ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1174/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 29 tháng 07 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÁC XÃ HUYỆN
HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng
11 năm 2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi bổ sung một
số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013
của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định
một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của
Chính phủ;
Xét đề nghị của UBND huyện Hiệp
Hòa tại Tờ trình số 72/TTr-UBND ngày 18/7/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 157/TTr-SKH
ngày 24/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp đường giao thông các
xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, với nội dung sau:
1. Tên dự án: Cải tạo, nâng cấp đường
giao thông các xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
2. Chủ đầu tư: UBND huyện Hiệp Hòa.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty
CP Tư vấn Xây dựng giao thông 8.
4. Chủ trì lập dự án: Kỹ sư Nguyễn
Anh Tuấn.
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Xây dựng tuyến đường nhằm khắc phục
tình trạng đi lại khó khăn do đường cũ xuống cấp nghiêm trọng; đáp ứng nhu cầu
vận tải hàng hóa; cải thiện điều kiện đi lại cho nhân dân địa phương; giảm
thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa cho nhân dân trong khu vực.
6. Nội dung và quy mô xây dựng:
Xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn
đường cấp V miền núi với tổng chiều dài tuyến 41km; điểm đầu tuyến giao với
QL37 thuộc địa phận xã Hoàng An, điểm cuối tuyến thuộc địa phận xã Châu Minh,
huyện Hiệp Hòa.
Các hạng mục xây dựng: Xây dựng hoàn
chỉnh các hạng mục nền, mặt đường; hệ thống thoát nước dọc, thoát nước ngang và
hệ thống an toàn giao thông.
7. Địa điểm xây dựng: Huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang.
8. Diện tích xây dựng: 38,8ha.
9. Giải pháp
thiết kế:
9.1. Thiết kế bình đồ: Bình đồ tuyến
cơ bản bám theo đường cũ, một số đoạn điều chỉnh nhỏ để đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật của cấp đường thiết kế nhằm giảm thiểu khối lượng xây dựng và GPMB.
9.2. Thiết kế trắc dọc: Thiết kế
đường đỏ đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn đường cấp V miền
núi, đáp ứng yêu cầu thiết kế thủy văn, giảm thiểu khối lượng đắp nền và GPMB;
các điểm đấu nối với hệ thống đường cũ, đường ngang đảm bảo vuốt nối nối êm
thuận.
9.3. Thiết kế trắc ngang: Thiết kế
trắc ngang theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Quy mô mặt cắt ngang như sau:
+ Chiều rộng nền đường: Bnền
= 6,5m.
+ Chiều rộng mặt đường: Bmặt
= 3,5m.
+ Chiều rộng lề đường: Blề = 2 x 1,5m = 3,0m.
+ Chiều rộng lề đường gia cố: Blgc =
2 x 1,0 = 2m.
+ Độ dốc ngang mặt đường: Imặt
= 3%; độ dốc ngang lề: Ilề = 4%.
+ Độ dốc mái ta luy: nền đào: Iđào
= 1/1, nền đắp Iđắp = 1/1,5.
9.4. Thiết kế kết cấu nền đường:
Thiết kế mô đuyn đàn hồi nền đường
Eo= 400daN/cm2. Vật liệu đắp nền đường là đất
cấp phối đồi khai thác tại mỏ, đất đào nền cũ tận dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật theo quy định; giải pháp thiết kế cụ thể như sau:
* Đối với phần nền đường đắp mở rộng:
Trước khi đắp nền mở rộng đào lớp bùn, hữu cơ phía trên mặt ruộng, lòng mương,
chiều sâu 20-30cm, đánh cấp mái ta luy nền đường cũ; đắp
nền bằng đất cấp phối đồi và đất đào nền cũ tận dụng; đắp nền theo lớp, mỗi lớp
chiều dày <30cm; lớp nền đắp trên cùng trong phạm vi phần
xe chạy chiều dày 30cm đầm nén đạt độ
chặt K ≥98%, các lớp còn lại đầm nén đạt độ chặt K
≥95%.
* Đối với nền đào: Đào khuôn đường
đến cao trình thiết kế, tiến hành xáo xới lớp nền cũ sâu 30cm và đầm nén lại
đạt độ chặt K ≥98%.
9.5. Thiết kế kết cấu mặt đường, lề
đường gia cố:
Xây dựng kết cấu mặt đường mềm, tải
trọng trục tính toán P=10T, Eyc≥80Mpa, gồm 02 kết cấu với các
lớp từ trên xuống dưới như sau:
* Kết cấu mặt đường làm mới, cạp mở
rộng:
+ Mặt đường láng nhựa 3 lớp tiêu
chuẩn nhựa 4.5kg/m2;
+ Lớp móng trên đá dăm tiêu chuẩn dày
16cm;
+ Lớp móng dưới
cấp phối đá dăm loại II dày 18cm đầm nén K ≥98%.
