Quyết định 1064/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu | 1064/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 03/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 03/08/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Trần Công Chánh |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1064/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 03 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12 thánh 4 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 2919/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Căn cứ Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an V/v phối hợp thực hiện việc kiểm soát xử lý hành vi vi phạm chở hàng hóa quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 54/QCPH-BGTVT-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Hậu Giang trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v thành lập Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v kiện toàn Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 56/TTr-SGTVT ngày 07 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG TỈNH HẬU GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng và tổ chức hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (sau đây gọi tắt là Trạm).
2. Quy định áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác quản lý hoạt động của Trạm.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý hoạt động:
1. Trạm thực hiện việc kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ và các tuyến đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Trạm hoạt động theo kế hoạch kiểm tra tải trọng xe do Sở Giao thông vận tải xây dựng và ban hành.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1064/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 03 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12 thánh 4 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 2919/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Căn cứ Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an V/v phối hợp thực hiện việc kiểm soát xử lý hành vi vi phạm chở hàng hóa quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 54/QCPH-BGTVT-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Hậu Giang trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v thành lập Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v kiện toàn Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 56/TTr-SGTVT ngày 07 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG TỈNH HẬU GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng và tổ chức hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (sau đây gọi tắt là Trạm).
2. Quy định áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác quản lý hoạt động của Trạm.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý hoạt động:
1. Trạm thực hiện việc kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ và các tuyến đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Trạm hoạt động theo kế hoạch kiểm tra tải trọng xe do Sở Giao thông vận tải xây dựng và ban hành.
3. Trạm thực hiện việc quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam về các chế độ đăng ký, đăng kiểm, thống kê, kiểm kê, vận hành, bảo trì và báo cáo hoạt động thường xuyên của Trạm.
4. Việc sử dụng bộ cân lưu động đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quá tải nhằm góp phần vào công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Chức năng:
Trạm thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn cầu, đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép (kể cả xe chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) tham gia giao thông trên đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
2. Nhiệm vụ:
- Kiểm tra tại Trạm đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ về việc chấp hành các quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ và các Thông tư sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT.
- Thu thập, cập nhật, tổng hợp, lưu trữ các số liệu liên quan đến tải trọng, khổ giới hạn của xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông qua Trạm và công tác xử lý vi phạm tại Trạm để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định hoặc khi được yêu cầu.
3. Quyền hạn:
- Phát tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu người điều khiển đưa xe vào nơi quy định để kiểm tra khi phát hiện xe có dấu hiệu quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của cầu, đường và xe bánh xích tự hành trên đường bộ.
- Yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (hoặc Giấy phép lưu hành xe đối với xe quân sự); Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ; Giấy phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ.
- Thực hiện việc kiểm tra về: tải trọng trục xe, tổng trọng lượng và khổ giới hạn của xe (bao gồm cả hàng hóa, hành khách trên xe) đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ (trừ xe quân sự chở vũ khí, phương tiện, khí tài phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh); việc tuân thủ các quy định trong Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe bánh xích tự hành trên đường bộ.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được phát hiện tại Trạm. Trường hợp hành vi vi phạm ở mức phạt vượt quá thẩm quyền, phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.
- Đình chỉ lưu hành phương tiện cho đến khi chủ hàng hóa, chủ phương tiện, lái xe hạ tải đảm bảo trọng tải theo quy định mới cho xe tiếp tục được lưu hành. Chủ hàng hóa, chủ phương tiện, lái xe phải chịu trách nhiệm trông giữ, bảo quản hàng hóa và các khoản chi phí liên quan đến việc hạ tải.
Điều 4. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm:
1. Lực lượng trực tiếp điều hành Trạm tổng số là 12 người bao gồm:
a) 01 Trạm trưởng.
b) 01 Phó Trạm trưởng.
c) 03 Ca trưởng và 07 nhân viên (nhân viên kỹ thuật và nhân viên khác).
2. Lực lượng phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm tại Trạm là 18 người; chia thanh 03 ca hoạt động 24/24 giờ, mỗi ca làm việc 8 giờ, bao gồm:
a) Thanh tra Giao thông vận tải: số lượng cán bộ phối hợp là 07 người (03 ca/ngày, mỗi ca 02 người, 01 người thay thế).
b) Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh: số lượng cán bộ, chiến sỹ phối hợp là: 07 người (03 ca/ngày, mỗi ca 02 người, 01 người thay thế).
c) Kiểm soát quân sự thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: số lượng cán bộ, chiến sĩ kiểm soát quân sự phối hợp là 04 người (03 ca/ngày, mỗi ca 01 người, 01 người thay thế).
