THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1070/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1070/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM
2001 PHÊ DUYỆT DỰ ÁN KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY KON TUM
GIAI ĐOẠN 2000-2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30/9/1992;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5
tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
Quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 2969 BKH/VPTĐ ngày 9
tháng 5 năm 2001), Tổng công ty giấy Việt Nam (Công văn số 826/CV-HĐQT, ngày 14
tháng 6 năm 2001), Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (Công văn số 683/UB-NL, ngày 11
tháng 6 năm 2001), về Dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy
Kon Tum giai đoạn 2000-2010.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phê duyệt Dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai
đoạn 2000-2010 gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tên dự án:
Dự án khả thi Xây dựng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000-2010.
2. Chủ đầu tư:
Tổng công ty Giấy Việt Nam.
3. Địa điểm thực
hiện dự án: 43 xã thuộc 6 huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Plông
và Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
4. Thời gian thực
hiện dự án từ năm 2000 đến năm 2010.
5. Mục tiêu của
Dự án
Đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu ổn
định lâu dài cho nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum hoạt động theo công suất thiết
kế trong giai đoạn I sản xuất đạt 130.000 tấn bột giấy/năm, giai đoạn II sản xuất
đạt 260.000 tấn bột giấy/năm.
Cung cấp một phầm nhu cầu lâm sản
tiêu dùng tại chỗ cho nhân dân trong vùng, giải quyết việc làm cho 22.000 lao động,
tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo
cho đồng bào và thực hiện công tác định canh định cư, củng cố và xây dựng cơ sở
hạ tầng trong vùng dự án, nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
lên 67% vào năm 2005 và 72% vào năm 2010.
6. Quy mô Dự án
- Quy hoạch quy mô diện tích rừng
kinh doanh nguyên liệu giấy cho cả giai đoạn I và II là 163.914 ha trong đó rừng
tự nhiên là 38.564 ha, rừng trồng 125.350 ha, bảo đảm diện tích rừng trồng,
cung cấp đủ gỗ nguyên liệu cho nhà máy bột giấy Kon Tum hoạt động đạt công suất
260.000 tấn bột giấy/năm vào năm 2010.
- Phê duyệt Dự án đầu tư trồng rừng
quy mô giai đoạn I, bảo đảm có diện tích rừng trồng cung cấp gỗ nguyên liệu cho
nhà máy bột giấy Kon Tum hoạt động đạt công suất 130.000 tấn bột giấy/năm là:
+ Tổng diện tích rừng trồng là:
64.104 ha
Trong đó:
a) Diện tích trồng rừng trên đất
trống là: 24.958 ha.
b) Diện tích rừng trồng trên đất
rừng le khai thác trắng là: 36.155 ha.
c) Diện tích rừng trồng thay thế
diện tích rừng trồng hiện có sau khi khai thác là: 2.991 ha.
+ Tổng diện tích rừng nguyên liệu
giấy cần bảo vệ và nuôi dưỡng là: 72.859 ha
Trong đó: Rừng tự nhiên (tre, nứa,
le, lồ ô): 38.564 ha.
Rừng đã trồng: 34.295 ha
- Xây dựng 4.100 km đường ranh cản
lửa, 125m2 trạm quản lý bảo vệ rừng, 52 chòi canh lửa, 1 (một) vườn
ươm cố định và 23 vườn tạm thời, 750 km đường vận chuyển kết hợp với dân sinh,
680 m2 phòng làm việc.
- Các trang thiết bị cho dự án:
9 xe ô tô chuyên dùng, 13 xe máy, 10 bộ máy vi tính, 20 bộ máy điện thoại.
7. Tổng mức vốn
đầu tư giai đoạn I (bảo đảm công suất nhà máy đạt 130.000 tấn bột giấy/năm) là
1.025.193,4 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn quản lý bảo vệ rừng:
6.903,9 triệu đồng
- Vốn trồng rừng nguyên liệu:
808.214, 4 triệu đồng
- Vốn nuôi dưỡng rừng nguyên liệu:
50.077,4 triệu đồng
- Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng:
55.370,9 triệu đồng
- Vốn mua sắm trang thiết bị:
1.930,0 triệu đồng
- Nghiên cứu khoa học: 9.225,0
triệu đồng
- Chi phí chuẩn bị đầu tư:
46.586,1 triệu đồng
- Chi phí dự phòng: 46.885,7 triệu
đồng
Tổng mức vốn đầu tư trên đây là
mức trần, và sẽ được xác định chính thức sau khi có tổng dự toán được phê duyệt
và kết quả đầu thầu được duyệt.
