Quyết định 106/2006/QĐ-UBND xin phê duyệt chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
Số hiệu | 106/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/10/2006 |
Ngày có hiệu lực | 03/11/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Nguyễn Văn Hành |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/2006/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2006 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
chương trình hành động thực hiện triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 483/TTr.SDL-KH ngày
16/10/2006 về việc xin phê duyệt chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai
đoạn 2006-2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số
106/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2001-2005
Trong 5 năm qua du lịch Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể trên nhiều mặt cụ thể như sau:
1. Công tác tuyên truyền quảng bá được duy trì thường xuyên, có chiều sâu trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hoạt động đa dạng khác góp phần nâng cao được hình ảnh Nghệ An nói chung và du lịch Nghệ An nói riêng trong cả nước và khu vực. Phát triển du lịch trong những năm qua, đặc biệt thành công của Năm Du lịch Quốc gia tổ chức tại Nghệ An đã tạo ra một bước chuyển biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và hiệu quả nhiều mặt của du lịch, đồng thời để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách đến với Nghệ An, tạo thế và lực cho du lịch Nghệ An phát triển vững chắc trong giai đoạn mới, từng bước đưa Nghệ An trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế;
2. Thông qua hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức du lịch trong nước và một số nước trong khu vực và các hoạt động khác nên đã thu hút một lượng khách lớn vào Nghệ An. Năm 2000 du lịch Nghệ An chỉ đón được 515.887 lượt khách lưu trú trong đó có 15.227 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt 90,9 tỷ đồng. Đến năm 2005 du lịch Nghệ An đã đón được 1.400.820 lượt khách lưu trú tăng bình quân hàng năm 22,1%, trong đó có 40.847 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt 385.312 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm 23,3% vượt chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 40% (Tăng 108 tỷ đồng).
Nộp ngân sách năm 2000 đạt 6.780 triệu đồng, năm 2005 đạt 30.850 triệu đồng tăng bình quân 35%/năm.
3. Từng bước đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường sức hấp dẫn thu hút khách nội địa và quốc tế;
4. Cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch được tăng cường, tạo ra diện mạo mới cho ngành du lịch Nghệ An bằng nhiều nguồn vốn từ các chương trình dự án: giao thông, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, vốn từ Chương trình quốc gia về phát triển du lịch. Đặc biệt là sau khi có Quyết định 700/QĐ.UBND tỉnh ngày 01/3/2004 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thực hiện các công trình xây dựng phục vụ Năm Du lịch Nghệ An 2005, nhiều khu, điểm du lịch đã có hệ thống hạ tầng tốt để phục vụ khách du lịch: đường vào các điểm du lịch trong Vườn quốc gia Pù Mát; đường vào Hang Bua, Thẩm ồm, đường nối khu du lịch Bến Thuỷ – Núi Quyết với khu vui chơi giải trí Hồ Cửa Nam đã và đang được xây dựng, nâng cấp. Cơ sở hạ tầng nhiều khu du lịch: Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu ngày càng tốt hơn, hệ thống giao thông đến các điểm di tích lịch sử tại Nam Đàn cơ bản hoàn thành... Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của ngành tăng đáng kể. Năm 2000 toàn tỉnh mới có 62 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh khách sạn với 2.470 buồng, đến 2005 trên địa bàn tỉnh có 314 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ nhà khách với 7.138 buồng, trong đó có 04 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, đảm bảo đón trên 2 triệu lượt khách lưu trú trong một năm. Ước tính nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào hạ tầng du lịch trong 5 năm qua đạt gần 1.000 tỷ, trong đó vốn từ chương trình quốc gia về phát triển du lịch 76 tỷ;
5. Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được triển khai khá tích cực, nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm hơn, trong đó ngân sách tỉnh và Trung ương hỗ trợ 20% còn lại doanh nghiệp và người học tự đóng góp. Kết quả hơn 1.200 lượt cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của du khách, riêng năm 2004, 2005 đã tổ chức tập huấn kiến thức văn hoá du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn cho trên 1.000 cán bộ quản lý, thuyết minh, chủ hộ kinh doanh du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm như Nam Đàn, Cửa Lò, Vinh; đội ngũ cán bộ công nhân ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch.
6. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch trên địa bàn ngày càng khá hơn. Ngành đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng một số quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm sát với tình hình thực tế của địa phương góp phần thúc đẩy nhanh phát triển du lịch; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước về du lịch. Chỉ đạo triển khai thực hiện Pháp lệnh Du lịch, các Nghị dịnh của Chính phủ trong toàn ngành. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy các đơn vị kinh doanh du lịch phát triển nhanh và thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật.
Đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch ngày càng được kiện toàn và có kinh nghiệm góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững.
