Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 14/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/12/2017
Ngày có hiệu lực 01/01/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Sơn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2017/NQ-HĐND

Nghệ An, ngày 20 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

Xét Tờ trình số 8842/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng

a) c hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với các chính sách: Hỗ trợ phát triển cây chè; cây ăn quả; trợ giá giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt; trồng mía bằng giống mía mới; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chăn nuôi lợn ngoại; tạo giống bò, cải tiến giống trâu; trợ giá giống gốc; tiêm phòng gia súc miền núi; hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa; nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ; nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn; trợ giá cá giống cho các huyện miền núi; hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; áp dụng công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng; sản xuất muối; tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ trồng tập trung; máy nông nghiệp; xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi; mua chế phẩm sinh học, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà; phát triển kinh tế trang trại; sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao; trồng cây dược liệu dưới tán rừng;

b) Các đơn vị có chức năng bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thủy sản;

c) Các xã hoặc Hợp tác xã nông nghiệp; các huyện, xã miền núi đối với các chính sách: Hỗ trợ kênh mương loại III, máy nông nghiệp; phát triển Hợp tác xã nông nghiệp;

d) Các doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ mua bản quyền tác giả, xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; mua máy thu hoạch mía; du nhập và sản xuất giống mía mới; sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao.

Điều 2. Một số chính sách hỗ trợ phát triển

1. Cây chè

b) Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với mức 400 đồng/bầu. Mật độ trồng 16.000 bầu/ha;

c) Hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới chè công nghiệp giống LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết shan với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các huyện: Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và mức 2.000.000 đồng/ha đối các huyện còn lại.

2. Cây ăn quả (cam, quýt giống mới, bưởi, chanh leo)

a) Đối với cây cam, quýt giống mới, bưởi:

- Hỗ trợ cây giống cam, quýt giống mới, bưởi đạt tiêu chuẩn, với mức 10.000 đồng/cây.

- Hỗ trợ làm đất trồng mới cam, quýt giống mới, bưởi, với mức 5.000.000 đồng/ha.

b) Đối với cây chanh leo (trong vùng quy hoạch):

- Hỗ trợ giống chanh leo đạt tiêu chuẩn, với các mức cụ thể như sau:

+ Đối với các hộ nghèo, trợ giá giống 100%.

[...]