8. Nguồn vốn đầu
tư dự kiến
Vốn ngân sách nhà nước cấp:
65.861,3 triệu đồng
- Vốn vay bằng nguồn vốn tín dụng
ưu đãi: 959.332,1 triệu đồng.
9. Vốn đầu tư
phân theo giai đoạn
- Giai đoạn năm 2000: 40.595,6
triệu đồng
- Giai đoạn 2001 - 2005: 643.399,2
triệu đồng
Trong đó: Vốn ngân sách cấp:
47.536,2 triệu đồng
Vốn vay: 595.863,0 triệu đồng
- Giai đoạn 2006 - 2010:
341.198,6 triệu đồng
Trong đó: Vốn ngân sách:
18.325,1 triệu đồng
Vốn vay: 322.873,5 triệu đồng.
Điều 2.
Các quy định khác đối với Dự án
1. Dự án được sử dụng nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện những nội dung công việc sau đây:
- Giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích trồng rừng nguyên liệu giấy, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng dự án (đường giao thông, trạm xã,
trường học), giao vốn ngân sách cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức thực
hiện các nội dung này.
- Nghiên cứu khoa học, xây dựng
vườn ươm cây giống công nghiệp theo công nghệ mô hom, giao vốn ngân sách cho Tổng
công ty Giấy Việt Nam thực hiện.
2. Miễn thuế sử dụng đất 100% đối
với chu kỳ đầu của các loại cây trồng nguyên liệu giấy.
3. Dự án được vay 100% vốn ưu
đãi để trồng rừng theo chu kỳ kinh tế của cây trồng, mức lãi suất chu kỳ đầu bằng
50% mức lãi suất ưu đãi hiện hành, các chu kỳ tiếp theo được vay vốn ưu đãi
theo quy định hiện hành để trồng rừng. Hàng năm, Dự án được ứng trước 30% vốn
ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch để chuẩn bị đất, giống, vật
tư kỹ thuật đảm bảo cho trồng rừng đúng thời vụ.
Điều 3.
Tổ chức thực hiện dự án
1. Tổng công ty Giấy Việt Nam
tính toán hoàn chỉnh hồ sơ Dự án trên cơ sở các nội dung nêu tại mục 4, phần
VII Công văn số 2969 BKH/VPTĐ (ngày 9 tháng 5 năm 2001) của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư triển khai thực hiện dự án có hiệu quả; làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét các phương án huy động vốn,
cân đối các nguồn vốn và chịu trách nhiệm vay vốn đầu tư, quản lý sử dụng và trả
nợ các nguồn vốn vay theo đúng các quy định của Nhà nước.
Trong thời gian đầu, Tổng công
ty Giấy Việt Nam chỉ đạo Công ty nguyên liệu Giấy Đồng Nai tiến hành thực hiện
Dự án, sau đó thành lập Công ty Dịch vụ trồng rừng nguyên liệu giấy và sản xuất
kinh doanh bột giấy Kon Tum, trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam để tiếp tục
thực hiện Dự án. Bảo đảm ngay từ đầu nhà máy sản xuất bột giấy gắn kết với vùng
nguyên liệu, có trách nhiệm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài
và điều hoà lợi ích giữa người trồng rừng nguyên liệu và người sản xuất bột giấy.
Tổng công ty Giấy Việt Nam có kế
hoạch làm việc với các nước bạn Lào và Căm Pu Chia để mua bổ sung nguồn nguyên
liệu cho nhà máy bột giấy hoạt động đủ công suất trong những năm đầu.
2. Giao Bộ Công nghiệp, Tổng
công ty Giấy Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tìm thêm nguồn vốn
ODA để thực hiện dự án.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quy hoạch, thiết kế, khai thác
các vùng rừng tự nhiên làm nguyên liệu giấy bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, để
rừng tái sinh phục hồi sau mỗi luân kỳ khai thác.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
Kon Tum chịu trách nhiệm bảo đảm đủ diện tích đất cho Dự án theo quy hoạch trồng
rừng nguyên liệu giấy, chỉ đạo thực hiện việc giao và khoán đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định hiện hành cho các hộ, các
cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân để trồng rừng nguyên liệu giấy. Ngoài mức
hạn điền theo quy định của địa phương, các hộ nông dân, các cá nhân còn được nhận
thuê, khoán đất để trồng rừng (nếu còn quỹ đất).
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các
cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
Kon Tum chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.