II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 5 năm qua, du lịch Nghệ An vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm khắc phục đó là:
- Tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lượng khách toàn ngành tăng nhanh, song tỷ trọng khách quốc tế còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng 2.5- 3% trên tổng số lượt khách (điều này nói lên Nghệ An chưa có sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn khách quốc tế và công tác tuyên truyền quảng bá ra thị trường nước ngoài còn yếu);
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/2006/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2006 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
chương trình hành động thực hiện triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 483/TTr.SDL-KH ngày
16/10/2006 về việc xin phê duyệt chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai
đoạn 2006-2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số
106/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2001-2005
Trong 5 năm qua du lịch Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể trên nhiều mặt cụ thể như sau:
1. Công tác tuyên truyền quảng bá được duy trì thường xuyên, có chiều sâu trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hoạt động đa dạng khác góp phần nâng cao được hình ảnh Nghệ An nói chung và du lịch Nghệ An nói riêng trong cả nước và khu vực. Phát triển du lịch trong những năm qua, đặc biệt thành công của Năm Du lịch Quốc gia tổ chức tại Nghệ An đã tạo ra một bước chuyển biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và hiệu quả nhiều mặt của du lịch, đồng thời để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách đến với Nghệ An, tạo thế và lực cho du lịch Nghệ An phát triển vững chắc trong giai đoạn mới, từng bước đưa Nghệ An trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế;
2. Thông qua hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức du lịch trong nước và một số nước trong khu vực và các hoạt động khác nên đã thu hút một lượng khách lớn vào Nghệ An. Năm 2000 du lịch Nghệ An chỉ đón được 515.887 lượt khách lưu trú trong đó có 15.227 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt 90,9 tỷ đồng. Đến năm 2005 du lịch Nghệ An đã đón được 1.400.820 lượt khách lưu trú tăng bình quân hàng năm 22,1%, trong đó có 40.847 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt 385.312 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm 23,3% vượt chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 40% (Tăng 108 tỷ đồng).
Nộp ngân sách năm 2000 đạt 6.780 triệu đồng, năm 2005 đạt 30.850 triệu đồng tăng bình quân 35%/năm.
3. Từng bước đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường sức hấp dẫn thu hút khách nội địa và quốc tế;
4. Cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch được tăng cường, tạo ra diện mạo mới cho ngành du lịch Nghệ An bằng nhiều nguồn vốn từ các chương trình dự án: giao thông, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, vốn từ Chương trình quốc gia về phát triển du lịch. Đặc biệt là sau khi có Quyết định 700/QĐ.UBND tỉnh ngày 01/3/2004 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thực hiện các công trình xây dựng phục vụ Năm Du lịch Nghệ An 2005, nhiều khu, điểm du lịch đã có hệ thống hạ tầng tốt để phục vụ khách du lịch: đường vào các điểm du lịch trong Vườn quốc gia Pù Mát; đường vào Hang Bua, Thẩm ồm, đường nối khu du lịch Bến Thuỷ – Núi Quyết với khu vui chơi giải trí Hồ Cửa Nam đã và đang được xây dựng, nâng cấp. Cơ sở hạ tầng nhiều khu du lịch: Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu ngày càng tốt hơn, hệ thống giao thông đến các điểm di tích lịch sử tại Nam Đàn cơ bản hoàn thành... Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của ngành tăng đáng kể. Năm 2000 toàn tỉnh mới có 62 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh khách sạn với 2.470 buồng, đến 2005 trên địa bàn tỉnh có 314 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ nhà khách với 7.138 buồng, trong đó có 04 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, đảm bảo đón trên 2 triệu lượt khách lưu trú trong một năm. Ước tính nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào hạ tầng du lịch trong 5 năm qua đạt gần 1.000 tỷ, trong đó vốn từ chương trình quốc gia về phát triển du lịch 76 tỷ;
5. Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được triển khai khá tích cực, nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm hơn, trong đó ngân sách tỉnh và Trung ương hỗ trợ 20% còn lại doanh nghiệp và người học tự đóng góp. Kết quả hơn 1.200 lượt cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của du khách, riêng năm 2004, 2005 đã tổ chức tập huấn kiến thức văn hoá du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn cho trên 1.000 cán bộ quản lý, thuyết minh, chủ hộ kinh doanh du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm như Nam Đàn, Cửa Lò, Vinh; đội ngũ cán bộ công nhân ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch.
6. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch trên địa bàn ngày càng khá hơn. Ngành đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng một số quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm sát với tình hình thực tế của địa phương góp phần thúc đẩy nhanh phát triển du lịch; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước về du lịch. Chỉ đạo triển khai thực hiện Pháp lệnh Du lịch, các Nghị dịnh của Chính phủ trong toàn ngành. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy các đơn vị kinh doanh du lịch phát triển nhanh và thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật.
Đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch ngày càng được kiện toàn và có kinh nghiệm góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững.
