Quyết định 105/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2018
Số hiệu | 105/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/01/2018 |
Ngày có hiệu lực | 10/01/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Nguyễn Xuân Đường |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 10 tháng 01 năm 2018 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách nhà nước địa phương và phương án phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 72/SKHĐT-TH ngày 08/01/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2018.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số ... /QĐ-UBND ngày ... tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
Năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; tỉnh Nghệ An tiếp tục tập trung thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; là năm tập trung quán triệt, triển khai, xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.
Mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho năm 2018 đã được HĐND tỉnh thông qua là khá nặng nề; trong điều kiện dự báo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khó lường, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đảm bảo ổn định và phát triển bền vững với tốc độ cao hơn.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; để thực hiện đạt được kết quả cao nhất các Nghị quyết của kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã nỗ lực phấn đấu để tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018
1.1. Các cấp, các ngành:
- Đẩy mạnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3171/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài tổ chức tại cấp tỉnh, căn cứ vào tình hình và tổng hợp vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ở cấp huyện, xã đảm bảo tính hiệu quả và kịp thời gian.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giải quyết các khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 10 tháng 01 năm 2018 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách nhà nước địa phương và phương án phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 72/SKHĐT-TH ngày 08/01/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2018.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số ... /QĐ-UBND ngày ... tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
Năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; tỉnh Nghệ An tiếp tục tập trung thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; là năm tập trung quán triệt, triển khai, xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.
Mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho năm 2018 đã được HĐND tỉnh thông qua là khá nặng nề; trong điều kiện dự báo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khó lường, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đảm bảo ổn định và phát triển bền vững với tốc độ cao hơn.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; để thực hiện đạt được kết quả cao nhất các Nghị quyết của kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã nỗ lực phấn đấu để tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018
1.1. Các cấp, các ngành:
- Đẩy mạnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3171/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài tổ chức tại cấp tỉnh, căn cứ vào tình hình và tổng hợp vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ở cấp huyện, xã đảm bảo tính hiệu quả và kịp thời gian.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giải quyết các khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn.
1.2. UBND các huyện, thành, thị căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thống nhất phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành với mức chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng năm 2018 của tỉnh trên 9%; thời gian hoàn thành trước ngày 10/01/2018 và báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư).
1.3. Tập trung phát triển toàn diện, mạnh mẽ sản xuất kinh doanh gắn với phát triển thị trường, phấn đấu vượt kế hoạch năm 2018 đã đề ra. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, trong đó cần tập trung những sản phẩm chủ lực (theo kế hoạch 5 năm và những sản phẩm mới) những sản phẩm quan trọng góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng ở mức cao; gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/01/2018 để tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt.
1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổng hợp xây dựng phương án phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2018 ở mức tốc độ tăng trưởng 9%, để thống nhất chỉ đạo thực hiện nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đặt ra; báo cáo UBND tỉnh trước 31/01/2018. Tham mưu UBND tỉnh thành lập các Tổ công tác và lãnh đạo phụ trách để đốc thúc, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch năm 2018 ngay từ những ngày đầu năm.
UBND tỉnh xem xét việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 của các ngành, địa phương là một trong những tiêu chí để đánh giá Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị.
1.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị:
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; tập huấn, phổ biến pháp luật, mở các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. Tiếp tục cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử. Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Triển khai có hiệu quả cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT ngày 18/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.1. Các cấp, các ngành:
- Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sớm phê duyệt và tổ chức thực hiện đồng bộ tất cả các đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành, lĩnh vực trọng tâm. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018.
- Phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cơ chế, tập trung chỉ đạo điều phối liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng trọng điểm, thành phố Vinh; chủ động thúc đẩy liên kết giữa các vùng của các tỉnh.
- Tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 gắn với đánh giá kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020.
- Tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo các quy định pháp luật về quy hoạch.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 gắn với đánh giá kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
- Nghiên cứu tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Nghị quyết của Chính phủ về triển khai Luật Quy hoạch. Tham mưu triển khai xây dựng quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030.
- Tổ chức đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội miền tây Nghệ An đến năm 2020.
- Tiếp tục tham mưu thực hiện cơ cấu lại đầu tư công. Tăng cường hiệu quả đầu tư công, bảo đảm cân đối về đầu tư phát triển. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA nhất là các nguồn vốn ODA vay lại của Chính phủ theo Luật quản lý nợ công và Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 21/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, giám sát vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương.
2.3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về NSNN, từng bước cơ cấu lại thu chi NSNN theo Kế hoạch số 636/KH-UBND ngày 31/10/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị và giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững; Cơ cấu lại chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; Tập trung đảm bảo cho các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, các chính sách an sinh xã hội, các dịch vụ quan trọng, thiết yếu. Rà soát các chính sách an sinh, xã hội; chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN khi thực sự cần thiết và cân đối được nguồn kinh phí trong quá trình thực hiện.
- Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công. Cải thiện cân đối ngân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay. Hàng năm sử dụng nguồn kết dư và phấn đấu tăng thu để trả nợ vay, không bố trí nội dung chi mới ngoài dự toán đã được HĐND tỉnh phê duyệt khi chưa trả nợ vay. Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; Bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được HĐND tỉnh quyết định theo đúng quy định của tại khoản 5 điều 7 Luật ngân sách nhà nước; Quản lý chặt chẽ nợ vay theo đúng quy định của Luật quản lý nợ công, chỉ thực hiện vay khi đã xác định phương án vay và nguồn hoàn trả nợ vay. Không dùng nguồn cân đối ngân sách địa phương theo tiêu chí định mức để hoàn trả các khoản vay theo quy định tại khoản 5 Điều 63 Luật Đầu tư công. Đối với nguồn trả nợ vay thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 và khoản 1 Điều 72 Luật Ngân sách nhà nước, khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước. Định hướng cơ cấu lại các khoản vay, ưu tiên vay dài hạn nhất là vay ODA để giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đầu tư.
