Quyết định 51/2013/QĐ-UBND về phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu | 51/2013/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 08/12/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Nguyễn Văn Trăm |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2013/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 28 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1732/TTr-SNV.TG ngày 21/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 69/2005/QĐ-UB ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2013 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với việc thực hiện quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 2. UBND các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước vê hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.
Điều 3. Các ngành liên quan cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ Dân tộc - Tôn giáo xã, phường, thị trấn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Soạn thảo trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, chức việc và tín đồ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2013/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 28 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1732/TTr-SNV.TG ngày 21/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 69/2005/QĐ-UB ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2013 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với việc thực hiện quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 2. UBND các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước vê hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.
Điều 3. Các ngành liên quan cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ Dân tộc - Tôn giáo xã, phường, thị trấn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Soạn thảo trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, chức việc và tín đồ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Xin ý kiến Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo cùng cấp đối với một số vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo chưa được pháp luật quy định. Đồng thời, tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cùng cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hệ thống chính trị.
5. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. Tham mưu UBND cùng cấp thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo.
6. Phối hợp với các cơ quan thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các ngành liên quan trong việc tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH LIÊN QUAN
1. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu; lễ hội tín ngưỡng lần đầu được khôi phục lại sau thời gian gián đoạn; lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với trước.
2. Giải quyết (công nhận hoặc không công nhận) tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động tôn giáo chủ yếu ở trong tỉnh.
3. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
4. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
5. Tiếp nhận và giải quyết đăng ký phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của các chức sắc, nhà tu hành theo quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ.
6. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý về hình sự (nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển).
7. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 27, 28 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ.
8. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) hiến chương, điều lệ sửa đổi của tổ chức tôn giáo.
9. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại tỉnh Bình Phước.
10. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận chủ trương) việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo.
11. Tiếp nhận và giải quyết việc đăng ký người đi học ở nước ngoài về được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
12. Quản lý hành chính đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
1. Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc đăng ký hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu trong tỉnh.
2. Được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền giải quyết một số nội dung công việc cụ thể như sau:
a) Giải quyết (cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, thị xã thuộc tỉnh;
b) Giải quyết (cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Tiếp nhận và giải quyết thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc tôn giáo theo quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ;
d) Tiếp nhận và giám sát việc thực hiện thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một huyện, thị xã thuộc tỉnh;
đ) Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức các cuộc lễ tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, thị xã trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh;
e) Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, thị xã thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 25 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ.
3. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) tham mưu Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh khen thưởng những tổ chức, cá nhân tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện nhân đạo, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điều 6. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương giao đất cho các cơ sở tôn giáo trước khi lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo theo đúng quy định.
2. Tham mưu UBND tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về nhà đất, về cơ sở vật chất gắn liền trên đất có liên quan đến tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các cấp thường xuyên kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký nhân hộ khẩu theo đúng quy định của pháp luật; tiến hành xác minh, làm rõ lai lịch, quá trình sinh sống, hoạt động tôn giáo, phẩm chất đạo đức và thái độ chính trị của chức sắc, tu sỹ các tôn giáo được đăng ký thuyên chuyển, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử và cử đi đào tạo; làm tốt công tác phòng ngừa kịp thời, phát hiện và xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, đồng thời thực hiện tốt chức năng đảm bảo an ninh - trật tự theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng; hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Tham mưu UBND tỉnh giải quyết việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND tỉnh Quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 10. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Định hướng nội dung tuyên truyền, đấu tranh phê phán, bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc, thông tin sai lệch về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh;
2. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và những thành tựu đạt được trong việc đảm bảo quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước ta;
3. Quản lý việc sản xuất, in ấn, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành kinh sách, các văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng việc đạo và hoạt động tôn giáo liên quan đến thông tin, truyền thông, mạng Internet…vv.
Điều 11. Sở Giáo dục và Đào tạo
Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia hoạt động xã hội hóa giáo dục. Quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đối với các cơ sở giáo dục có nguồn gốc liên quan đến tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Sở Lao động, Thương binh và xã hội; Sở Y tế; Hội Chữ thập đỏ
Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia công tác từ thiện xã hội, khám chữa bệnh, dạy nghề, mở cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Quản lý các dự án do tổ chức, cá nhân tôn giáo và cơ sở tín ngưỡng tham gia hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Quản lý các dự án do tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; phối hợp với các ngành chức năng quản lý đối với những tổ chức và cá nhân nước ngoài đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Thanh tra tỉnh; Phòng Tiếp dân - Văn phòng UBND tỉnh
Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 16. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giải quyết (cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) việc đăng ký hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một huyện, thị xã.
2. Giải quyết (cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, thị xã.
3. Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.
4. Tiếp nhận và giải quyết việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.
5. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 25, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ.
6. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở.
7. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, thị xã.
8. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo.
9. Tiếp nhận và giám sát việc thực hiện thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vi một huyện, thị xã.
10. Được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền giải quyết một số nội dung công việc cụ thể như sau:
a) Thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Tiếp nhận và giải quyết đăng ký việc bầu cử, suy cử thành viên của các tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân như: Ban Hộ tự của Phật giáo; Hội đồng Giáo xứ, Ban Hành giáo của Công giáo; Ban Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội Tin lành; Ban Cai quản Họ đạo của Cao đài và các chức danh tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.
Điều 17. Phòng Nội vụ các huyện, thị xã
1. Tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền.
2. Xem xét hồ sơ và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến bằng văn bản xác nhận về nhu cầu tôn giáo và quá trình chấp hành pháp luật trong hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 18. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tiếp nhận thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Tiếp nhận và giải quyết việc đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.
3. Tiếp nhận đăng ký người vào tu của người phụ trách cơ sở tôn giáo.
4. Tiếp nhận, kiểm tra, giám sát việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo theo Quy định tại Điều 35 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ.
5. Tiếp nhận và giám sát việc thực hiện thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi một xã, phường, thị trấn.
6. Giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo của tín đồ theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ.
7. Giải quyết (cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của hội đoàn có phạm vi hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
8. Tiếp nhận thông báo việc đăng ký chương trình hoạt động hàng năm của cơ sở tín ngưỡng.
9. Tiếp nhận thông báo người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.
10. Xác nhận sơ yếu lý lịch của người được đăng ký vào tu, của chức sắc, nhà tu hành được đăng ký thuyên chuyển, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử và cử đi đào tạo.
11. Tiếp nhận hồ sơ, cho ý kiến về nhu cầu tôn giáo và quan điểm giải quyết đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
12. Lập biên bản, bảo vệ hiện trường, thực hiện biện pháp ngăn chặn, tạm giữ những tài liệu, vật dụng có liên quan đồng thời báo cáo kịp thời lên cơ quan cấp trên về trường hợp cá nhân, tổ chức, có hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo mà vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.
Điều 19. Thời hạn và thủ tục hành chính để giải quyết từng nội dung công việc của Quy định này, căn cứ theo Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Các vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trước khi xem xét giải quyết, phải xin ý kiến Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo cùng cấp.
2. Trong công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành căn cứ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để hướng dẫn, giúp đỡ, quản lý các hoạt động tôn giáo một cách có hiệu quả.
Điều 21. Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Điều 22. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định./.