Quyết định 1107/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường năm 2021 - Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; ứng phó khẩn cấp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Số hiệu 1107/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/04/2021
Ngày có hiệu lực 01/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Phan Thị Thắng
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1107/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM 2021 - TẾT NHÂM DẦN 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; ỨNG PHÓ KHẨN CẤP DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Thành phố và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2021;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1573/TTr-SCT ngày 30 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường năm 2021 - Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; ứng phó khẩn cấp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Điều 2. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2021.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Y tế, Du lịch, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Báo chí Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2021 - Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương; Bộ Tài chính;
- Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ VH, TT và DL;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Thành Đoàn;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố;
- VPUB: các PCVP;
- Phòng KT; Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT, (KT/AT)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thị Thắng

 

KẾ HOẠCH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM 2021 - TẾT NHÂM DẦN 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; ỨNG PHÓ KHẨN CẤP DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Chương trình Bình ổn thị trường, năm 2021 - Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; ứng phó khẩn cấp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid - 19 (sau đây gọi là Chương trình) nhằm chủ động, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố, kể cả khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lan rộng trên cả nước và trên địa bàn Thành phố.

- Chương trình gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Chương trình triển khai thực hiện theo hướng xã hội hóa, khai thác tối đa tiềm năng của các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho các nguồn lực gắn kết, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Thành phố và cả nước.

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ, an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả phù hợp; có nguồn cung dồi dào, đảm bảo cân đối cung cầu và đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thành phố, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Chương trình thực hiện kết nối Doanh nghiệp với ngân hàng thương mại để vay vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường; khuyến khích doanh nghiệp tăng cường mở rộng đầu tư, hợp tác với đối tác phù hợp tại các tỉnh, thành phố để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thành phố và mở rộng thị trường.

- Chương trình thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu chế xuất - khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực quận ven - huyện ngoại thành trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể.

- Chương trình thực hiện kết nối các hợp tác xã với các đơn vị phân phối, các khách hàng có nhu cầu nhằm góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và cung ứng hàng hóa ngày càng dồi dào cho thị trường Thành phố.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mặt hàng, lượng hàng tham gia Chương trình

[...]