II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 5 năm qua, du lịch Nghệ An vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm khắc phục đó là:
- Tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lượng khách toàn ngành tăng nhanh, song tỷ trọng khách quốc tế còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng 2.5- 3% trên tổng số lượt khách (điều này nói lên Nghệ An chưa có sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn khách quốc tế và công tác tuyên truyền quảng bá ra thị trường nước ngoài còn yếu);
- Khu, điểm du lịch của Nghệ An phát triển chậm, những sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, đơn điệu và hiện có đang có xu hướng giảm dần tính hấp dẫn, giảm dần tính cạnh tranh. Chưa có điểm, khu du lịch hấp dẫn khách quốc tế. Do đó lượng khách du lịch đến Nghệ An đông (gần 1,5 triệu lượt khách lưu trú), nhưng chủ yếu là khách nội địa, mức chi dùng rất thấp, (chi dùng của khách chủ yếu là ăn và lưu trú), hàng hoá cho khách mua chỉ chiếm khoảng 5 - 10%;
- Hiệu quả kinh doanh của phần lớn các cơ sở lưu trú du lịch và hoạt động lữ hành đạt thấp, nhất là thị xã Cửa Lò. Qua điều tra 152 cơ sở lưu trú trên 189 cơ sở lưu trú trên địa bàn Cửa Lò năm 2005 cho kết quả 57 cơ sở kinh doanh có lãi chiếm 37.5%; 40 cơ sở kinh doanh hoà vốn chiếm 26.3%, có 55 cơ sở thua lỗ chiếm 36.2%; kinh doanh lữ hành chưa phát triển;
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn. Thậm chí có những nơi, những lúc chất lượng dịch vụ kém, kinh doanh theo kiểu chụp giật, thái độ ứng xử thiếu văn hoá, làm cho du khách không hài lòng;
- Các chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm; ý thức về quảng bá du lịch của nhân dân và các doanh nghiệp còn thấp mang nặng tính hình thức.
- Môi trường sinh thái du lịch có biểu hiện suy giảm, nhiều điểm du lịch chưa khai thác, nhưng đã bị phá vỡ cảnh quan. Một số địa phương có khu, tuyến điểm du lịch chưa quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Vai trò tham mưu chủ trì của Sở Du lịch trong việc phối hợp với các ngành, các địa phương còn hạn chế. Do đó tình trạng dựng quán bán hàng trái phép, bán hàng rong, tình trạng chèo kéo, đeo bám, ăn xin tranh giành khách, tăng giá gây mất trật tự trị an vẫn diễn ra có nơi có lúc trên địa bàn Cửa Lò, khu di tích Kim Liên và một số điểm du lịch khác.
- Kết cấu hạ tầng du lịch nhìn chung chưa đảm bảo cho du lịch phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quy hoạch các khu điểm du lịch còn chậm, những khu, điểm du lịch đã quy hoạch thiếu tầm nhìn xa; công tác quản lý quy hoạch chưa tốt, chưa phân cấp rõ ràng, vì vậy khi triển khai các dự án xây dựng còn xẩy ra những trường hợp sai quy hoạch, hoặc cơ quan quản lý quy hoạch không được tham gia;
- Công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch còn yếu; một số dự án được đầu tư triển khai chậm;
- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng nhu cầu. Cơ sở lưu trú của Nghệ An còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ ít, chất lượng thấp công suất sử dụng buồng bình quân chỉ đạt 45%/năm, riêng Cửa Lò chỉ đạt 23-25%/năm;
- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về vai trò vị trí của ngành du lịch chưa đầy đủ.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên và đội ngũ quản lý du lịch còn yếu. Việc phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương để phát triển du lịch chưa tốt. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn (Văn phòng Sở Du lịch) chưa thực hiện hết chức năng của mình do đội ngũ cán bộ nhân viên ít, mặc dù đã cố gắng nhưng không thể bao quát hết được nhiệm vụ;
- Sự phối hợp giữa ngành Du lịch với sở ngành chức năng và các địa phương liên quan thiếu chặt chẽ nhất là trong việc đầu tư, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ du lịch.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo, không nằm trong các vùng phát triển kinh tế trọng điểm của cả nước, do đó việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nói chung, đầu tư phál triển du lịch nói riêng còn rất thấp;
- Chưa có hệ thống giao thông thuận lợi để đón khách quốc tế, đường hàng không đang gặp nhiều trở ngại, đường biển có cảng quốc tế nhưng lại nông, (chỉ đón được tàu dưới 1 vạn tấn, trong khi đó tàu du lịch thường có trọng tải 1,8 vạn tấn trở lên cho nên không vào được).
- Chưa có điểm du lịch hấp dẫn, những khu du lịch cao cấp (Spa resort), khu nghỉ dưỡng đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế; quy hoạch phát triển du lịch Cửa Lò như hiện nay chỉ thu hút được khách nội địa và một bộ phận rất nhỏ khách Lào tắm biển;
- Những loại hình du lịch của Nghệ An có tiềm năng có khả năng thu hút được khách quốc tế như du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hoá dân tộc, du lịch làng nghề truyền thống (ở miền Tây Nghệ An) thì chưa được đầu tư khai thác, chưa tuyên truyền quảng bá rộng rãi ra các thị trường quốc tế để thu hút khách. Những di tích lịch sử văn hoá của Nghệ An phần lớn chưa thể hiện rõ nét văn hoá đặc trưng của thời kỳ lịch sử của di tích; mà chủ yếu phục vụ loại hình văn hoá tâm linh, nên chưa có sức thu hút khách quốc tế;
- Du lịch Nghệ An hiện nay chủ yếu là du lịch tắm biển chịu ảnh hưởng của mùa vụ (một năm chỉ 3 tháng) cho nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch thấp, gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Trong 5 năm qua ngành du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện. Để khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Nghệ An, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã xác định Chương trình phát triển du lịch của tỉnh là một trong 9 Chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006-2010.