- Tăng cường kiểm soát chi ngân sách theo hướng phù hợp với khả năng thu và trả nợ, thống nhất quy trình, tập trung đầu mối kiểm soát chi. Hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới.
- Tham mưu tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn tại những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ vốn hoặc không cần nắm giữ cổ phẩn chi phối theo quy định của Chính phủ.
2.4. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 06/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Tổ chức lại một cách thực chất sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; giảm chi phí trung gian để nâng cao thu nhập cho nông dân; nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản; phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển; thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng đánh bắt hải sản trái phép, không đăng ký, không khai báo. Thực hiện tốt quy hoạch vùng nguyên liệu; tập trung chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp cho các cơ sở chế biến.
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới các mục tiêu đã đề ra nhằm đảm bảo thiết thực, hiệu quả và bền vững; tránh hình thức, chạy đua thành tích. Nhân ra diện rộng các mô hình hiệu quả sản xuất các loại nông sản chủ lực áp dụng quy trình công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, phát triển nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ đảm bảo tiến độ theo Thông báo số 528/TB-VPCP ngày 13/11/2017 của Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị Sơ kết công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp năm 2015-2017, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020. Quan tâm chỉ đạo xây dựng mô hình HTX kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp, phấn đấu chỉ đạo xây dựng ít nhất 02 mô hình HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới.
- Tăng cường quản lý nhà nước về giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tình trạng hàng giả, kém chất lượng đưa vào sản xuất nông nghiệp. Làm tốt công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành của tỉnh về phát triển nông nghiệp để bổ sung, sửa đổi phù hợp theo hướng: Trên cơ sở nguồn lực tài chính hàng năm, lựa chọn một số sản phẩm chủ lực để thực hiện hỗ trợ trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó chuyển sang hỗ trợ các sản phẩm khác để tránh tình trạng dàn trải, hiệu quả chưa cao.
2.5. Sở Công thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu phát triển mạnh công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp gắn với các lợi thế về phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. Phát huy tốt công suất các nhà máy chế biến đang hoạt động như bia, sữa, thủy điện, dệt may, MDF Nghĩa Đàn, tôn Hoa Sen... Tăng cường công tác cơ sở, trực tiếp làm việc với một số doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, nắm bắt các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp để có phương án xử lý kịp thời.
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động để cuối năm 2018 cho sản phẩm bổ sung vào giá trị mới tăng thêm như: Mở rộng dây chuyền Tôn Hoa Sen, Nhà máy gỗ MDF Anh Sơn, các nhà máy may (Minh Anh, may MLB TENERGY giai đoạn 2, may Hi-tech, may Mạnh Thành), các dự án thủy điện (Chi Khê, Sông Quang, Canan, Xoóng Con), các dự án trong KCN VSIP, nhà máy bánh kẹo Hải Châu,...
- Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý an toàn đập thủy điện. Chủ động làm việc với các bộ, ngành trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung và triển khai thực hiện sớm Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại; phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế. Hỗ trợ quảng bá phát triển thương hiệu các sản phẩm hàng hóa tỉnh Nghệ An gắn với đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa; có chương trình ủng hộ thiết thực hiệu quả trong quảng bá và mở rộng kênh bán hàng để tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm bia, dệt may, và các sản phẩm tiêu dùng,… Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhất là đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh mở rộng thị trường; kiểm soát nhập khẩu, nhất là các mặt hàng không khuyến khích. Triển khai hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường; tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý. Tạo thuận lợi thương mại kết hợp với tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, các biện pháp phòng chống và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tập trung tranh thủ sự hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư... mà hai bên cùng quan tâm và có lợi đối với các tỉnh nước bạn Lào có biên giới tiếp giáp với Nghệ An.
2.6. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Triển khai lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo trình tự và quy định của Luật Quy hoạch. Chỉ đạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch đô thị, nhất là việc quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng. Hướng dẫn, giám sát các địa phương triển khai Chương trình lập quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thị trường bất động sản; quản lý sự phát triển của thị trường bất động sản theo hướng ổn định, bền vững. Xây dựng chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hoàn thành chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp.
- Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện (trong đó bổ sung nội dung quy hoạch quản lý chất thải xây dựng, bùn thải trên địa bàn tỉnh).
- Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển gạch xây không nung, hạn chế gạch đất sét nung theo quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kết tình hình thực hiện và đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách thực hiện cho các năm tiếp theo. Đôn đốc việc thực hiện xóa bỏ lò gạch nung thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng theo đúng lộ trình, thúc đẩy sự phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD, nguyên liệu sản xuất xi măng; quy hoạch tổng thể phát triển VLXD quốc gia, quy hoạch phát triển VLXD chủ yếu đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 11/6/2017.
- Hỗ trợ các dự án đã hoàn thành trong năm 2017 sẽ phát huy tốt công suất trong năm 2018 như Xi măng Sông Lam, Trạm nghiền Nghi Thiết,...
2.7. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Bổ sung các chương trình, đề án, dự án vào Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới, phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu đón tiếp phục vụ khách. Phối hợp đôn đốc triển khai các dự như dự án của Tập đoàn FLC tại xã Nghi Tiến, Nghi Lộc; Khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau; Khu du lịch sinh thái Phà Lài, Tổ hợp Khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Vinpearl Cửa Hội (giai đoạn 2), Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm... Phát triển du lịch miền Tậy Nghệ An.