Điều 5. Nhiệm vụ của Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng và các lực lượng tham gia tại Trạm:
1. Nhiệm vụ của Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng:
- Trạm trưởng: tổ chức, điều hành phụ trách chung hoạt động của Trạm trong suốt thời gian hoạt động; phân công nhiệm vụ cho Phó Trạm trưởng, Ca trưởng, nhân viên kỹ thuật và nhân viên khác của Trạm; đề xuất, tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra tải trọng xe, thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định; định kỳ hàng quý tham mưu Sở Giao thông vận tải có phiếu nhận xét, đánh giá kết quả công tác đối với từng thành viên của lực lượng phối hợp công tác tại Trạm để làm cơ sở cho cơ quan, đơn vị chủ quản bình xét thi đua, khen thưởng.
- Phó Trạm trưởng: giúp Trạm trưởng chỉ đạo các Ca trưởng triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác, quản lý hoạt động của Trạm và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trạm trưởng.
2. Nhiệm vụ của các lực lượng hoạt động tại Trạm:
a) Nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp điều hành Trạm:
- Vận hành các trang thiết bị kỹ thuật của Trạm.
- Hướng dẫn lái xe đưa xe vào vị trí kiểm tra, thực hiện việc cân, đo kiểm tra xe tại Trạm.
- Chuyển kết quả kiểm tra cho Cảnh sát giao thông (hoặc Kiểm soát quân sự) để xử lý theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả kiểm tra.
- Phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải giám sát việc thực hiện hạ tải và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định hiện hành.
- Duy trì thường xuyên chế độ gửi thông tin và số liệu xử lý vi phạm vào Cổng thông tin điện tử của hệ thống, kết nối internet truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; hàng ngày cập nhật số liệu, đánh giá tình hình, báo cáo kết quả hoạt động về Sở Giao thông vận tải.
b) Nhiệm vụ của Thanh tra Sở Giao thông vận tải:
- Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức khảo sát tình hình vi phạm chở hàng quá trọng tải, xác định các vị trí tổ chức tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, kho bãi để hạ tải. Chuẩn bị phương tiện, thiết bị để hạ tải và các điều kiện cần thiết khác về cơ sở, vật chất bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ trong Tổ công tác thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ dẫn xe vào vị trí cân; dẫn xe vi phạm vào bãi hạ tải.
- Phối hợp với Cảnh sát giao thông tổng hợp kết quả tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng quá trọng tải và báo cáo theo quy định.
c) Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông:
- Thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và phối hợp cân trọng tải.
- Lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải sử dụng camera, máy ảnh để ghi lại hình ảnh.
d) Nhiệm vụ của Kiểm soát quân sự:
- Thực hiện việc kiểm tra đối với các xe mang biển số quân sự, đưa các xe có dấu hiệu vi phạm quá tải, quá khổ giới hạn vào Trạm để kiểm tra, xử lý kể cả các xe của các đơn vị, doanh nghiệp quân đội làm kinh tế (trừ các xe làm nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt theo quy định của pháp luật).
- Phối hợp các lực lượng tại Trạm xử lý các vi phạm hành chính khác theo thẩm quyền.
3. Các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Trạm phải tuân thủ sự phân công, điều hành trực tiếp của Ca trưởng. Ca trưởng chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Trạm trưởng hoặc Phó Trạm trưởng để giải quyết.
1. Bảo đảm đủ điều kiện để bố trí các thiết bị đo lường và chỗ dừng, đỗ xe, bảo đảm an toàn cho các trang thiết bị và an toàn giao thông; bố trí Trạm tại các vị trí có từ hai làn đường trở lên và có phần lề đường đủ rộng hoặc các bãi đất tự nhiên bên đường để phục vụ việc dừng, đỗ xe và hạ tải mà không làm cản trở, ùn tắc giao thông. Bệ đặt cân điện tử đảm bảo theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định tại QCVN 66: 2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm.
2. Sở Giao thông vận tải phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan tiến hành khảo sát, lựa chọn các vị trí có thể đặt Trạm trên các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và các tuyến đường bộ địa phương bảo đảm đúng quy định tại Khoản 1 Điều này để xây dựng kế hoạch kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình thực tế và từng thời điểm cụ thể.
Điều 7. Ban hành kế hoạch kiểm tra tải trọng xe:
Căn cứ tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình xe quá tải trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải chủ trì thống nhất với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan ban hành kế hoạch kiểm tra tải trọng xe trên địa bàn tỉnh cụ thể từng tháng, quý, năm.
Điều 8. Tiêu chuẩn, trang bị, chế độ của lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm:
1. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm được tuyển chọn phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Phương tiện, trang bị, trang phục, sắc phục, phù hiệu của lực lượng tham gia phối hợp công tác tại Trạm thuộc ngành nào, ngành đó cung cấp sử dụng theo quy định của ngành.