I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỜI KỲ 2006-2010:
- Du lịch Việt Nam đang phát triển trong một môi trường và điều kiện hết sức thuận lợi. Việt Nam tiếp tục được dư luận và nhiều Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá, bình chọn là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn;
- Nghệ An là tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, có điều kiện tốt để phát triển du lịch;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ 2006- 2010 về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phát triển du lịch là một trong 9 chương trình, dự án trọng điểm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2006-2010;
- Qua hơn 10 năm phát triển du lịch đã tạo cho Nghệ An một cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất lớn, một đội ngũ cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm biết làm du lịch tạo đà phát triển du lịch cho những năm tiếp theo;
- Thông qua việc tổ chức thành công năm Du lịch Quốc gia 2005 đã góp phần chuyển biến, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch. Công tác xã hội hoá các hoạt động du lịch được nâng lên trong cán bộ và nhân dân.
- Du lịch Nghệ An đang ở giai đoạn đầu của sự phát triên, hoạt động du lịch đang mang tính mùa vụ cao, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng còn nhiều hạn chế;
- Nghệ An xa các trung tâm, cực tăng trưởng của cả nước, do vậy việc thu hút đầu tư, phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.
3. Căn cứ xây dựng chương trình phát triển du lịch thời kỳ 2006-2010:
3.1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Nghị quyết 12 NQ/TU ngày 30 tháng 07 năm 2002về phát triển du lịch thời kỳ 2002 - 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XV;
- Căn cứ Nghị quyết 01 NQ/TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;
- Căn cứ Quyết định 147/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An;
- Căn cứ Quyết định 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung bộ;
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996-2010.
3.2. Căn cứ thực tiễn:
- Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch Nghệ An nói riêng thời kỳ 2001 - 2005;
- Căn cứ những điều kiện khó khăn và thuận lợi đã nêu trên,
Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của Nghệ An vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng với các vùng trọng điểm du lịch của cả nước với các sản phẩm du lịch độc đáo, xây dựng Nghệ An là một điểm đến hấp dẫn của du lịch cả nước và khu vực.
- Nâng cao hình ảnh Nghệ An nói chung, du lịch Nghệ An nói riêng trong cả nước và quốc tế trên cơ sở đẩy mạnh xúc tiến du lịch đồng thời nâng cao nhận thức xã hội về du lịch;
- Xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc sắc của Nghệ An có lợi thế cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch, tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách trên cơ sở nâng cấp và đầu tư xây dựng các khu du lịch mới, khai thác tốt tiềm năng du lịch Nghệ An. Phấn đấu đến năm 2010 Nghệ An có một khu du lịch quốc gia, hai đô thị du lịch và một điểm du lịch quốc gia;
- Đảm bảo sự tăng trưởng cao của ngành du lịch trong giai đoạn 2006-2010. Phấn đấu đến năm 2010 đón 2,65 triệu lượt khách đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 17%. Trong đó khách quốc tế đạt 150.000 lượt tăng bình quân 32%, về doanh thu dịch vụ du lịch đạt: 900 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm 24,5%. Nộp ngân sách đến năm 2010 dự kiến 80 tỷ đồng tăng 25,2% năm;
- Thông qua phát triển du lịch, kích thích sản xuất hàng hóa phục vụ khách, nâng tỷ trọng doanh thu từ bán hàng trong doanh thu của du lịch lên 20 đến 30%.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN THỜI KỲ 2006-2010
1. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch:
1.1. Đối với trong tỉnh, trong nước:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của du lịch ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đem lại lợi ích nhiều mặt: cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí;
- Giáo dục ý thức trách nhiệm toàn dân đối với việc bảo tồn các di sản thiên nhiên, văn hoá, môi trường tự nhiên, xã hội và phát huy giá trị các sản phẩm văn hóa phi vật thể, tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh Nghệ An và du lịch Nghệ An.
1.2. Đối với nước ngoài:
Tuyên truyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch của Nghệ An, giới thiệu truyền thống lịch sử văn hoá của Nghệ An - quê hương danh nhân văn hoá thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh như một điểm du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng, một trung tâm giao lưu giữa các tuyến du lịch quốc gia, quốc tế có sức hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, thu hút vốn đầu tư và góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế.
- Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần triển khai các giải pháp cụ thể sau:
a) Xây dựng và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Nghệ An:
- Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch Nghệ An dưới nhiều hình thức, đa dạng phong phú hấp dẫn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của nhân dân theo trình độ, lứa tuổi, thị trường, với mục tiêu sau khi tiếp cận mới ấn phẩm họ sẽ trở thành khách du lịch, bao gồm việc xây dựng các ấn phẩm: đĩa CD, VCD – phim du lịch; thường xuyên cập nhật thông tin du lịch trên trang web của du lịch Nghệ An; sách hướng dẫn du lịch Nghệ An, bản đồ du lịch v.v...
- ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch dành cho khách du lịch nội địa đến Nghệ An; ấn phẩm xây dựng chương trình du lịch dành cho khách quốc tế;
- ấn phẩm giới thiệu, quảng bá các tuyến du lịch chung: Việt Nam - Lào- Thái Lan theo tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây qua đường số 7 và số 8 như một điểm đến chung. Đặc biệt nâng cao hình ảnh tour du lịch một ngày ăn cơm 3 nước đang phát huy hiệu quả tốt.
b) Tuyên truyền quảng bá du lịch Nghệ An ra khu vực và quốc tế:
- Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế tại các thị trường mà du lịch Nghệ An có khả năng khai thác như: Thái Lan, Lào, Trung Quốc, từng bước thâm nhập thị trường mới như khu vực ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu v.v…
- Xúc tiến các hoạt động mở rộng và củng cố thị trường du lịch:
+ Hàng năm tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch các hãng lữ hành quốc tế tổ chức các chiến dịch xúc tiến, giới thiệu về Nghệ An, du lịch Nghệ An trên thị trường khu vực và quốc tế.
+ Tổ chức mời các hãng lữ hành quốc tế ở một số thị trường trọng điểm khu vực, và các hãng lữ hành quốc tế lớn trong nước khảo sát những tụ điểm du lịch của Nghệ An, giới thiệu những sản phẩm du lịch mới cho các hãng; mời một số Hiệp hội lữ hành, khách sạn của các nước vào tham quan, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và xúc tiến du lịch;
+ Hàng năm tổ chức các sự kiện du lịch, tổ chức hội chợ du lịch tại Nghệ An với mục đích giúp cho khách du lịch trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn về mảnh đất con người Nghệ An cũng như lịch sử văn hoá xứ Nghệ, nhằm thúc đẩy vị thế của Nghệ An trong cả nước và khu vực với việc tổ chức các chương trình bảo trợ cho người mua hàng (các Buyer) giúp cho người mua hàng (các Buyer) quốc tế hiểu rõ thêm về điểm đến hấp dẫn và thu hút khách của du lịch Nghệ An.
c) Xây dựng hệ thống thông tin du lịch:
- Trong giai đoạn 2006 - 2010 tập trung đầu tư hoàn chỉnh việc:
+ Nối mạng thông tin du lịch Nghệ An với mạng thông tin của Tổng cục Du lịch, nối mạng thông tin trong hệ thống thông tin toàn ngành du lịch Nghệ An và xây dựng hệ thống thông tin quản lý Nhà nước về du lịch.
+ Nối mạng thông tin quốc tế;
+ Tổ chức các trung tâm tư vấn thông tin tại các trung tâm du lịch của tỉnh.
d) Nghiên cứu mở rộng thị trường, hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch:
- Nghiên cứu thị trường, để xác định thị trường trọng điểm có lợi thế khai thác của Nghệ An;
- Đối với thị trường nội địa tập trung nghiên cứu thị trường khách Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và tại các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc;
- Thị trường khách du lịch quốc tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, từ đó đánh giá nhu cầu, thị hiếu du lịch của từng thị trường, có kế hoạch tiếp cận và điều chỉnh sản phẩm du lịch phù hợp nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch.
- Hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch xây dựng, giữ gìn và phát triển làng nghề, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách nội địa và quốc tế. Tạo thêm những sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao, nhất là các sản phẩm du lịch văn hoá truyền thống, du lịch sinh thái và làng nghề;
- Tổ chức cho các nhà quản lý, doanh nghiệp kinh doanh du lịch đi khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu, mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
e) Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch:
Để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và huy động vốn đầu tư trong nước, ngoài những việc xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách khắc phục những điểm yếu của du lịch Nghệ An, cần tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch ở trong và ngoài nước;
1.1. Đa dạng hoá loại hình du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch:
Đa dạng hóa loại hình du lịch trên cơ sở tiềm năng sẵn có của du lịch Nghệ An, như du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa - lịch sử; du lịch làng nghề, du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Những loại hình du lịch này giai đoạn 2006 - 2010 tập trung đầu tư khai thác tại các vùng du lịch trọng điểm có lợi thế của Nghệ An: Cửa Lò và vùng phụ cận Nghi Lộc, Vinh, Nam Đàn và vùng phụ cận; Vườn Quốc gia Pù Mát; khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn- Đô Lương; từng bước chuẩn bị khai thác du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái vùng Quỳ Châu- Quế Phong. Tranh thủ khuyến khích đầu tư khai thác một số vùng khác khi có điều kiện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu v.v…
Trên cơ sở các loại hình du lịch đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo, riêng có của Nghệ An, mang bản sắc quê hương xứ Nghệ, có đủ sức cạnh tranh với du lịch cả nước để thu hút khách, đặc biệt là thu hút khách quốc tế. Tập trung khai thác du lịch từ các di tích lịch sử văn hóa .
Nghệ An có tiềm năng và điều kiện phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch; trong giai đoạn 2006- 2010 cần tập trung phát triển các loại hình du lịch sau đây:
a) Nâng cao và phát triển loại hình du lịch văn hoá, lịch sử:
Du lịch văn hoá lịch sử là loại hình du lịch dựa vào các giá trị văn hoá của một cộng đồng, một nhóm dân tộc, hay một di tích lịch sử văn hoá được quốc tế, quốc gia, địa phương ghi nhận có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức của du khách đây là loại hình du lịch Nghệ An rất giàu tiềm năng và lợi thế. Trong thời kỳ 2006- 2010 chương trình cần tập trung bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên và vùng phụ cận (Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương). Bảo tồn tôn tạo các di lích lịch sử văn hoá vùng Vinh, Con Cuông và các di tích lịch sử văn hoá trên các tuyến du lịch đường 7, đường 48, đường 1A và đường Hồ Chí Minh. Bảo tồn phát huy giá trị các sản phẩm văn hóa phi vật thể, trước mắt xây dựng các tổ chức văn nghệ quần chúng phục vụ khách du lịch tại các vùng trọng điểm du lịch, đặc biệt chú trọng vùng văn hóa dân tộc Con Cuông, Tương Dương; vùng Quỳ Châu, Quế Phong.
b) Phát triển du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường.
