Quyết định 1114/LĐTBXH-QĐ năm 1996 về Quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ lao động Thươnng binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1114/LĐTBXH-QĐ
Ngày ban hành 12/09/1996
Ngày có hiệu lực 12/09/1996
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1114/LĐTBXH-QĐ

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về học nghề;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, ông Vụ trưởng Vụ chính sách lao động và việc làm.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề.

Điều 2. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ trưởng Vụ chính sách lao động và việc làm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1114/LĐTBXH-QĐ ngày 12/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Những thuật ngữ dùng trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Cơ sở dạy nghề: Là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng dạy nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động, theo hợp đồng học nghề.

2. Dạy nghề: Là việc truyền lại một cách có hệ thống, có phương pháp cho người học, để họ nắm vững tri thức, kỹ năng của nghề; và làm được những công việc theo quy định của tiêu chuẩn cấp bậc nghề.

Dạy nghề bao gồm: dạy nghề mới và dạy lại nghề.

- Dạy nghề mới: Là dạy nghề cho những người chưa qua học nghề đó. - Dạy lại nghề: Là dạy nghề cho những người đã có nghề, nhưng do yêu cầu sản xuất, tiến bộ kỹ thuật... mà nghề đang làm không còn đáp ứng đòi hỏi của công việc được giao.

3. Dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà: Là dạy nghề trực tiếp tại nơi làm việc, chủ yếu là hướng dẫn thực hành ngay trong quá trình sản xuất.

4. Dạy nghề tổ chức theo lớp học: Là việc dạy nghề mà người học cần phải nắm vững cả lý thuyết lẫn thực hành, sau thời gian học nghề đạt tiêu chuẩn bậc thợ được xác định.

5. Chuyển giao công nghệ: Là sự hướng dẫn, truyền lại cho người học công nghệ mới, bí quyết công nghệ, được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

6. Phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh: Là việc truyền đạt những hiểu biết về những lĩnh vực trên cho học viên, trong một thời gian ngắn, bằng những hình thức thích hợp.

7. Bổ túc nghề, bồi dưỡng nghề: Là việc truyền lại cho người học hiểu biết thêm những kiến thức, kỹ năng nghề, giúp họ nâng cao khả năng và hiệu quả làm việc.

Điều 2. Cơ sở dạy nghề nói chung quy chế này bao gồm:

1. Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp (Tổng công ty, Công ty, Xí nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế);

2. Cơ sở dạy nghề của các tổ chức:

a. Cơ sở dạy nghề thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội nông dân Việt Nam; Hội cựu chiến binh Việt Nam v.v...

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