Quyết định 109/QĐ-UB năm 1982 về việc tổ chức quản lý thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh do ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 109/QĐ-UB
Ngày ban hành 16/06/1982
Ngày có hiệu lực 16/06/1982
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Đình Nhơn
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 109/QĐ-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 1982

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Căn cứ Nghị định số 24-CP ngày 2.2.1976 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chánh quyền Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trong lĩnh vực quản lý kinh tế;
- Căn cứ quyết định số 312-CP ngày 1.10.1980 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường;
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng ban Tổ chức chánh quyền thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Về tổ chức quản lý thị trường ở thành phố được quy định như sau :

Ban quản lý thị trường thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban quản lý thị trường Quận, Huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện. Đội kiểm soát và Quản lý thị trường Quận, huyện trực thuộc Ban quản lý quận, huyện và Tổ quản lý thị trường phường, xã trực thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã (tại các phường, xã có đầu mối giao lưu hàng hóa hoặc có chợ hoặc có nhiều cơ sở sản xuất chế biến).

Điều 2. -

a/ Ban quản lý thị trường thành phố gồm một bộ phận chuyên trách và một bộ phận không chuyên trách đại diện các ngành, sở.

b/ Ban Quản lý thị trường thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

- Nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, biện pháp về quản lý thị trường ớ thành phố, cùng Sở Thương nghiệp chủ động, phối hợp với các ngành triển khai thực hiện các chủ trương và công tác cụ thể về quản lý, cải tạo, tổ chức lại thị trường thành phố.

- Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định việc quản lý các đối tượng kinh doanh hoạt động trên thị trường ; quản lý giá cả tại thành phố, quan hệ với các tỉnh nắm tình hình thị trường giúp Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các tỉnh, quản lý thị trường khu vực.

- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các đoàn thể đi sâu tuyên truyền, giáo dục cho mọi người thông suốt các chủ trương, chánh sách quản lý thị trường của Nhà nước.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố, kiện toàn và kiểm tra hoạt động của các Ban quản lý thị trường và các Đội kiểm soát quản lý thị trường.

- Kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện và các ngành sản xuất kinh doanh của thành phố và Trung ương, các công ty kinh doanh các tỉnh trên địa bàn thành phố thực hiện tốt các chủ trương, chánh sách, biện pháp kế hoạch thống nhất về quản lý thị trường, báo cáo tình hình quản lý thị trường thành phố phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Làm nòng cốt phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện và các đoàn thể để tiến hành đấu tranh chống bọn buôn lậu, bọn đầu cơ và các hoạt động phạm pháp kinh tế. Nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố xử lý những vụ vi phạm kinh tế có giá trị hàng hóa từ 30 ngàn đồng trở lên.

- Ban quản lý thị trường thành phố do đồng chí Phó Chủ Tịch Ủy ban n hân d ân thành phố làm Trưởng ban, có từ 1 đến 3 đồng chí làm Phó ban và Ủy viên chuyên trách, trong đó có 1 Phó ban Thường trực và 1 số Ủy viên không chuyên trách là đại diện của một số ngành chức năng như : tài chánh, vật giá, công đoàn, phụ nữ.

- Ban Quản lý thị trường thành phố có văn phòng và một số cán bộ giúp việc (tổng hợp, xử lý, đào tạo, cố vấn pháp luật kinh tế). Số cán bộ này không nhiều, là những cán bộ chọn lọc, có trình độ và phẩm chất.

- Kinh phí hoạt động của Ban quản lý thị trường do ngân sách thành phố đài thọ.

Điều 3.- Ban Quản lý thị trường quận, huyện :

a) Ban Quản lý thị trường quận huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn quận, huyện.

b) Ban quản lý thị trường quận, huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Nghiên cứu cụ thể hóa các chủ trương biện pháp của Ủy Ban nhân dân thành phố về quản lý thị trường để thi hành thống nhất trên địa bàn quận, huyện.

- Cùng thương nghiệp quận, huyện đề xuất với Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức lại các hoạt động mua bán, ăn uống, dịch vụ ở các chợ, các đường phố, các đầu mối giao thông trên địa bàn quận, huyện, nhằm thúc đẩy mở rộng hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, kiểm tra giám sát hoạt động của tư thương, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tiểu thương và tư nhân kinh doanh ăn uống dịch vụ.

Hướng dẫn Ủy Ban nhân dân phường, xã, Ban quản lý các chợ về công tác quản lý thị trường. Giáo dục tiểu thương, những người kinh doanh ăn uống, dịch vụ về chánh sách quản lý thị trường.

- Trực tiếp tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động của Đội Kiểm soát quản lý thị trường quận, huyện. Phối hợp với các ngành chức năng ở quận, huyện, phường, xã, các Ban quản lý chợ, góp phần kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ về đăng ký kinh doanh, điều lệ thuế công thương nghiệp, quản lý giá cả và chỉ đạo đấu tranh chống bọn đầu cơ tích trữ, bọn buôn lậu và các vi phạm kinh tế khác. Và các hoạt động buôn bán trái phép của các tổ chức công ty của thành phố của các tỉnh khác và các tổ chức công ty ngành Trung ương trên địa bàn quận, huyện.

- Trong thời gian không quá 30 ngày, hoàn thành hồ sơ, thủ tục để đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện ra quyết định xử lý những vụ vi phạm kinh tế có giá trị hàng hóa dưới 30 ngàn đồng.

- Đôn đốc các cơ quan tiếp nhận hàng hóa bị xử lý do vi phạm về kinh tế và thanh toán với ngân sách.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