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái đó là có lợi thế phát triễn nhiều khu, điểm du lịch sinh thái dọc theo tuyến du lịch biển, phát triển du lịch sinh thái vùng miền Tây Nghệ An như rừng nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, vùng du lịch Quỳ Châu- Quế Phong v.v… do nhiều nguyên nhân thời gian qua phát triển loại hình du lịch này còn hạn chế. Trước mắt thời kỳ 2006- 2010 Chương trình tập trung ưu tiên khai thác các vùng có lợi thế như: du lịch sinh thái rừng ngập mặn Hưng Hoà, vùng ven biển Nghi lộc; phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, từng bước đầu tư khai thác một số điểm ở Quỳ Châu, Quế Phong. Phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo ra hình ảnh mới, đặc sắc của du lịch Nghệ An trong nước và quốc tế.
c) Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh:
Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh là loại hình du lịch đang phát triển nhanh, có nhu cầu lớn, không chỉ quốc tế, mà trong nước đang xuất hiện nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, thu hút khách quốc tế và trong nước rất hiệu quả. Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này, trong giai đoạn 2006- 2010 cần rà soát lại các quy hoạch đã có, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đó theo hướng xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung vào Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, khu nước khoáng nóng Giang Sơn- Đô Lương, nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách quốc tế, đặc biệt khắc phục tính mùa vụ của du lịch biển Nghệ An.
1.2. Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, phối hợp với các cấp, các ngành nâng cấp các khu, điểm du lịch và sản phẩm du lịch hiện có:
a) Tôn tạo, tái tạo các di tích lịch sử văn hoá cần thiết để thu hút khác. Trước mắt đẩy nhanh dự án bảo tồn tôn tạo Khu di lích lịch sử văn hoá Kim Liên, gắn với phát triển du lịch, Bảo tồn, tôn tạo di lích lịch sử Miền Trà Lân (Con Cuông) gắn với phát triển du lịch Pù Mát, đường 7. Bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Cuông- Cửa Hiền (Diễn Châu) gắn với tuyến du lịch biển Nghi Lộc, Cửa Lò. Chuẩn hoá thông tin về lịch sử, văn hoá tại các điểm du lịch, đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá truyền thống, tái tạo lịch sử của điểm du lịch nhằm làm cho du khách nhận thức được sự hấp dẫn của điểm du lịch;
b) Xúc tiến đầu tư phát triển các điểm du lịch biển từ Nghi Thiết đến Cửa Hiền;
c) Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương, nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Đầu tư hoàn chỉnh xây dựng một số làng nghề truyền thống ở huyện Con Cuông, Vườn quốc gia Pù Mát và vùng Quỳ Châu – Quế Phong, nơi mà thuận lợi cho khách du lịch tham quan và tiêu thụ sản phẩm (tập trung là dệt thổ cẩm). Trước mắt tập trung xây dựng một số sản phẩm mới tại Con Cuông, Vườn Quốc gia Pù Mát gắn với phát triển du lịch tuyến đường số 7;
d) Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm du lịch biển đạt yêu cầu thu hút được các nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư khai thác hiệu quả du lịch biển. Với loại hình du lịch nghĩ dưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), khắc phục được tính mùa vụ của du lịch tắm biển hiện nay;
c) Ưu tiên xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch tìm hiểu văn hoá dân tộc. Trước hết là tại Vườn Quốc gia Pù Mát, từng bước xây dựng sản phẩm mới tại vùng Quỳ Châu - Quế Phong.
1.3. Thúc đẩy sản xuất và bán hàng hoá phục vụ du lịch, xây dựng các điểm du lịch làng nghề.
Khôi phục làng nghề truyền thống, tổ chức sản xuất và tổ chức bán hàng lưu niệm, việc khôi phục làng nghề truyền thống sẽ tạo ra điểm du lịch văn hoá hấp dẫn du khách và thúc đẩy sản xuất hàng hoá phục vụ khách, hình thành các làng, bản, khu phố, trung tâm bán hàng lưu niệm du lịch. Trước mắt dự án tập trung vào vùng Vinh, Cửa Lò, Con Cuông và Quỳ Châu, Quế Phong.
1.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch:
Tập trung chỉ đạo các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của ngành du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn vận chuyển khách du lịch, các khâu đón tiếp và các dịch vụ khác, tăng cường khả năng hội nhập của du lịch Nghệ An với cả nước và quốc tế.
1.5. Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch:
- Xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực môi trường du lịch;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường du lịch;
- Đảm bảo trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn ở các điểm du lịch:
+ Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 07/CT-CP của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch;
+ Tổ chức kiểm tra công tác trật tự vệ sinh, an ninh, an toàn tại các điểm du lịch;
+ Quy hạch các điểm bán hàng hoá du lịch;
+ Bổ sung các tiện nghi vệ sinh, các trạm bảo vệ, trạm y tế.
