Quyết định 105/1999/QĐ-UB về các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 105/1999/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 28/10/1999 |
Ngày có hiệu lực | 12/11/1999 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Hồ Xuân Hùng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
UBND TỈNH NGHỆ
AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/1999/QĐ-UB |
Vinh, ngày 28 tháng 10 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐCP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo;
Xem xét đề nghị của Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hàng kèm theo quyết định này bản quy định về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân tôn giáo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
QUY
ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo quyết định số 105/1999/QĐUB ngày 28/10/1999 của UBND tỉnh
Nghệ An)
2. Mọi hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tuân theo Nghị định 26/1999/NĐCP của Chính phủ và nội dung của bản quy định này.
Điều 2: Công dân sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều được quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo, được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.
Điều 3: Mọi hoạt động chính đáng, hợp pháp của tín đồ, được Nhà nước bảo hộ đồng thời khuyến khích những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.
Điều 4: Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều phải xử lý theo pháp luật.
Điều 5: Quy định về nghi thức thờ cúng lễ cưới, lễ tang đối với các tín đồ.
1. Viẹc làm lễ cưới, lễ tang, lễ các phép cho người bệnh theo nghi thức tôn giáo bình thường hoặc không làm là tự nguyện của tín đồ nhưng phải theo nguyên tắc hướng thiện phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Các tín đồ được tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở tự nhưng không được lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan.
3. Tín đồ đang sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo với xứ, chùa nào thì được mời chức sắc, nhà tu hành phụ trách ở nơi đó làm các nghi thức tôn giáo dành cho người bệnh, người chết và người được mời những người trong gia tộc ở trong hoặc ngoài tỉnh mà không phải xin phép. Ngoài phạm vi nên trên việc mời các chức sắc, nhà tu hành và tín độ nơi khác đến phải báo cáo với UBND cấp xã, huyện trước lúc thực hiện.
4. Khi có người chết, gia đình hoặc người chủ trì cơ sở tôn giáo phải kịp báo cáo với chính quyền và ban lễ tang để khai tử việc khâm liệm chôn cất người chết làm các phép theo nghi thức tôn giáo phải thực hiện đúng với quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 29/BYT-TT ngày 21/10/1971 về giữ gìn vệ sinh không để người chết trong nhà quá 24 tiếng đồng hồ, trường hợp để lâu hơn phải đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng không được quá 48 tiếng đồng hồ.
Người chết và dịch bệnh, sau khi có ý kiến của chính quyền cơ sở của cơ quan chức năng, phải chôn cất ngay và thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh đúng quy định của Nhà nước và quyết định số 28/QĐ-UB ngày 07/8/1998 của UBND tỉnh.
5. Việc làm lễ kết hôn theo nghi thức tôn giáo phải phù hợp với luật hôn nhân gia đình. Chính quyền địa phương thường xuyên hướng dẫn cho chức sắc phụ trách, tín đồ tôn giáo cùng thực hiện.
UBND TỈNH NGHỆ
AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/1999/QĐ-UB |
Vinh, ngày 28 tháng 10 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐCP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo;
Xem xét đề nghị của Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hàng kèm theo quyết định này bản quy định về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân tôn giáo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
QUY
ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo quyết định số 105/1999/QĐUB ngày 28/10/1999 của UBND tỉnh
Nghệ An)
2. Mọi hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tuân theo Nghị định 26/1999/NĐCP của Chính phủ và nội dung của bản quy định này.
Điều 2: Công dân sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều được quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo, được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.
Điều 3: Mọi hoạt động chính đáng, hợp pháp của tín đồ, được Nhà nước bảo hộ đồng thời khuyến khích những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.
Điều 4: Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều phải xử lý theo pháp luật.
Điều 5: Quy định về nghi thức thờ cúng lễ cưới, lễ tang đối với các tín đồ.
