Quyết định 114/2005/QĐ-UB về Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Gia Lai

Số hiệu 114/2005/QĐ-UB
Ngày ban hành 05/09/2005
Ngày có hiệu lực 15/09/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Phạm Thế Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/2005/QĐ-UB

Pleiku, ngày 05 tháng 09 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010;

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, làm căn cứ tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 114/2005/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định về đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng.

1. Công chức hành chính, công chức dự bị làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

3. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và nguồn cán bộ công chức cấp xã.

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Điều 2. Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng.

Trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước; chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương, đủ khả năng thích ứng khi hội nhập kinh tế.

Điều 3. Yêu cầu của việc đào tạo, bồi dưỡng.

1. Đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu; theo quy hoạch, kế hoạch; theo tiêu chuẩn chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch, tiêu chuẩn chức danh; theo nhu cầu phục vụ nhiệm vụ được giao.

2. Cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch đào tạo lãnh đạo, quản lý hoặc nâng cao trình độ phải đạt các tiêu chuẩn về: phẩm chất, lịch sử chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, có sức khoẻ, năng lực sở trường, hiệu quả công việc, triển vọng phát triển.

[...]