3. Lương và các khoản phụ cấp thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Quy chế này.
4. Các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Trạm được tổ chức tập huấn nghiệp vụ có liên quan về công tác kiểm tra, quy trình xử lý vi phạm, vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị của bộ cân lưu động theo quy định.
Điều 9. Quản lý, sử dụng trang thiết bị, phương tiện của Trạm:
1. Trạm trưởng có nhiệm vụ phân công cán bộ thường xuyên quản lý, sử dụng và bảo trì Bộ cân lưu động theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy trình, tiêu chuẩn quy định hiện hành.
2. Duy trì trạng thái hoạt động của Bộ cân lưu động bình thường giữa hai kỳ kiểm định, kiểm chuẩn theo quy định; kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi đưa bộ cân lưu động vào hoạt động.
1. Kinh phí hoạt động của Trạm được đảm bảo từ Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh, hỗ trợ từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, kinh phí chi cho an toàn giao thông, thanh tra giao thông và các lực lượng khác trong lĩnh vực an toàn giao thông và các nguồn kinh phí khác.
2. Các khoản chi hoạt động của Trạm bao gồm: nhiên liệu của phương tiện, vật tư, vật liệu, thiết bị, văn phòng phẩm thường xuyên; điện chiếu sáng, thông tin liên lạc; sửa chữa, bảo trì, tập huấn, hội họp, thuê bãi đặt Trạm; kiểm định, kiểm chuẩn thiết bị, chế độ phụ cấp và các chi phí khác.
3. Hàng năm, Sở Giao thông vận tải xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, gửi Sở Tài chính và đơn vị liên quan thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Lương và phụ cấp của các thành viên thuộc lực lượng phối hợp tại Trạm do cơ quan, đơn vị cử người chi trả. Đối với các khoản chi kiêm nhiệm công tác cho lực lượng quản lý, điều hành và chi bồi dưỡng làm ca đêm, thêm giờ của lực lượng phối hợp được chi trả từ nguồn kinh phí hoạt động của Trạm (nếu có) và các nguồn kinh phí khác theo quy định.
Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo:
1. Trạm trực tiếp cập nhật kết quả thực hiện, gửi thông tin và số liệu xử lý vi phạm vào cổng thông tin điện tử của hệ thống, kết nối internet truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; đồng thời, gửi báo cáo cho các cơ quan cấp trên theo quy định.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp xử lý số liệu, kết quả kiểm tra tải trọng xe. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, quy chế phát ngôn, không được tự ý trao đổi và cung cấp thông tin về các hoạt động của Trạm khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải:
1. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, ban hành Kế hoạch kiểm tra tải trọng xe. Kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo công tác kiểm tra tải trọng xe đạt hiệu quả cao nhất.
2. Quản lý, khai thác sử dụng, vận hành bộ cân lưu động, bảo đảm Trạm hoạt động hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tổ chức cho các chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải, chủ hàng thực hiện cam kết không chở hàng vượt quá khổ, quá trọng tải được phép lưu hành trên đường bộ.
4. Định kỳ hàng quý, năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện. Báo cáo tình hình, kết quả công tác kiểm tra tải trọng xe trên địa bàn tỉnh về Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh theo đúng quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
1. Phối hợp Sở Giao thông vận tải trong công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Giao thông vận tải và các lực lượng khác thực hiện nghiêm Kế hoạch kiểm tra tải trọng xe và xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng.
3. Chủ trì triển khai các phương án đảm bảo an ninh, trật tự tại Trạm và phương án phòng ngừa các hành vi chống đối để ngăn chặn, xử lý kịp thời. Chỉ đạo công an huyện, thị xã, thành phố tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết các tình huống phức tạp xảy ra (nếu có) tại Trạm.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra trên các Quốc lộ và đường bộ địa phương thuộc địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự tỉnh tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại Trạm theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 15. Trách nhiệm của Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh:
1. Bố trí cán bộ tham gia giám sát việc thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện. Thu thập thông tin, đề xuất, kiến nghị các giải pháp kiểm soát tải trọng xe để Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp thực hiện.
2. Lồng ghép nội dung tuyên truyền các quy định về tải trọng phương tiện vào công tác tuyên truyền về pháp luật trật tự an toàn giao thông, đảm bảo phù hợp với kế hoạch tuyên truyền hàng năm của Ban An toàn giao thông tỉnh.
3. Đề xuất, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Trạm để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 16. Khen thưởng, kỷ luật.
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành. Đối với các trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử lý theo quy định của pháp luật.
Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính, Ban An toàn giao thông tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định hiện hành./.