1. Viẹc làm lễ cưới, lễ tang, lễ các phép cho người bệnh theo nghi thức tôn giáo bình thường hoặc không làm là tự nguyện của tín đồ nhưng phải theo nguyên tắc hướng thiện phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Các tín đồ được tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở tự nhưng không được lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan.
3. Tín đồ đang sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo với xứ, chùa nào thì được mời chức sắc, nhà tu hành phụ trách ở nơi đó làm các nghi thức tôn giáo dành cho người bệnh, người chết và người được mời những người trong gia tộc ở trong hoặc ngoài tỉnh mà không phải xin phép. Ngoài phạm vi nên trên việc mời các chức sắc, nhà tu hành và tín độ nơi khác đến phải báo cáo với UBND cấp xã, huyện trước lúc thực hiện.
4. Khi có người chết, gia đình hoặc người chủ trì cơ sở tôn giáo phải kịp báo cáo với chính quyền và ban lễ tang để khai tử việc khâm liệm chôn cất người chết làm các phép theo nghi thức tôn giáo phải thực hiện đúng với quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 29/BYT-TT ngày 21/10/1971 về giữ gìn vệ sinh không để người chết trong nhà quá 24 tiếng đồng hồ, trường hợp để lâu hơn phải đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng không được quá 48 tiếng đồng hồ.
Người chết và dịch bệnh, sau khi có ý kiến của chính quyền cơ sở của cơ quan chức năng, phải chôn cất ngay và thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh đúng quy định của Nhà nước và quyết định số 28/QĐ-UB ngày 07/8/1998 của UBND tỉnh.
5. Việc làm lễ kết hôn theo nghi thức tôn giáo phải phù hợp với luật hôn nhân gia đình. Chính quyền địa phương thường xuyên hướng dẫn cho chức sắc phụ trách, tín đồ tôn giáo cùng thực hiện.
Điều 6: Quy định về tổ chức quyên góp, viện trợ và quản lý sử dụng tài chính ở các tổ chức tôn giáo.
1. Tổ chức tôn giáo được tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyện của các cá nhân, tổ chức và thu nhập khác. Việc tổ chức quyên góp phải được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép, nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.
2. Hàng năm sau khi tiếp nhận các khoản tiền viện trợ tôn giáo hoặc viện trợ từ thiện nhân đạo của tổ chức, cá nhân ngoài nước, tổ chức cá nhân tôn giáo trong tỉnh phải báo cáo và giải trình với UBND tỉnh về việc sử dụng nguồn viện trợ đó.
3. Việc quản lý sử dụng các khoản tài chính có được từ các nguồn nói trên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Quy định về sở hữu, sử dụng, quản lý nhà, đất các tài sản khác của tổ chức tôn giáo.
1. Nhà, đất và các tài sản khác của tổ chức tôn giáo đã chuyển giao, nhượng bán cho các cơ quan Nhà nước quản lý hoặc tặng hiến cho Nhà nước đang sử dụng vào các việc công ích như trường học, bệnh viện, vườn hoa, công viên, cơ sở từ thiện đều thuộc quyền sở hữu Nhà nước.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết việc chuyển hình thức sử dụng đất đai vào mục đích xây dựng cơ sở thờ tự thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8: Quy định về trùng tu, sửa chữa các di tích văn hóa:
Những nơi thờ tự đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh khi trùng tu, sửa chữa phải có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản giữa chức sắc phụ trách với Sở văn hóa - Thông tin và Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt mới được phép thực hiện.
Điều 9: Quy định về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự:
Những nơi thờ tự của các tôn giáo (đã được chính quyền cho phép hoạt động) được pháp luật bảo hộ, bao gồm: chùa, nhà thờ, chủng viện, tu viện, nhà nguyện và những công trình phục vụ sinh hoạt tôn giáo trong khu vực nội tự: Nhà ở chức sắc, nhà tu hành, tượng đài, bảo tháp, vườn cảnh. Tín đồ chức sắc nhà tu hành có trách nhiệm bảo quản sửa chữa, trùng tu. Việc tu bổ, sửa chữa cơ sở thờ tự được quy định như sau:
1. Người phụ trách, trông coi nơi thờ tự phải thông báo trước với UBND phường, xã, thị trấn để được tu bổ, sửa chữa nhỏ, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận, không gian cảnh quan, môi trường, đồng thời được miễn giấy phép xây dựng.