- Tổ chức quản lý và hỗ trợ công tác đảm bảo môi trường tại các vùng trọng điểm du lịch.
3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch:
a) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho một số lao động trong ngành, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, nhu cầu hội nhập quốc tế của du lịch Nghệ An. Dự kiến đến năm 2010 Nghệ An có 13.000 cán bộ, nhân viên làm trực tiếp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch;
b) Nâng cao nhận thức cho nhân dân về xã hội hoá các hoạt động phát triển nguồn nhân lực;
d) Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam của Tổng cục Du lịch do EU tài trợ để triển khai nội dung dự án trong ngành du lịch Nghệ An, theo đó triển khai các nội dung chính như sau:
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực;
- Đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch;
- Phổ cập kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị và kinh doanh du lịch;
- Tổ chức các hội thi tay nghề, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, thể chế trong phát triển nguồn nhân lực;
- Hàng năm cần chọn nội dung, hình thức phù hợp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kinh doanh, văn hoá ứng xử, ngôn ngữ của du lịch cho nhân dân tại các vùng trọng điểm du lịch.
4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các dự án phát triển du lịch tại các vùng trọng điểm:
4.1. Du lịch Nam Đàn và vùng phụ cận:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Bảo tồn tôn tạo Khu di lích lịch sử văn hoá Kim Liên, gắn với phát triển du lịch đảm bảo đến năm 2010 hoàn thành dự án.
- Triển khai dự án bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong;
- Hoàn thành quy hoạch cụ thể phát triển du lịch hồ Tràng Đen; xúc tiến đầu tư hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt.
- Khuyến khích xây dựng cơ sở dịch vụ tại các vùng đã được quy hoạch.
4.2. Du lịch thành phố Vinh:
Bổ sung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Vinh gắn với sông Lam, từ rừng ngập mặn Hưng Hòa đến Hưng Lợi, coi đây là hướng chính phát triển du lịch dịch vụ Vinh thời kỳ 2006-2010;
- Thực hiện giải phóng mặt bằng khu du lịch Bến Thuỷ- Núi Quyết như quy hoạch đã được phê duyệt để kêu gọi đầu tư;
- Hoàn thiện đường du lịch ven sông Cửa Tiền từ Núi Quyết đến hồ Cửa Nam;
- Xây dựng dự án đầu tư hình thành phố nghề, phố bán hàng lưu niệm và các phố chuyên doanh khác;
- Khuyến khích đầu tư các trung tâm thương mại, trung tâm hội thảo hội chợ, hội nghị để thu hút các loại hình du lịch hội nghị hội thảo (MICE)
4.3. Đầu tư phát triển du lịch Cửa Lò bền vững và có hiệu quả trở thành một đô thị du lịch. Thời kỳ 2006-2010, cần tập trung đầu tư xây dựng thực hiện các dự án:
- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch cụ thể phát triển du lịch Cửa Lò, để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thu hút khách quốc tế; đồng thời để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
- Đầu tư hoàn chỉnh trục đường số 2, số 3. Từng bước chuyển dần phần hành chính, dân cư, đô thị về phía tây. Dành quỹ đất từ trục đường số 2 hướng ra phía đông phát triển du lịch; ưu tiên các dự án phát triển du lịch chất lượng cao;
- Đầu tư hệ thống thoát nước thải, bảo vệ môi trường sinh thái cho khu du lịch biển;
4.4. Đầu tư hạ tầng và dịch vụ phát triển du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận.
- Phát triển du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận thời kỳ 2006-2010, tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái: khai thác tuyến Phà Lài- bản Cò Phạt vào thăm vùng lõi Vườn Quốc gia bằng đường sông (4km lòng hồ và 8km ngược dòng sông Giăng);
- Tuyến du lịch thăm thác Khe Kèm;
- Tuyến du lịch thăm bản Tùng Hương và rừng cây lùn;
- Tham quan bảo làng gene và làng dệt thổ cẩm dân tộc Thái.
Để các sản phẩm này khai thác được hiệu quả cần thực hiện các dự án đầu tư:
+ Chỉnh trị dòng chảy từ lòng hồ đến bản Cò Phạt 8km đường sông, với 52 thác ghềnh nhằm ổn định dòng chảy đảm bảo cho thuyền lên xuống bình thường, phục vụ nhân dân, lực lượng kiểm lâm, biên phòng và dịch vụ du lịch.
+ Đầu tư dự án đường nối đường 7 với bản Tùng Hương, khảo sát tuyến đi bộ từ bản Tùng Hương đến rừng cây lùn, rừng cây cổ thụ.
+ Đầu tư xây dựng một làng dệt thổ cẩm phục vụ khách du lịch.
+ Đầu tư khôi phục di tích lịch sử Thành Trà Lân;
+ Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ, bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số ở Nghệ An .