- Tổ chức sắp xếp lại hệ thống dịch vụ du lịch Nghệ An gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm du lịch, dịch vụ, đồng thời tổ chức tốt công tác đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và hợp tác liên kết với các hãng lữ hành, các hãng vận tải để tăng chuyến, kết nối tua tuyến du lịch (Vinh, Cửa Lò, Nam Đàn, Thanh Chương, Quỳ Châu, Yên Thành, Con Cuông, Diễn Châu...), thu hút nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí để tăng lượng khách và mức chi tiêu du lịch.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, nhất là chất lượng điểm đến tham quan, du lịch; chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch, hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên... Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa. công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gắn với triển khai áp dụng Bộ Tiêu chuẩn Nghề du lịch quốc gia VTOS.
2.8. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố thị xã: Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 29/03/2017 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 14/12/2016; Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung tạo một số sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt và thương hiệu đặc trưng của tỉnh, ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao; phát triển tài sản trí tuệ và truyền thông khoa học và công nghệ.
2.9. Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Nghệ An:
- Tổ chức thực hiện quyết liệt và khẩn trương Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đảm bảo hệ thống ngân hàng tiếp tục hoạt động ổn định và an toàn, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh 2018, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và hạn chế tập trung tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ, tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ khoảng 15-20%. Tiếp tục giám sát việc thực hiện phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt của các TCTD trên địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ được giao về quản lý thị trường vàng, ngoại hối góp phần ổn định thị trường vàng và ngoại tệ.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian phục vụ người dân, doanh nghiệp.Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao về quản lý thị trường vàng, ngoại hối góp phần ổn định thị trường vàng và ngoại tệ. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra của NHNN và kiểm tra nội bộ của các TCTD nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm túc các tồn tại, sai phạm, đảm bảo các Đơn vị chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hạn chế tối đa gia tăng nợ xấu.
3.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
a) Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và toàn diện cải cách hành chính; trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) để giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của doanh nghiệp, người dân; tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát TTHC; thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất đơn giản hóa TTHC; hệ thống hóa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; công khai, minh bạch TTHC theo đúng quy định. Thực hiện có hiệu quả, chất lượng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án Tập trung thu hút đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức. Triển khai thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phục vụ người dân, doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế tự chủ tại các cơ quan hành chính.
- Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập; tăng quyền tự chủ và thúc đẩy xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật và thực thi công vụ và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo động lực và áp lực, chuyển biến thái độ xử lý gắn với trách nhiệm chính trị trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ. Xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ. Đẩy mạnh đổi mới phương thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tăng cường họp trực tuyến. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Xây dựng chính quyền phục vụ, tập trung vào tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đưa vào nề nếp việc kiểm điểm tiến độ và kết quả thực hiện chương trình công tác đã đề ra theo cơ chế điều hành. Phân công trách nhiệm chỉ đạo cụ thể, toàn diện của từng cá nhân lãnh đạo. Nắm bắt các thông tin và kiến nghị từ cơ sở để có phương án, biện pháp xử lý và giải quyết kịp thời.
- Xây dựng chương trình hành động thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII), các Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII). Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở các đơn vị, địa phương đi vào hoạt động đúng theo yêu cầu quy định, thực chất. Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa giai đoạn 2014-2020. Triển khai đo lường mức độ hài lòng đối với việc cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước.
- Chủ trì xây dựng đề cương, yêu cầu những nội dung cần tập trung cải cách hành chính trong năm 2018 để 7 đơn vị (Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND TP Vinh) nghiên cứu thực hiện thống nhất.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, chú trọng kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các đơn vị, địa phương; đề xuất xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính.
- Tiếp tục tham mưu rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị theo đúng quy định của Trung ương; gắn với việc thực hiện đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Dừng việc giao bổ sung biên chế. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đúng lộ trình, mục tiêu.
- Tham mưu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm và trình độ; nhất là đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật tạo bước chuyển biến về chất trong việc phát huy nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phục vụ người dân, doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đổi mới công tác đánh giá thi đua khen thưởng theo hướng gắn hiệu quả công việc, nhiệm vụ được giao.
c) Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát, công bố bộ TTHC cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
d) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện triển khai ứng dụng các dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; triển khai thuê trục liên thông và đẩy mạnh ứng dụng kết nối phần mềm quản lý văn bản và điều hành liên thông 04 cấp; tiếp tục triển khai phần mềm đến các đơn vị sự nghiệp, các trường PTTH, HĐND các cấp; tăng cường ứng dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh; ứng dụng có hiệu quả việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống thư điện tử công vụ; chuyển giao và hướng dẫn sử dụng chữ ký số đến cấp xã, phường, thị trấn...
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai đề án số hóa truyền hình mặt đất tỉnh Nghệ An theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội. Tham mưu UBND tỉnh triển khai các tiêu chí Nông thôn mới về ứng dụng CNTT.
- Tăng cường thực hiện công tác bảo đảm an toàn, có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng.
đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã: Tham mưu, chỉ đạo tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu, triển khai quyết liệt đấu thầu qua mạng theo đúng lộ trình và kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu.
e) Các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND TP Vinh: Tập trung nghiên cứu đổi mới, cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực của đơn vị nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
3.2. Tập trung phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Các cấp, các ngành
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tăng cường phòng chống, phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, được xã hội quan tâm.
- Thực hiện tốt chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước; Công khai minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, khoáng sản, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tổ chức, cá nhân gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước và nhân dân;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật; chú trọng xử lý sau thanh tra, kiểm tra, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật;
- Tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vụ việc ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng, hạn chế khiếu nại vượt cấp; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
b) Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Triển khai thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều quan tâm, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài,...
- Tập trung rà soát, tham mưu giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở.
- Tham mưu triển khai thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo có hiệu lực pháp luật.