2. Những nơi hư hỏng nặng, cần sửa chữa lớn nhưng không làm thay đổi quy mô cấu trúc và kiến trúc công trình thì tổ chức tôn giáo nơi đó làm đơn có kiểm tra xác nhận thực trạng của UBND xã, phường, thị trấn giữ UBND huyện, thành, thị xem xét quyết định.
3. Việc sửa chữa lớn, xây dựng lại có làm thay đổi quy mô và cấu trúc, kiến trúc công trình (mở rộng diện tích xây dựng nhà thờ, nhà phòng và các công trình khác trong khu nội tự) thì tổ chức tôn giáo làm đơn, có hồ sơ thiết kế cụ thể, bản khai nguồn vốn, xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn gửi UBND huyện, thành, thị kiểm tra khảo sát thực tế trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết.
4. Những nơi thờ tự do thiên tai hoặc do chiến tranh phá hoại làm sụp đổ đã lâu, những nơi tín đồ đi khai hoang lập vùng kinh tế mới, có đông tín đồ cuộc sống ổn định, đủ điều kiện cơ sở vật chất có nhu cầu xây dựng nơi thờ tự, thì tổ chức tôn giáo làm đơn gửi UBND xã, phường, thị trấn, đồng gửi UBND huyện, thành, thị kiểm tra cụ thể để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
5. Người chủ trì cơ sở thờ tự làm sai quyết định của chính quyền, hoặc không xin phép mà vẫn sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng thì bị xử lý hành chính và đình chỉ xây dựng.
Điều 10: Quy định về in ấn, xuất bản kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo:
Các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về in, xuất bản như sau:
1. Việc in, xuất bản các loại kinh, sách và các xuất bản phẩm tôn giáo, các đồ dùng trong việc đạo, do nhà xuất bản tôn giáo thuộc Ban tôn giáo của Chính phủ xét duyệt cho phép.
2. Việc xuất và nhập văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo theo Điều 4, Điều 10 Quyết định số 893/QĐ-CP ngày 20/7/1992 của Bộ Văn hóa-Thông tin thể thao về "xuất nhập khẩu văn hóa phẩm" phải xin phép và khi có chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo của Chính phủ hoặc Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh, thì Bộ Văn hóa - Thông tin hoặc Sở Văn hóa - Thông tin mới được cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
3. Mọi hoạt động in, sản xuất kinh doanh, lưu hành, tàng trữ, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm sách, báo, băng hình, đĩa hình; băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, làm tổn hại đến truyền thống văn hóa dân tộc gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
4. Các tổ chức tôn giáo không được chuyển nhượng giấy phép xuất bản dưới bất cứ hình thức nào.
Điều 11: Quy định về tổ chức các ngày lễ của tôn giáo:
1. Việc tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong ngày lễ của tôn giáo tại cơ sở thờ tự nhằm phát huy vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí trong ngày lễ nhưng phải tuân thủ theo những quy định tại quy chế của Chính phủ về hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa.
2. Trong các nghi lễ tôn giáo được dùng các hình thức rước kiệu, lễ nhạc, kèn, trống, chiêng và dạy giáo lý cho khôn viên cơ sở thờ tự, thực hiện các nghi thức tôn giáo do chức sắc chủ trì.
Điều 12: Quy định về chức sắc, nhà tu hành tôn giáo.
1. Quyền nghĩa vụ của chức sắc nhà tu hành tôn giáo được thực hiện theo quy định tại điều 15, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ.
