảm nghèo: 114.535 triệu đồng.
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất,
cải thiện dinh dưỡng: 63.491
triệu
đồng.
4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề
nghiệp, việc làm bền vững: 69.461 triệu đồng.
5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn các huyện nghèo: 182.140 triệu đồng.
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo
về thông tin: 20.494
triệu
đồng.
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám
sát, đánh giá Chương trình: 21.930 triệu đồng.
II. Dự toán
phân bổ: 514.715 triệu đồng.
(Chi tiết
theo Phụ lục 01, 02 kèm theo)
1.
Nội dung, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
1.1. Nội dung: Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng
các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa
sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải
thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm
nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
1.2. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức:
Thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung
ương; Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023.
2. Chi tiết
phân bổ các Dự án
2.1. Dự án 1:
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, tổng
kinh phí thực hiện: 42.664
triệu đồng.
2.1.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ
duy tu và bảo dưỡng các công trình: 28.525 triệu đồng.
a) Hoạt động 1: Hỗ trợ duy tu và bảo
dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất thiết yếu trên địa bàn các huyện
nghèo, kinh phí thực hiện: 27.324 triệu đồng.
Phân bổ cho 6 huyện nghèo,
gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh và Thường Xuân: 27.324 triệu
đồng.
b) Hoạt động 2: Hỗ trợ
duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa
bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo,
kinh phí thực hiện: 1.200 triệu đồng.
Phân bổ cho 03 xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, gồm: Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc;
xã Nghi Sơn và xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn: 1.200 triệu đồng.
2.1.2. Tiểu dự án 2: Đề án hỗ trợ một số
huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn: 14.140 triệu đồng.
Phân bổ cho huyện Bá Thước, huyện Thường
Xuân: 14.140 triệu đồng.
Thực hiện duy tu và bảo dưỡng các công trình
theo Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về hỗ trợ huyện Bá Thước, huyện Thường Xuân thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2022 - 2025
(Chi tiết
theo phụ lục 03 kèm theo)
2.2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế,
phát triển mô hình giảm nghèo, kinh phí thực hiện: 114.535 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 9.900 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa; Viện Nông nghiệp tỉnh
Thanh Hóa; Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và Liên minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi có Quyết
định phê duyệt của UBND tỉnh, giao các đơn vị Chi cục Phát triển nông thôn
Thanh Hóa; Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và Liên
minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 104.635 triệu đồng.
(Chi tiết
theo phụ lục 04 kèm theo).
2.3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản
xuất, cải thiện dinh dưỡng, kinh phí thực hiện: 63.491 triệu đồng.
2.3.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh phí thực hiện: 50.517 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 1.000 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa.
Sau khi có Quyết
định phê duyệt của UBND tỉnh, giao Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa lập dự toán
chi tiết gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 49.517 triệu đồng.
2.3.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng, kinh phí thực
hiện: 12.974
triệu
đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 1.297 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế, Sở Giáo dục
và Đào tạo, Trung
tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Đối với nội dung do Trung tâm kiểm soát bệnh
tật tỉnh thực hiện, sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, giao Trung
tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lập dự toán chi tiết lấy ý kiến thống nhất của Sở Y
tế về nội dung thực hiện, gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 11.677 triệu đồng.
(Chi tiết
theo phụ lục số 05 kèm theo)
2.4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề
nghiệp, việc làm bền vững, tổng kinh phí thực hiện: 69.461 triệu đồng.
2.4.1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục
nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, kinh phí thực hiện: 45.546 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 17.987 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội: 1.027 triệu đồng; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cấp tỉnh:
16.960 triệu đồng.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của
UBND tỉnh, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp công lập cấp tỉnh lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để thẩm
định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cấp tỉnh
khi lập dự toán chi tiết phải lấy ý kiến thống nhất của Sở Lao động Thương binh
và Xã hội về nội dung thực hiện.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện:
27.559 triệu đồng.
Ngân sách cấp huyện 18.219 triệu đồng và
04 cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện 9.340 triệu đồng (Trung tâm
GDNN-GDTX Hậu Lộc, Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa, Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung
và Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn).
(Chi
tiết theo phụ lục số 07 kèm theo)
2.4.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, kinh phí thực hiện: 6.982 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 1.256 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của
UBND tỉnh, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi tiết gửi Sở
Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 5.726 triệu đồng.
(Chi
tiết theo phụ lục số 08 kèm theo)
2.4.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền
vững, kinh phí thực hiện: 16.933 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 1.693 triệu đồng
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của
UBND tỉnh, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm
lập dự toán chi tiết (Trung tâm Dịch vụ việc làm lấy ý kiến thống nhất của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội) gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 15.240 triệu đồng.
(Chi
tiết theo phụ lục số 09 kèm theo)
2.5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, kinh phí thực hiện: 182.140 triệu đồng.
Phân bổ cho 06 huyện nghèo, gồm: Mường Lát,
Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh và Thường Xuân: 182.140 triệu đồng.
(Chi tiết
theo phụ lục số 10 kèm theo)
2.6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về
thông tin, tổng kinh phí thực hiện: 20.494 triệu đồng.