4.5. Đầu tư hạ tầng phát triển khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương, phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh
- Đầu tư hoàn chỉnh đường vào và đường vành đai khu hồ Mộ Dạ;
- Đầu tư hoàn thiện đường điện 10 KWV vào Khu du lịch để thu hút đầu tư;
4.6. Đầu tư hạ tầng phát triển du lịch vùng Quỳ Châu – Quế Phong:
- Hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch vùng thác Sao Va và phụ cận;
- Từng bước đầu tư hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt.
5. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch:
5.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2020 và điều chỉnh bổ sung các quy hoạch cụ thể phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế:
5.2. Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch:
- Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
- Cơ chế chính sách đầu tư sản phẩm du lịch chất lượng cao (khu SpaResort; cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên);
- Cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng du lịch;
- Cơ chế chính sách bảo vệ môi trờng, sinh thái phát triển du lịch bền vững.
- Cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch ở các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước và nước ngoài vào vùng có tiềm năng du lịch lớn, có khả năng thu hút khách đặc biệt là khách quốc tế;
- Cơ chế chính sách xã hội hóa phát triển du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, làng du lịch sinh thái);
- Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch mới;
- Cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ có trình độ năng lực để phát triển du lịch.
5.3. Liên kết với các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để đưa khách vào Nghệ An:
Mở rộng mối quan hệ chặt chẽ với du lịch Thái Lan, Lào, Trung Quốc và các hãng lữ hành quốc tế trong nước và nước ngoài. Khai thác tuyến du lịch xuyên Việt, Con đường di sản miền Trung, hành lang kinh tế Đông-Tây với các tuyến du lịch Đông-Bắc Thái Lan- Lào- Vinh- Hà Nội- Hạ Long và ngược lại, tuyến du lịch Băng Cốc- Viêng Chăn - Luangbrabang - Cánh Đồng Chum - Vinh - Hạ Long - Hà Nội và ngược lại, từng bước xâm nhập thị trường các nước trong khu vực, Hàn Quốc, Nhật Bản để tăng nhanh lượng khách về đến Nghệ An.
5.4. Tăng cường củng cố bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch đủ mạnh, từ tỉnh đến thành phố, thị xã và các huyện trọng điểm du lịch. Tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, trước mắt củng cố tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh (Sở Du lịch) đủ sức đảm đương nhiệm vụ.
Xây dựng các đề án phân cấp quản lý đối với các hoạt động du lịch, bao gồm: Phân cấp quản lý quy hoạch; phân cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch; phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, phân cấp việc quản lý khu, điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch v.v… trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong năm 2006.
- Giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006-2010 tại quyết định này.
- Theo dõi đôn đốc, các sở ngành, địa phương thực hiện Chương trình thuộc ngành, địa phương mình định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để chỉ đạo.
- Chủ trì phối hợp với các sở Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, VHTTT, Tài chính đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006- 2020 trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện từ năm 2007.
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh các khu di tích, gắn với nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch.
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tại phần II của Chương trình này.
- Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Xúc tiến quảng bá du lịch và xúc tiến đầu tư các dự án phát triển du lịch.
- Xây dựng dự án đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thời kỳ 2006-2010 trong năm 2006.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trong năm 2006;
- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng đề án phân cấp quản lý các lĩnh vực phát triển du lịch trong năm 2006;
- Phối hợp với UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, UBND huyện Nam Đàn làm việc với Tổng cục Du lịch thống nhất trình Chính phủ công nhận: Khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên là khu du lịch quốc gia, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò là đô thị du lịch.
- Chủ trì phối hợp với các sở Du lịch, Xây dựng, VHTT, Tài chính xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006-2010;
- Tham mưu phối hợp với sở Tài Chính, trình UBND tỉnh quyết định hàng năm vốn đầu tư cho các dự án theo chương trình đã được phê duyệt;
-Xây dựng đề án phân cấp quản lý các lĩnh vực liên quan đến phát triển du lịch.
- Đảm bảo đủ vốn hàng năm để thực hiện nội dung chương trình đã được Tỉnh phê duyệt;
- Thẩm định, thanh quyết toán các công trình, dự án có vốn đầu tư từ nguồn ngân sách.
- Xây dựng và thực hiện đề án bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn trở thành các điểm du lịch hấp dẫn;
- Xây dựng và thực hiện phương án bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể.
Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững.
7. Hội đồng liên minh các HTX và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Triển khai thực hiện đề án phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010.
8. UBND thành phố, thị xã và các huyện:
- Chủ trì triển khai các chương trình phát triển du lịch trên địa bàn:
- Phối hợp với các ngành chức năng lập quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
- Quản lý tài nguyên du lịch theo quy hoạch trên địa bàn;
- Chủ trì triển khai thực hiện Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch.
9. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng:
Phối hợp chặt chẽ giữ gìn an ninh chính trị quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch đảm bảo thuận lợi an toàn cho khách du lịch đến với Nghệ An.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh:
Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh chủ yếu hỗ trợ: đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, đầu tư cho việc tuyên truyền quảng bá xúc tiến điểm đến, phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm mới, các hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch.
2. Đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho kinh doanh dịch vụ du lịch,
+ Đầu tư sản xuất các sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường du lịch, quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực ...
Các sở, ban ngành, địa phương căn cứ nội dung liên quan chủ động tổ chức thực hiện Chương trình này, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |