ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1122/QĐ-UBND
|
Bình
Phước, ngày 29 tháng 5 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003 ;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
59/2007/NĐ- CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định số
08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-
UBND ngày 04/01/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống
thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Tờ trình số 322/TTr-SXD ngày 11/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định quản lý quy hoạch
hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 04/01/2012.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
Giao Sở Xây dựng tổ chức công bố
đồ án và Quy định quản lý đồ án quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo quy định hiện hành.
Điều 3.
Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở:
Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và
Môi trường, Y tế; Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống
thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này, kể từ ngày ký./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lợi
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1122 /QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2012 của
UBND tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị
trí, quy mô, vai trò và chức năng quy hoạch
1. Vị trí quy hoạch hệ thống thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy hoạch tại các huyện, thị trên địa
bàn tỉnh phù hợp với chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, mỗi khu xử lý chất
thải rắn sẽ phục vụ 1 địa bàn đô thị, khu công nghiệp tập trung và được bố trí
hợp lý địa điểm và quy mô như sau:
- Thôn 7, xã Long Giang, thị xã
Phước Long; quy mô là 5- 6 ha;
- Ấp 1, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng
Xoài; quy mô là 11,7 ha;
- Ấp 2, xã Minh Tâm, thị xã Bình
Long; quy mô là 10,8 ha;
- Thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa,
huyện Bù Gia Mập; quy mô là 10,8 ha;
- Ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh,
huyện Lộc Ninh; quy mô là 4 ha;
- Ấp 3, xã Hưng Phước, huyện Bù
Đốp; quy mô là 4,18 ha;
- Ấp 2, xã Minh Tâm, huyện Hớn
Quản; quy mô là 10,8 ha;
- Ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng, huyện
Đồng Phú; quy mô là 22,78 ha;
- Thôn 1, xã Đoàn Kết, huyện Bù
Đăng; quy mô là 4 ha;
- Ấp 5, xã Minh Lập (xử lý chất
thải rắn nguy hại) quy mô là 2 ha và ấp Bào Teng, xã Minh Quang, quy mô là 35
ha thuộc huyện Chơn Thành.
2. Hệ thống thu gom, xử lý chất
thải rắn trên địa bàn tỉnh có vai trò rất lớn góp phần làm đô thị văn minh, sạch
đẹp, tạo dựng môi trường sống thân thiện nhằm nâng cao chất lượng sống.
3. Chức năng của hệ thống thu
gom, xử lý chất thải rắn giải quyết ô nhiễm môi trường, tái chế sử dụng và làm
phân bón hữu cơ. Chất thải rắn được thu gom, vận chuyển từ nguồn rác thải phát sinh
trong và ngoài đô thị, các khu công nghiệp.
Điều 2. Mục
tiêu quy hoạch
1. Mục tiêu chung
1.1. Chất thải rắn phải được
phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công
nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp nhằm tiết
kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
1.2. Quy hoạch hệ thống thu gom,
xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, trung bình mỗi
huyện có một khu xử lý chất thải rắn nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
của tỉnh Bình Phước từ nay đến năm 2020 gắn với quy hoạch phát triển Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
1.3. Nhận thức của cộng đồng về
quản lý tổng hợp chất thải rắn được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với
môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực
cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết lập.
1.4. Quy định việc quản lý quy
hoạch, xây dựng mới các công trình; bảo vệ môi trường; bảo vệ nguồn nước, khai
thác có hiệu quả quy hoạch hệ thống, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
1.5. Quy định các cơ chế để tạo
điều kiện xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường thiết yếu
nhằm phát triển vùng quy hoạch hệ thống, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2015:
- Thu gom trên 95% chất thải rắn
sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp dịch vụ và du lịch;
- Thu gom trên 50% chất thải rắn
sinh hoạt tại các khu vực nông thôn;
- Thu gom và xử lý trên 95% chất
thải rắn nguy hại và 100% chất thải rắn y tế;
- Phấn đấu 50% hộ gia đình, 100%
doanh nghiệp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 50% các tuyến đường
trong đô thị có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, 80% khu vực công cộng
có thùng chứa rác chất thải rắn;
- Trên 95% cơ sở tiểu thủ công
nghiệp xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
2.2. Đến năm 2020
- Thu gom 100% chất thải rắn
sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
- Thu gom trên 70% chất thải rắn
sinh hoạt tại các khu vực nông thôn;
- Thu gom và xử lý chất thải rắn
y tế;
- Phấn đấu 70% hộ gia đình phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 70% các tuyến đường trong đô thị có trạm
trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, 90% khu vực công cộng có thùng chứa chất
thải rắn;
- 100 % cơ sở tiểu thủ công nghiệp
xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Điều 3.