2.6.1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin,
kinh phí thực hiện: 14.132 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh thực hiện
nội dung có tính chất đặc thù, kinh phí thực hiện: 9.080 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền
thông,
Nội dung thực hiện:
- Nâng cấp sửa chữa Cụm thông tin công cộng tại
cửa khẩu Na Mèo, kinh phí thực hiện: 1.005 triệu đồng, để thực hiện: Nâng cấp,
sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của cụm thông tin đối ngoại tại Cửa khẩu Quốc
tế Na Mèo, huyện Quan Sơn.
- Nâng cấp đài truyền thanh các xã đặc biệt
khó khăn; xã đảo, kinh phí thực hiện: 8.075 triệu đồng, để thực hiện thiết lập
hệ thống đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT cho 17 xã đặc biệt khó khăn khu vực
III; xã đảo, gồm: xã Trung Lý, thị trấn Mường Lát, xã Mường Lý, huyện Mường
Lát; xã Na Mèo, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn; xã Thành Sơn, huyện Bá Thước; xã
Yên Khương, huyện Lang Chánh; xã Luận Khê, huyện Thường Xuân; xã Thanh Sơn, xã
Thanh Hòa, xã Thanh Phong, xã Thanh Lâm, xã Thanh Quân, huyện Như Xuân; xã
Thanh Kỳ, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh; xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc; xã Nghi
Sơn, thị xã Nghi Sơn. Mức chi: 475 triệu đồng/01đài/01xã.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh,
Sở Thông tin và Truyền thông lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Nội dung thực hiện nhiệm vụ không có tính
chất đặc thù, kinh phí thực hiện: 5.052 triệu đồng.
- Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 1.516 triệu
đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền
thông.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh,
Sở Thông tin và Truyền thông lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Phân bổ cho ngân sách cấp huyện : 3.536 triệu
đồng.
(Chi tiết
theo phụ lục số 11 kèm theo)
2.6.2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về
giảm nghèo đa chiều, kinh phí thực hiện: 6.362 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 2.227 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị dự toán cấp
tỉnh.
Đối với nội dung do Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện, sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh,
giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính
để thẩm định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 4.135 triệu đồng.
(Chi tiết
theo phụ lục số 12 kèm theo)
2.7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và
giám sát, đánh giá Chương trình, kinh phí thực hiện: 21.930 triệu đồng.
2.7.1. Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực
thực hiện chương trình, kinh phí thực hiện: 14.289 triệu đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 3.572 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị dự toán cấp
tỉnh.
Đối với nội dung do Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Sở Y tế, Chi cục phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông
và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện, sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh,
giao các đơn vị lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 10.717 triệu đồng.
(Chi tiết
theo phụ lục số 13 kèm theo)
2.7.2. Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh
giá, kinh phí thực hiện: 7.641
triệu
đồng.
a) Phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh: 1.910 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị dự toán cấp
tỉnh.
Đối với nội dung do Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện, sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh,
giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính
để thẩm định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phân bổ cho ngân sách cấp huyện: 5.731 triệu đồng
(Chi tiết
theo phụ lục số 14 kèm theo).
III. Nguồn
kinh phí:
Từ nguồn trung ương bổ sung theo Quyết
định số 1506/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân
sách nhà nước năm 2023.
Điều
2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài chính, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm toàn diện
trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan về tính chính xác của các nội dung
tham mưu, thẩm định, số liệu báo cáo và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, định
mức theo đúng quy định.
2. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, UBND các huyện nghèo khẩn trương
tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư số
01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; tham mưu, hướng dẫn,
chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, tiến độ, hiệu quả.
3. Căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều
1 Quyết định này, Cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm hướng dẫn các đơn
vị lựa chọn các danh mục dự án, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất; thực
hiện đúng mục tiêu của chương trình.
4. Sở Tài chính thực hiện
thông báo bổ sung có mục tiêu cho các huyện để tổ chức thực hiện; thẩm định dự
toán chi tiết, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt và
thông báo bổ sung dự toán kinh phí cho các đơn vị cấp tỉnh thực hiện.
5. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình, Dự án.
6. Các Sở, ban, ngành và
UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chủ
động phối hợp với các cơ quan chủ quản chương trình và cấp có thẩm quyền triển
khai thực hiện đúng quy định; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích;
công khai, dân chủ; có hiệu quả và thanh quyết toán theo quy định hiện hành;
báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Sở Tài chính; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về thực
hiện các Chương trình, Dự án.
7. Các sở, ngành, địa phương thực hiện
huy động và lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững theo nội dung và nguyên tắc quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19/4/2022 của Chính phủ; việc lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo theo Luật
Ngân sách nhà nước, có mục tiêu và nội dung đầu tư sát đúng với mục tiêu và nội
dung của chương trình mục tiêu quốc gia và phù hợp với các văn bản quy định
liên quan. Lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động, nội dung có cùng mục
tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện. Việc huy động và lồng ghép phải
được xác định rõ tỷ lệ huy động, cơ cấu từng nguồn vốn được lồng ghép, tránh chồng
chéo, trùng lắp; quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép được
thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Y tế, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ
Minh Tuấn
|