4.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả đầu tư công
a) Các cấp, các ngành
- Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư công; chấn chỉnh những bất cập trong các dự án đối tác công tư. Triển khai nhanh, quyết liệt công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công; đẩy nhanh tốc độ thực hiện và giải ngân ngay từ những tháng đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, dự án hạ tầng quan trọng, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Đảm bảo đủ nguồn vốn, tiến độ cấp phát vốn cho các chủ đầu tư giải ngân kịp thời. Chủ động sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách nhà nước trong đó ưu tiên đảm bảo đủ và kịp thời nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trường hợp hụt thu ngân sách, thực hiện điều chỉnh giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách, bù đắp hụt thu từ nguồn dự phòng, nguồn tài chính khác để tập trung nguồn vốn thực hiện cho đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh đã thông qua. Phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được giao. Làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây chậm trễ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018 gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước.
- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc
phân bổ vốn ngân sách nhà nước, phân bổ đầu tư công năm 2018 phải thực hiện
theo đúng quy định của Luật đầu tư công và các quy định khác có liên quan. Tăng
cường các biện pháp để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; các cấp, các
ngành rà soát, nắm chắc tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, ưu tiên bố
trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch đầu tư tập trung;
Tăng cường chấn chỉnh tình trạng phát sinh nợ đọng sau ngày 31/12/2014. Các địa
phương, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để phát
sinh nợ đọng theo quy định của Luật đầu tư công. Đồng thời yêu cầu các huyện,
xã, chủ đầu tư tiếp tục rà soát các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
chưa bố trí đủ vốn so với tổng mức đầu tư để điều chỉnh tổng mức đầu tư, xác định điểm dừng
kỹ thuật hợp lý phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được
giao và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn vượt thu, kết dư
hàng năm, nguồn ngân sách huyện, xã, huy động xã hội hóa...) đảm bảo hoàn thành
các công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
- Tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung nguồn lực xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu và có quy mô lớn, đảm bảo có tính kết nối, lan tỏa phát triển giữa các ngành, lĩnh vực, vùng miền. Tăng cường chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm hạ tầng xã hội, trước hết là nhà trẻ, mẫu giáo, trường học ở các khu công nghiệp tập trung.
- Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công. Các ngành, các cấp chịu trách nhiệm trong việc quyết định chủ trương đầu tư, bảo đảm chất lượng lập báo cáo đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; chỉ quyết định chủ trương đầu tư những dự án thực sự cần thiết khi đã thẩm định, làm rõ hiệu quả của dự án, nguồn vốn, khả năng cân đối, bố trí vốn cho từng dự án, bảo đảm dự án được phê duyệt có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện hoàn thành dự án.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và hàng năm (bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia) phải thực hiện nghiêm quy trình, đầu mối tham mưu xây dựng, điều chỉnh và ứng trước kế hoạch vốn theo quy định. Tập trung vốn cho các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, tạo sức lan tỏa và kết nối phát triển. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động có hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; tập trung ưu tiên đầu tư cho các công trình trọng điểm, các công trình có tính kết nối, lan tỏa phát triển giữa các ngành, lĩnh vực, vùng miền; phát triển hệ thống thủy lợi, các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường,... Tăng cường các giải pháp xã hội hóa đầu tư, nhất là giao thông nông thôn...; xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, y tế, đào tạo nghề và công tác an sinh xã hội;
- Bố trí phần vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP) gắn với nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất. Trong đó kiểm soát chặt chẽ dự án đầu tư theo hình thức BT, dự án có sử dụng đất (nhất là những vị trí, địa điểm có giá trị sinh lợi cao). Quản lý chặt chẽ quỹ đất sử dụng làm thanh toán cho các dự án đầu tư theo hình thức BT, dự án có sử dụng đất: Công tác thẩm định, phê duyệt giá khởi điểm khu đất để đấu thầu dự án có sử dụng đất; Xác định giá trị khu đất thanh toán cho dự án BT; Thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nói trên phải thông qua hình thứ đấu thầu, đấu giá đất theo quy định pháp luật hiện hành.
- Đối với các địa phương (cấp huyện) khi xây dựng phương án vay để đầu tư hạ tầng phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh của địa phương thì phải có phương án đảm bảo trả nợ vay từ nguồn ngân sách của cấp mình là chủ yếu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư; bảo đảm công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn vay; xử lý nghiêm cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật về đầu tư công đã được Quốc hội, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền quyết định. Quán triệt thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm toán, giám sát của HĐND tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh và kế hoạch đầu tư công năm 2018 theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/12/2017. Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm, tạo sức lan tỏa kết nối vùng, miền để phát triển. Tham mưu cắt giảm vốn đối với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho dự án có khối lượng hoàn thành cao, bảo đảm sử dụng hết, hiệu quả nguồn vốn.
- Tham mưu Quy trình một số nội dung về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Tham mưu Quy trình thủ tục thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai các dự án thực hiện theo hình thức PPP.
- Tiếp tục tăng cường quản lý, giảm sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Thẩm định chặt chẽ Đề xuất dự án tài trợ về các tiêu chí: so sánh hiệu quả giữa vay ODA với vay ngân hàng trong nước; cân đối của ngân sách tỉnh, cam kết và khả năng huy động của chủ đầu tư đối với nguồn vốn đối ứng.
Quyết liệt xử lý vướng mắc, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các chương trình, dự án ODA đang triển khai thực hiện; giải ngân ngay từ những tháng đầu năm; rà soát, điều chuyển, cắt giảm vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công trung hạn làm cơ sở đề xuất bổ sung kế hoạch vốn nước ngoài năm 2018 cho các dự án đảm bảo tiến độ cam kết với nhà tài trợ, nhất là các chương trình, dự án kết thúc hiệp định trong năm 2018.
c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, nhất là các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.
- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình và tiến độ thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý và năm cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành dứt điểm chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng trong năm 2018.
Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, nhất là các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.