2. Hàng năm các chức sắc, nhà tu hành phải đăng ký với UBND xã, phường, thị trấn lịch sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo trong năm.
3. Khi thay đổi nội dung và quy mô các hoạt động tín ngương, tôn giáo mời chức sắc nơi khác đến làm thay, thì người phụ trách cơ sở thờ tự phải báo cáo với UBND phường, xã, thị trấn và được sự đồng ý của UBND địa phương do mời được hoạt động cụ thể trong các trường hợp sau:
a. Thay dổi nội dung và quy mô hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã đăng ký hàng năm có nhiều xã trong huyện, thành phố, thị xã tham gia phải được phép UBND cấp huyện, đồng thời báo cáo cho ban tôn giáo chính quyền tỉnh biết.
b. Thay đổi nội dung và quy mô hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều người ở các huyện tỉnh, hoặc tỉnh khác đến thì phải xin phép chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời báo cáo cho Ban tôn giáo Chính phủ biết.
c. Giám mục đạo thiên chúa đi làm lễ nghi tôn giáo ở các xứ họ trong tỉnh không phải xin phép (trừ vùng cấm), các xứ họ đạo yêu cầu mời giám mục đến làm lễ nghi tôn giáo ở xứ, họ của mình ngoài lịch sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo bình thường thì phải báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn tại sở.
Điều 13: Quy định về phong chức, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, nhà tu hành.
1. Việc phong chức sắc các tôn giáo đại đức thượng tọa ni sư, đạo phật, linh mục, bề trên dòng, đạo công giáo phải được phép của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Chức sắc, nhà tu hành thuyên chuyển từ cơ sở này đến cơ sở khác do tổ chức tôn giáo và đề nghị và phải tự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh và sự đồng ý của chính quyền nơi chuyển đến mới được hoạt động.
3. Khi bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc phải đăng ký hộ khẩu với chính quyền xã, phường, thị trấn nơi đến thường trú theo quy định của Chính phủ.
Điều 14: Những người giúp việc tôn giáo do tín đồ bầu ra (ban hành giáo xứ, họ, giáo lý viên dạy giáo lý đạo thiên chúa, ban hộ tự trong đạo phật hoặc người trông coi các nơi thờ tự) tuỳ theo mức độ phạm vi hoạt động và người đứng đầu tổ chức cơ sở tôn giáo do báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành, thị và được sự chấp thuận của chính quyền cấp quản lý ở phạm vi đó mới được phép hoạt động.
Điều 15: Người giả danh chức sắc, nhà tu hành tôn giáo để hoạt động tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế hành chính không được thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo. Việc phục hồi chức trách, chức vụ tôn giáo của người đã hết hạn chấp hành các hình phạt kể trên phải được tổ chức tôn giáo quản lý người đó đề nghị và được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận.
2. Các cuộc tập trung thanh niên thiếu nhi để học các lớp giáo lý, đạo đức tại cơ sở thờ tự không được làm ảnh hưởng đến việc học văn hóa của các em. Người phụ trách cơ sở thờ tự tôn giáo có trách nhiệm báo cáo nội dung, người dạy, thời gian dạy học cho UBND xã, phường, thị trấn sở tại.
Điều 17: Dòng tu đang hoạt động hàng năm người đứng đầu dòng (bề trên) phải báo cáo ban tôn giáo chính quyền tỉnh về lịch sinh hoạt tôn giáo của dòng danh sách, số lượng ở dòng tu, tiếp nhận người mời vào dòng tu. Người được nhận vào dòng tu phải có phần hạnh tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, có văn hóa tốt, nghiệp phổ thông THCS trở lên và làm đầy đủ các thủ tục về quản lý hành chính nơi có cơ sở dòng tu và nơi thường trú.