Quy định đối với vị trí xây dựng các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn
và các công trình phụ trợ
1. Xây dựng các trạm trung chuyển
và cơ sở xử lý chất thải rắn phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản
lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trạm trung chuyển chất thải
rắn phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở
các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ
quan đô thị.
3. Xây dựng cơ sở xử lý chất thải
rắn và các công trình phụ trợ phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về
quy hoạch xây dựng, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Về vị trí, điều kiện địa chất,
điều kiện thủy văn
+ Có khoảng cách phù hợp với nguồn
phát sinh rác thải;
+ Bảo đảm khoảng cách ly an toàn
đến khu vực dân cư gần nhất, trung tâm đô thị, các khu vực vui chơi, giải trí, điểm
du lịch, di tích lịch sử văn hóa, sân bay, các nguồn nước, sông hồ;
+ Có điều kiện địa chất thủy văn
phù hợp; không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước, vùng phân
lũ của các khu vực sông; không nằm ở vị trí đầu nguồn nước, vùng có địa chất
không ổn định;
+ Điều kiện giao thông, cung cấp
điện nước thuận lợi và được sự chấp thuận của cộng đồng dân cư;
- Quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn
và các công trình phụ trợ
+ Khi tính toán thiết kế quy mô,
công xuất nhà máy xử lý rác phải tính đến quy mô dân số, lượng chất thải hiện tại
và thời gian hoạt động, có tính đến sự gia tăng dân số và khối lượng chất thải
rắn tương ứng;
+ Khả năng tăng trưởng kinh tế
và định hướng phát triển đô thị trong suốt thời gian vận hành của cơ sở xử lý
chất thải rắn và công trình phụ trợ;
- Về tái sử dụng mặt bằng sau
khi đóng bãi chôn lấp
Thực hiện theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng và các quy định liên quan khác hiện hành.
Điều 4. Quy
định đối với công nghệ xử lý chất thải rắn
1. Chất thải rắn đô thị: Ưu tiên
áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận, các công nghệ nước
ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường. Xử
lý chất thải rắn theo phương pháp khu liên hợp xử lý (tái chế, tái sử dụng, chế
biến phân hữu cơ. . .) và chôn lấp hợp vệ sinh.
2. Đối với chất thải rắn y tế
nguy hại thì tiêu hủy riêng bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng.
3. Chất thải rắn công nghiệp: cần
xử lý tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghiệp khác nhau như đốt, chôn lấp
hợp vệ sinh, xử lý cơ học, hóa lý.
Điều 5. Phân
công và quy định trách nhiệm quản lý, thực hiện quy hoạch thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn
1. Sở Xây dựng hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện đồ án quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
2. UBND các huyện, thị xã có
trách nhiệm quản lý việc xây dựng, vận hành, khai thác hệ thống thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý,
đảm bảo thực hiện theo đúng đồ án quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư cơ sở xử lý chất
thải rắn, chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại, chủ thu gom và vận chuyển chất
thải rắn có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng, thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo quy định.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 6. Quy
định về quản lý quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
1. Việc xây dựng các nhà máy xử
lý, chôn lấp chất thải rắn thực hiện theo đúng quy hoạch đã được duyệt về công
xuất xử lý chất thải rắn.
2. Vị trí và diện tích quỹ đất
xây dựng nhà máy xử lý, chôn lấp chất thải rắn và các công trình phụ trợ cần được
xác định trong quy hoạch sử dụng đất và không bố trí xây dựng công trình khác
trong khu đất đã được quy hoạch.
3. Việc thu gom, phân loại, lưu
trữ, vận chuyển và đầu tư công nghệ xử lý chất thải rắn phải tuân theo các quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
4. Việc xây dựng các nhà máy xử
lý chất thải rắn đúng theo trình tự thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành
và các quy định khác có liên quan.
Điều 7. Quy
định về bảo vệ môi trường
1. Phải đáp ứng được mục tiêu bảo
vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
2. Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra quy trình thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh./.