- Tập trung làm tốt công tác thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư, Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, hạng mục công trình. Thẩm định hồ sơ dự toán khảo sát quy hoạch đô thị trình UBND tỉnh phê duyệ và Thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề
- Tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng công trình và an toàn vệ sinh lao động quá trình thi công xây dựng, trong đó ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, rà soát chấn chỉnh hoạt động của các Ban QLDA xây dựng chuyên ngành và Ban QLDA xây dựng khu vực; Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình chuyên ngành xây dựng theo phân cấp đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian; Kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp đối với các Sở xây dựng chuyên ngành; UBND các huyện, thành, thị.
d) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án, cơ chế chính sách về phát triển giao thông vận tải. Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tốt các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Quản lý tốt hệ thống hạ tầng giao thông, tăng cường công tác duy tu, sửa chữa, chỉ đạo tốt công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt, đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi; tạo chuyển biến trong công tác quản lý duy tu sửa chữa ở các địa phương cấp huyện, xã.
- Tập trung chỉ đạo thu hút nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng các dự án như: Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 1); Đường Mường Xén – Ta Đo – Khe Kiền đoạn Km0 – Km7; Nâng cấp mở rộng QL15 đoạn Km320+700 - Km324+500,... Đường nối từ QL1A - huyện Nghĩa Đàn – thị xã Thái Hòa; Các tuyến đường hoàn trả của dự án đường nối đường N5 Khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn, Đô Lương; Đường gom phía Đông thuộc dự án cầu vượt tại nút giao tuyến đường TL534 với đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1.
- Tích cực làm việc với các bộ, ngành trung ương về nguồn vốn và hoàn thiện hồ sơ thủ tục để triển khai xây dựng các công trình; đường ven biển đoạn Cửa Lò - Cửa Hội, dự án LRAMP (hợp phần đường), cầu Bến Quan trên ĐT.533, đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền đoạn Km7 - Km40, nâng cấp mở rộng QL15 đoạn Km324+500 – Km333+200, …
- Tích cực, chủ động phối hợp với các chủ đầu tư khác để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh: Cầu Cửa Hội, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cảng Cửa Lò, cảng The VISSAI, cảng xăng dầu DKC, dự án LRAMP (hợp phần cầu), ODA, đường GTNT, các bến xe, dự án đường vào trung tâm các xã, đường vùng nguyên liệu, đường đô thị, đường du lịch, đường cứu hộ cứu nạn trong vùng lũ, các bến khách ngang sông, các cầu qua sông thay thế các bến đò, các dự án GTNT huyện, xã, đường từ trung tâm xã đến thôn, bản, các bến xe,…
đ) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; thực hiện nghiêm theo Luật Đầu tư công trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, không để xẩy ra tình trạng nợ đọng XDCB. Huy động nguồn lực từ người dân sở tại cho xây dựng nông thôn mới phải căn cứ vào khả năng, điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương, không được huy động quá sức dân.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng trọng điểm (thủy lợi Bản Mồng; cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc;...), đặc biệt là về giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng cho các dự án.
e) UBND TP Vinh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn như dự án phát triển hạ tầng đô thị Vinh, đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài,...
4.2. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, xúc tiến và thu hút đầu tư
a) Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại của tỉnh phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, trên cả 3 trụ cột (đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân) góp phần mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, thúc đẩy thu hút đầu tư, du lịch, thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đóng góp thiết thực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Chú trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư. Các địa phương có dự án trên địa bàn và các sở, ngành liên quan thực hiện giám sát, theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện Dự án của Nhà đầu tư theo thỏa thuận thực hiện Dự án. Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư; tham mưu xử lý các dự án vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Rà soát tổng thể các dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở dữ liệu về thu hút đầu tư, xử lý các dự án chậm tiến độ và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tham mưu ban hành Quyết định về quy trình, tiêu chí xử lý các dự án chậm tiến độ, không triển khai trên địa bàn tỉnh; tham mưu ban hành Quyết định phê duyệt Đề cương kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ, không triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Nâng cao chất lượng tham mưu chủ trương đầu tư các dự án trên địa bàn (ngoài KKT, KCN), thực hiện nghiêm túc Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 của UBND tỉnh về ban hành trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát quy trình chấp thuận CTĐT ở cấp cơ sở (xã, huyện) để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất quy trình và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án sau cấp phép.
- Chủ trì rà soát lại tiến độ thực hiện 06 lĩnh vực đầu tư trọng điểm gắn với triển khai thực hiện Đề án Tập trung thu hút đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
c) Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là nhiệm vụ hỗ trợ các nhà đầu tư. Chuẩn bị chu đáo Hội nghị gặp mặt các Nhà đầu tư Xuân Mậu Tuất - năm 2018, gắn với tổng kết 10 năm tổ chức Hội nghị này. Chủ động hơn, nhất là trong phối hợp với các tổ chức xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp.
- Tổ chức hoạt động có hiệu quả Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An; tham mưu triển khai có hiệu quả Bộ phận một cửa liên thông của tỉnh trong đầu tư; theo dõi, hỗ trợ nhà đầu tư từ khi thu hút đầu tư đến khi triển khai thực hiện dự án. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình xử lý hồ sơ theo liên thông để tăng cường tính minh bạch và có cơ sở để đánh giá trách nhiệm các ngành, huyện trong quy trình liên thông.
đ) Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng KKT Đông Nam theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 22/5/2017.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước thải, nhà ở xã hội...) đảm bảo tiến độ, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo vệ môi trường được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số số 3410/QĐ-UBND ngày 28/7/2017.
- Xây dựng cơ chế chính sách để huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, nhất là các nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế; cụm công nghiệp. Tập trung nguồn lực xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu và có quy mô lớn, đảm bảo có tính kết nối, lan tỏa phát triển giữa các ngành, lĩnh vực, vùng miền. Tăng cường công tác cơ sở, trực tiếp làm việc với một số doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, nắm bắt các khó khăn vướng mắc để có phương án xử lý kịp thời.
- Tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm trong khu kinh tế, các khu công nghiệp; phối hợp phối hợp Công ty TNHH VSIP Nghệ An, Công ty CP Hemaraj Cienco 4 Nghệ An, Công ty CP đầu tư KCN Hoàng Mai, Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm thu hút các dự án thứ cấp vào KCN: VSIP, Hemaraj 1, Hoàng Mai 1, Nghĩa Đàn. Hỗ trợ thủ tục đầu tư để triển khai dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của Tập đoàn FLC, dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 2 của Tập đoàn Posco Hàn Quốc, KCN Hoàng Mai II của Tập đoàn Kovinet Hàn Quốc,... Đẩy nhanh làm thủ tục cho Nhà máy bia công suất 150 triệu lít của Masan để cuối năm 2018 có sản phẩm.
- Rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế trình các cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
e) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã: Tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án dự án trọng điểm như Xi măng Tân Thắng, Cải tạo khu A, B và C Khu chung cư Quang Trung,... tiếp tục kêu gọi đầu tư các nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn.
4.3. Đẩy mạnh công tác thu ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành tài chính, ngân sách nhà nước
a) Các cấp, các ngành
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự toán được giao. Triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách, rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài,...; chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước khi có nguồn tài chính đảm bảo. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 chưa phân bổ, trừ các khoản kinh phí được phép thực hiện theo tiến độ quy định; Tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN.
- Triển khai hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường; Tăng cường các biện pháp phòng chống và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập và ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công ở một số lĩnh vực chưa ban hành trong năm 2017. Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ công.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ những ngày đầu năm 2018, đôn đốc hoàn thành các chỉ tiêu thu Lệ phí môn bài. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế.
- Quản lý chặt chẽ công tác thu ngân sách, quan tâm bồi dưỡng khai thác nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi. Kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai của cá nhân không đúng, không đủ số thuế phải nộp; chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu hồi số thuế nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,..., giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 3% so với dự toán HĐND tỉnh giao.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách; Kiểm soát chặt chẽ nợ công trong giới hạn cho phép của địa phương. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, chỉ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm, thật sự có hiệu quả và đảm bảo được khả năng cân đối nguồn vốn trả nợ. Đồng thời ưu tiên bố trí nguồn kinh phí trả nợ gốc, nợ lãi các khoản vay của tỉnh, kinh phí GPMB các dự án trọng điểm, kinh phí trả nợ tiền mua và vận chuyển xi măng xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong cách lĩnh vực thuế, hải quan,... theo hướng thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức.
5.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 33-CT/TU ngày 27/10/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp, trình độ đào tạo. Phát huy tích cực giáo dục chất lượng và quan tâm phát triển chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục miền núi. Quan tâm phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh tiến độ trường chuẩn quốc gia.
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội về đổi mới và phát triển giáo dục và đào tạo; tăng cường tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân hiểu, chia sẻ, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp. Đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tham mưu; rà soát các cơ chế, chính sách về giáo dục đào tạo, đề xuất bổ sung và xây dựng các cơ chế, chính sách mới nảy sinh từ thực tiễn, phù hợp với tiến trình đổi mới giáo dục để thúc đẩy sự phát triển giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2018- 2020, có tính đến 2025; triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường mầm non, phổ thông trên địa bàn đã được phê duyệt; phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2018-2019 các huyện, thành, thị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường xã hội hóa giáo dục, khuyến khích thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thuận hướng tới mục tiêu đổi mới và phát triển giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài. Huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng để tăng cường điều kiện đảm bảo cho giáo dục và đào tạo. Thường xuyên hướng dẫn các địa phương, đơn vị trường học thực hiện việc huy động các khoản đóng góp tự nguyện theo quy định của Nhà nước trên nguyên tắc không đề ra mức tối thiểu, không áp đặt, giao chỉ tiêu cho các lớp; không thực hiện vận động đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa hội cha mẹ học sinh để thực hiện lạm thu tại các trường học.
5.2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ lao động Nghệ An cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, đôn đốc, kiểm tra cơ sở trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, học nghề cho đối tượng hộ nghèo, hộ thu hồi đất. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động trong các doanh nghiệp, tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc rà soát, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch 155-KH/TU ngày 04/9/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật giai đoạn 2016-2020; Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Từng bước thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo Quyết định số 4649/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND tỉnh, nhất là về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác phân luồng học sinh theo quyết định của UBND tỉnh.
Tổ chức tốt Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh. Tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và Kỳ thi tay nghề toàn quốc phấn đấu đạt kết quả cao.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng theo quy định. Tập trung tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TW ngày 19/7/2017 của Bộ chính trị, Kế hoạch số 106-KH/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng trong năm 2018.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời trợ cấp thường xuyên và đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau. Triển khai kiểm tra, rà soát tổng thể đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu về an sinh xã hội. Chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nhất là đối với các huyện theo Nghị quyết 30a, Quyết định 293 của Chính phủ; vùng miền Tây và ven biển Nghệ An; các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài Nghị quyết 30a theo Quyết định của UBND tỉnh. Tiếp tục vận động, huy động nguồn lực giúp đỡ 115 xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng miền Tây của tỉnh theo Quyết định phân công của UBND tỉnh. Tổng kết, đánh giá và xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững, có hiệu quả.