Điều 18: Người đang tu hành trong các cơ sở tôn giáo được quyền tự do hoàn tục, không ai được ngăn cản và phải báo cáo với Ban tôn giáo chính quyền tỉnh hoặc với UBND huyện, thành, thị (nếu là trẻ em tu học tại cơ sở thờ tự của phật giáo tổ chức được chính quyền nơi gia đình người đó cư trú ó trách nhiệm cho nhập khẩu vào gia đình).
Điều 19: Quy định về nhập tu tại tôn giáo.
1. Người xin vào các cơ sở tôn giáo để tu hành và tự nguyện làm đơn gửi Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh xem xét.
2. Điều kiện chấp thuận:
a. Phải là công dân có lý lịch rõ ràng được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận.
b. Trong địa phận của đạo thiên chúa có hộ khẩu thường trú trong tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
c. Có văn bản chấp thuận và bảo lãnh của người đứng đầu tổ chức tu hành.
3. Nếu nhận trẻ em vị thành niên vào tu hoặc tại các cơ sở nơi thờ tự tôn giáo thì phải có ý kiến ứng thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ.
a. Nơi tiếp nhận phải có điều kiện nuôi dạy và bảo đảm cho các em học văn hóa.
b, Phải có văn bản của UBND xã, phường, thị trấn sở tại đề xuất UBND huyện, thành, thị xem xét giải quyết.
Điều 20: Quy định đối với việc mở trường đào tạo chức sắc của nhà tu hành.
1. Tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ cho phép mở trường đào tạo chức sắc, tu hành khi có nhu cầu chiêu sinh, chủng sinh hàng khóa phải báo cáo và được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo của Chính phủ và UBND tỉnh mới được tổ chức dự thi và chiêu sinh.
2. UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với nhà trường (thông qua Sở Giáo dục - Đào tạo và Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh).
3. Người vào học trường, lớp đào tạo chức sắc nhà tu hành phải hoàn thành các nghĩa vụ công nhân, lý lịch rõ ràng có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn sở tại; UBND huyện, thành phố, thị xã.
4. Nhà trường có trách nhiệm đăng ký chương trình, nội dung giảng dạy Ban Tôn giáo của Chính phủ và UBND tỉnh, trong đó chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân là một chính khóa bắt buộc.
Điều 21: Mọi hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành thực hiện theo đúng các quy định chung của Nhà nước về hoạt động đối ngoại.
2. Các tổ chức nước ngoài và chức sắc tôn giáo, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào làm việc với tổ chức cá nhân tôn giáo phải được phép của Chính phủ và báo cáo UBND tỉnh.
3. Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Nghệ An nếu có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cá nhân tại một nơi thờ tự của tổ chức tôn giáo hợp pháp đã đăng ký với chính quyền thì được ban tôn giáo chính quyền tỉnh hướng dẫn giúp đỡ thực hiện theo đúng thông tư số 03/1999/TT-TGCP ngày 16/6/1999 của Ban Tôn giáo của Chính phủ.
2. UBND tỉnh khuyến khích các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tham gia hoạt động từ thiện và cứu trợ nhân đạo theo sự hướng dẫn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng để hoạt động do đó được thực hiện có kết quả, đúng mục đích, đúng pháp luật của Nhà nước. Đồng thời ủng hộ các sáng kiến của tổ chức tôn giáo, các chức sắc, các nhà tu hành nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân ngoài nước viện trợ, hợp tác giúp đỡ, đầu tư có hiệu quả cho các cơ sở, các tổ chức cá nhân hoạt động từ thiện và cứu trợ nhân đạo theo đúng pháp luật hiện hành.
2. Nếu hoạt động của Hội vi phạm pháp luật của Nhà nước vi phạm tôn chỉ mục đích của Hội thì đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
2. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong tỉnh có trách nhiệm phổ biến cho sơ sở tôn giáo và tín đồ của các tôn giáo thực hiện bản quy định này.
3. Quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc với cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo về UBND tỉnh để xử lý./.
|
UBND TỈNH NGHỆ
AN |