* Kết cấu mặt đường tăng cường:
+ Mặt đường láng nhựa 3 lớp tiêu
chuẩn nhựa 4.5kg/m2;
+ Lớp móng trên đá dăm tiêu chuẩn dày
16cm;
+ Bù vênh mặt đường cũ bằng cấp phối
đá dăm loại II đầm nén K ≥98%.
9.6. Thiết kế nút giao: Thiết kế các
nút giao cùng mức, bố trí đầy đủ biển báo hiệu. Các nút giao được thiết kế mở
rộng nền, mặt đường theo bán kính cong tròn R=5 ÷ 15m, kết
cấu mặt đường trong nút giao tương tự kết cấu mặt đường trên tuyến.
9.7. Thiết kế công trình thoát nước:
a) Hệ thống thoát nước dọc: Xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống thoát nước dọc, các đoạn qua khu đông dân cư rãnh làm mới
dạng chữ nhật có nắp đậy bằng BTCT.
b) Hệ thống cống ngang: Giữ lại các
cống ngang còn hoạt động tốt; xây bổ sung cống mới và nối dài cống cũ: cống
tròn đường kính Ø75 ÷ Ø100; cống bản khẩu độ B=0,6m
÷ 2,0m, cống hộp bxh =1x1m ÷ bxh=4x4m.
- Kết cấu cống tròn: Móng cống, tường
đầu, tường cánh, chân khay, hố thu xây đá hộc vữa xi măng M100; ống cống BTCT đúc sẵn M200.
- Kết cấu cống bản: Móng cống, tường
mố, tường cánh, hố thu xây đá hộc vữa xi măng M100; mũ mố,
bản cống BTCT M300, tường đầu, tường cánh, sân cống BTCT M200.
- Kết cấu cống
hộp: Thân cống BTCT đúc tại chỗ M300, tường đầu, tường cánh, sân cống BTCT M200.
- Đắp trả hố móng, lưng cống theo yêu
cầu độ chặt đắp nền đường.
c) Thiết kế cầu: Xây dựng 02 cầu: cầu
Ông Tây và cầu xã Hoàng An.
Tải trọng thiết kế HL93; kết cấu nhịp
giản đơn chiều dài nhịp L=15m, khổ cầu B=7m, kết cấu dầm bản BTCT DƯL; kết cấu
mố BTCT chữ U đặt trên móng cọc BTCT
kích thước cọc 40x40cm.
9.8. Thiết kế vuốt nối với đường
ngang dân sinh: Kéo dài đoạn vuốt nối với các đường ngang trên tuyến từ 10-15m
tùy từng vị trí; kết cấu mặt đường ngang gồm: Láng nhựa 03 lớp, tiêu chuẩn nhựa 4,5kg/m2
trên lớp móng đá dăm tiêu chuẩn dày 16cm.
9.9. Công trình an toàn giao thông:
Xây dựng mới hệ thống cọc tiêu, biển
báo.. .. theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giao thông
vận tải.
10. Loại, cấp công trình: Công trình
giao thông cấp III.
11. Phương án giải phóng mặt bằng:
Toàn bộ phần mặt bằng cần phải giải phóng để xây dựng công trình được hỗ trợ,
bồi thường theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, công tác GPMB do địa
phương thực hiện.
12. Tổng mức đầu tư: 247.519.072.000
đồng
(Hai trăm bốn mươi bảy tỷ, năm
trăm mười chín triệu, không trăm bảy mươi hai ngàn đồng)
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng:
155.327.521.000 đồng
+ Chi phí GPMB: 32.333.736.000
đồng
+ Chi phí quản lý dự án:
2.985.550.000 đồng
+ Chi phí tư vấn:
11.807.964.000 đồng
+ Chi phí khác: 3.811.122.000 đồng
+ Chi phí dự phòng:
41.253.179.000 đồng
13. Nguồn vốn đầu tư: Vốn dự phòng, vốn hỗ trợ ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
14. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu
tư trực tiếp quản lý dự án.
15. Thời gian
thực hiện dự án: 2013 - 2015.
16. Các nội dung khác: Theo Tờ trình
số 157/TTr-SKH ngày 24/7/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Chủ
đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý dự án theo đúng quy định hiện
hành.
Điều 3. Thủ
trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND huyện Hiệp Hòa và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PTC UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, TKCT,
+ TPKT, GT, KTN.
- Lưu: VT, CN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
|