- Ngăn chặn phát sinh mới các tệ nạn xã hội; chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp đồng bộ, hiệu quả trong việc lập hồ sơ đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội theo Quy chế đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND và văn bản hướng dẫn liên ngành.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; thực hiện các hình thức huy động nguồn lực cho Quỹ bảo trợ trẻ em để tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới, Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 05/1/2017 về thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 30/3/2017 về thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ nữ của tỉnh. Tăng cường tổ chức tập huấn, truyền thông, kiểm tra về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
5.3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 6, khóa XII, đặc biệt là đổi mới hoạt động y tế cơ sở gắn với quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác dân số trong tình hình mới cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Chủ động triển khai các hoạt động của y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thông qua việc kết nối thành bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện tuyến trung ương nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao kỹ thuật cao và hiện đại. Chấn chỉnh công tác quản lý, phân phối, bán lẻ dược phẩm.
- Rà soát, sắp xếp lại và chuẩn hóa mạng lưới y tế phù hợp với quy hoạch ngành, đảm bảo đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với mục tiêu từng bước hiện đại, chất lượng và hiệu quả; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế thôn bản, phát triển đội ngũ bác sỹ gia đình và lồng ghép mô hình bác sỹ gia đình vào y tế tuyến cơ sở nhằm đảm bảo người dân dễ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như dịch vụ y tế chất lượng cao.
- Phát huy vai trò của cơ sở y tế theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về đề án phát triển mạng lưới y tế cơ sở, Đề án Tăng cường bác sỹ cho tuyến y tế cơ sở theo Quyết định 1816/QĐ-BYT của Bộ Y tế nhằm giúp đỡ và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
- Huy động mọi nguồn vốn đầu tư để thực hiện các Đề án đã được phê duyệt như: Đề án phát triển Trung tâm Y tế kỹ thuật cao vùng Bắc Trung bộ tại tỉnh Nghệ An; Đề án tổng thể xử lý chất thải rắn y tế nguy hại rên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2012 - 2020, có tính đến 2025; Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thuộc lĩnh vực y tế; Đề án Phát triển Y tế miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020;…
- Thực hiện, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị theo cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, nhân lực và về tài chính đối với các đơn vị khám chữa bệnh đã được phê duyệt phương án tự chủ. Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình cơ sở y tế thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính để thực hiện lộ trình khung giá dịch vụ y tế mới trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí khám chữa bệnh.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển y tế ngoài công lập và hợp tác công tư trong khám chữa bệnh. Quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ chế tăng cường sự gắn kết và hợp tác với lực lượng y tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh, bảo đảm an toàn trong cơ sở khám chữa bệnh.
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về việc kinh doanh, sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Tăng cường công tác truyền thông về VSATTP, thanh, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về ATTP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ trên cơ sở tăng cường việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ, kỹ thuật. Tiến hành việc quản lý, theo dõi, cung ứng các phương tiện tránh thai chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ, kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cơ sở. Triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh nhằm hạ thấp tỷ lệ sơ sinh dị tật; đẩy mạnh công tác giám định tử vong mẹ, từng bước triển khai giám định tử vong sơ sinh để xác định nguyên nhân và có giải pháp can thiệp phù hợp.
5.4. Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; Đề án “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”; Đề án “Chiến lược phát triển ngành BHXH giai đoạn 2013-2020”; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH và các Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT và Luật BHXH sửa đổi; tập trung giải quyết tốt các quy định chuyển tiếp, những vấn đề mới phát sinh.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và triển khai thực hiện nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó tập trung vào nhiệm vụ phát triển nhanh đối tượng; giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhân dân.
- Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp không ngừng đổi mới phương thức hoạt động; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa thời gian, chi phí cho tổ chức, cá nhân; nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, BHYT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, không ngừng hiện đại hóa hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nâng cao chất lượng công tác giám định, giám sát chặt chẽ việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia và hạn chế, ngăn ngừa lạm dụng, bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT.
- Tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, BHTN để đơn vị, người lao động và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia BHXH, BHYT.
5.5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 29/03/2017 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 14/12/2016; Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung tạo một số sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và thương hiệu đặc trưng của tỉnh, ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao.
- Khuyến khích mạnh mẽ mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến nâng cao năng suất lao động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển. Thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học. Tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển các cây, con chủ lực trên địa bàn tỉnh, nhất là miền Tây Nghệ An.
- Khuyến khích, hỗ trợ các viện, trường gắn nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học với việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh, hình thành các cơ sở ươm tạo, chuyển giao và phát triển công nghệ, nhất là ở khu vực miền Tây Nghệ An; Thu hút các chuyên gia tham gia nghiên cứu, triển khai các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trên địa bàn.
- Khuyến khích và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Các tổ chức môi giới, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn về khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Tổ chức kinh doanh và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát bổ sung, sửa đổi các chính sách về Khoa học và Công nghệ, các giải pháp để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến nâng cao năng suất lao động đáp ứng yêu cầu phát triển. Tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học nhằm tăng giá trị, thị phần.
5.6. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa và thể thao trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Đề án bảo vệ và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2030 (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội. Đổi mới, khắc phục bệnh hình thức trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Tổ chức tốt Đại hội TDTT tỉnh Nghệ An lần thứ VIII. Tập trung đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao, tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII phấn đấu xếp thứ 15 đến 13.
5.7. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo các chính sách, đề án đã được phê duyệt, nhất là các chính sách đặc thù.
- Chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện tốt Chương trình 135 đảm bảo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo, đôn đốc các huyện hoàn thiện hồ sơ kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK (vốn đầu tư phát triển); tổng hợp, kiểm tra hồ sơ và xây dựng phương án phân bổ vốn năm 2018.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chống mê tín dị đoan và truyền đạo trái phép; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của Già làng, Trưởng bản, Trưởng dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển KTXH.
6.1. Các cấp, các ngành:
- Tăng cường quản lý tài nguyên, triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý chặt chẽ đất đai, khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất, đất để hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích.
- Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và các quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Xử lý nghiêm, triệt để tình trạng khai thác và phá rừng bất hợp pháp, khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát, đá, sỏi,... trái phép.
- Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng và khuyến khích xã hội hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo về tài nguyên và môi trường.
- Chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch, bố trí lại dân cư tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời cho người dân, thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, ngành nghề phù hợp, hiệu quả gắn với thị trường tại các vùng tái định cư và vùng bị tác động bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
6.2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, quy hoạch và kế hoạch về lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã được phê duyệt. Tham mưu tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ tại về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện hoàn thiện phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đến năm 2020 và tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018, trình UBND tỉnh phê duyệt; kiểm ra, chỉ đạo lập hồ sơ cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án kinh doanh bất động sản. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận cho các Công ty nông, lâm trường.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đã sử dụng đất sản xuất kinh doanh, đất khai thác khoáng sản nhưng chưa lập hồ sơ thuê đất, các dự án kinh doanh bất động sản chưa lập hồ sơ giao đất để đôn đốc các chủ đầu tư lập hồ sơ giao, thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất theo quy định để chống thất thu ngân sách. Kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ.
- Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh; yêy cầu các Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; đôn đốc, xử lý các đơn vị đang nợ thuế, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện đầy đủ nghĩa vụ; kiên quyết xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Tổ chức tốt công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện công tác kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nguồn xả thải ra môi trường ven biển, sông suối.
- Thực hiện quan trắc môi trường đảm bảo đúng tần suất, khối lượng, chất lượng; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng nước biển mùa du lịch 2018; thực hiện quan trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
7. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
7.1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là các địa bàn trọng điểm. Tổ chức huấn luyện cho lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng bảo đảm chất lượng, an toàn; diễn tập khu vực phòng thủ 6 huyện. Triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ; giao quân, nhận quân bảo đảm chất lượng.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng lực lượng quân sự, biên phòng. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế gắn với quốc phòng trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, nhất là đối với các tỉnh của Lào giáp biên với tỉnh Nghệ An.
7.2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo ANTT, nhất là Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ ANQG và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020,...
- Tập trung nắm, đánh giá và dự báo tình hình một cách chủ động, kịp thời, sát đúng, từ đó tham mưu xử lý có hiệu quả các vấn đề và vụ việc phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, số lượng phản động, chống đối trong và ngoài nước; tăng cường tấn công chính trị, đấu tranh quyết liệt với số đối tượng cực đoan và sự cấu kết giữa đối tượng cực đoan với các tổ chức, đối tượng phản động; không để hình thành, công khai hóa tổ chức phản động, chính trị đối lập trên địa bàn. Tập trung tham mưu giải quyết ổn định các vụ, việc phức tạp liên quan đến tôn giáo; các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp trong nhân dân. Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp, kế hoạch cụ thể nhằm bảo đảm an ninh biên giới, miền núi, dân tộc, an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh, an toàn thông tin mạng. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần định hướng dư luận xã hội. Tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng; các mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh quốc gia; hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến Nghệ An.
- Tăng cường công tác phòng ngừa, tấn công, trấn áp tội phạm; tập trung đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, nguy hiểm; tội phạm về mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ; tội phạm sử dụng vũ khí nóng, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản; tội phạm về ma túy, kinh tế, tham nhũng, môi trường,... Tiếp tục tổ chức làm trong sạch các địa bàn, triệt xóa các tụ điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác bắt đối tượng truy nã; công tác phối hợp lập hồ sở đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án hình sự, giáo dục, cải tạo can, phạm nhân.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức và công dân, góp phần tích cực phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông. Tích cực phối hợp thực hiện công tác phòng, chống bão, lụt, dịch bệnh; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo chức năng của lực lượng công an.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự. Tập trung tham mưu, hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, nhất là tại các địa bàn trọng điểm về ANTT, gắn với tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt ở cơ sở.
7.3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý các vi phạm về trật tự ATGT đường bộ, đường thuỷ, lấn chiếm hành lang ATGT, các quy định về vận tải,...
- Tăng cường chỉ đạo công tác ATGT, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự ATGT đường bộ, đường thuỷ, xử lý tình trạng xe dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, xe dù, bến cóc, xe giường nằm chạy trên đường cấp 5,6 miền núi, xe quá khổ, quá tải, vi phạm hành lang giao thông,...
8.1. Các cấp, các ngành chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tuyên truyền về những ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh và công tác thông tin đối ngoại. Tăng cường quản lý của nhà nước và kỷ luật phát ngôn; đề cao trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, cơ quan chủ quản và người đứng đầu.
8.2. Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Kịp thời tuyên truyền các giải pháp của Chính phủ, UBND tỉnh trong điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền về những sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh. Tăng cường tổ chức đối thoại và tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách để tạo sự đồng thuận cao và phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc thực hiện kế hoạch năm 2018.
9.1. Đẩy mạnh phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành, thị với các cơ quan của Đảng, HĐND các cấp trong việc kiểm tra, theo dõi, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; nêu cao ý thức cộng đồng trách nhiệm, đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện.
9.2. Tăng cường phối hợp giữa UBND với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chỉ đạo tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, phát huy quyền làm chủ các tổ chức xã hội, hội, hiệp hội và của nhân dân trong mọi lĩnh vực, tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và các giải pháp điều hành của UBND tỉnh tại Quyết định này.
- Căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, phân công người chịu trách nhiệm về từng nội dung công việc; đưa vào chương trình công tác của các Sở, ngành, địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện.
- Tập trung và chủ động chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Quyết định này, các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện trong lĩnh vực, địa bàn và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động đã đề ra; tổ chức giao ban hàng tháng kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.
- Hàng tháng, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo tiến độ định kỳ vào ngày 18 hàng tháng (qua hộp thư điện tử) về Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tại phiên họp thường kỳ hàng tháng; hàng quý, cả năm tổ chức họp giao ban các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã.