Quyết định 108/2002/QĐ-BTNMT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường ban hành

Số hiệu 108/2002/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 31/12/2002
Ngày có hiệu lực 31/12/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Mai Ái Trực
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 108/2002/QĐ-BTNMT

HÀ nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Cục Bảo vệ môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên các mặt thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng dụng công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn :

1.     Tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về môi trường;

2.     Trình Bộ trưởng quyết định kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, kế hoạch quốc gia về đa dạng sinh học, các quy hoạch, kế hoạch Nhà nước, các chương trình quốc gia và trọng điểm về môi trường và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Bộ;

3.     Thực hiện quyền thanh tra chuyên ngành về môi trường, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; kiểm soát và quản lý chất thải, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường;

4.     Xây dựng, trình Bộ trưởng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; thống nhất quản lý số liệu điều tra, quan trắc về môi trường; quản lý một số trạm quan trắc môi trường quốc gia theo sự phân công của Bộ;

5.     Điều tra, đánh giá về đa dạng sinh học, hệ sinh thái nhạy cảm, các loài đọng thực vật quý hiếm, đặc hữu, chất lượng môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng trên đất liền và biển đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

6.     Thực hiện công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về môi trường; phát triển các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; phối hợp thực hiện công tác khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường;

7.     Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong phòng ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường, xử lý và tái chế chất thải, cải tạo môi trường, phục hồi các hệ sinh thái, phát triển mô hình công nghệ xanh, khu công nghiệp sinh thái và công nghệ thân môi trường;

8.     Thực hiện và điều phối các điều ước quốc tế, hợp tác song phương, đa phương, một số chương trình, dự án quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo sự phân công của Bộ;

9.     Tư vấn, hướng dẫn các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân về pháp luật, kỹ thuật, nghiệp vụ, công nghệ môi trường;

10. Làm đầu mối điều hành Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, vận động và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường;

11. Làm đầu mối giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất động hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;

12. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, kinh phí được giao cho Cục và các đơn vị trực thuộc Cục;

13. Quản lý tổ chức, biên chế, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc Cục theo phân cấp;

14. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

a. Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được giao; xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc Cục, quy chế làm việc của Cục và điều hành mọi hoạt động của Cục.

Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.

b. Bộ máy giúp việc Cục trưởng gồm có:

1.     Văn phòng Cục;

[...]