Quyết định 105/2003/QĐ-UB quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh và môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 105/2003/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 27/06/2003 |
Ngày có hiệu lực | 12/07/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Thanh Hải |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2003/QĐ-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ QUY ĐỊNH MỨC PHẠT ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Bộ Chính trị về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về bảo vệ môi
trường; Nghị định số 46/CP ngày 06 ngày 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế; Nghị định
số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự; Nghị định số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý xây dựng,
quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Nghị định số 15/2003/NĐ-CP
ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
giao thông đường bộ;
Thực hiện Nghị quyết số 40/2003/NQ-HĐ ngày 28 tháng 3 năm 2003 của Hội đồng
nhân dân thành phố khóa VI, kỳ họp lần thứ 11 (bất thường);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 949/TTr-STP ngày 05 tháng 5
năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Mục đích và phạm vi áp dụng:
1. Quyết định này quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh, môi trường xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường trật tự kỷ cương, xây dựng nếp sống văn minh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh, môi trường không được quy định tại Quyết định này, nhưng Chính phủ có quy định thì áp dụng theo các quy định của Chính phủ để xử phạt.
Điều 2.- Mức phạt đối với một số hành vi vi phạm về giữ vệ sinh chung:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi khạc nhổ trên đường phố, nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2.1- Đổ rác, phế thải, xác động vật ra đường phố, nơi công cộng hoặc xuống cống rãnh, sông, biển, rạch, ao hồ;
2.2- Không thực hiện các quy định về quét dọn, thu gom rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh trại, doanh nghiệp;
2.3- Đổ nước hoặc để nước bẩn chảy ra làm mất vệ sinh khu tập thể, lề đường, lòng đường, nhà ga, bến tàu, bến xe, nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông;
2.4- Tiểu tiện, đại tiện ở nơi công cộng;
2.5- Tắm, giặt, phơi phóng nơi công cộng;
2.6- Để gia súc, các loại động vật khác phóng uế gây mất vệ sinh ở nơi công cộng;
2.7- Điều khiển xe vệ sinh công cộng không đúng thời gian hoặc đậu xe không đúng địa điểm quy định;
2.8- Thu gom, vận chuyển rác không đúng thời gian quy định hoặc không đảm bảo vệ sinh, môi trường.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3.1- Không thu dọn vệ sinh sau khi đốn hạ cây, làm bồn cho cây xanh trên vỉa hè, tiểu đảo, nạo vét bùn, đất, rác cặn từ cống rãnh thoát nước;
3.2- Thi công công trình ngầm hoặc các công trình khác trên đường phố nhưng không dọn sạch mặt đường trước 6 giờ sáng hôm sau;
3.4- Chủ nguồn thải không trang bị thùng rác để phân loại theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về rác.
Điều 3.- Mức phạt đối với các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1.1- Những người làm công việc liên quan trực tiếp đến kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm, các loại nước uống, rượu, bia và thuốc hút đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da hoặc các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
1.2- Người sử dụng lao động sử dụng người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da hoặc các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế để làm công việc liên quan trực tiếp đến kinh doanh, sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu bia và thuốc hút.