Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 1047/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/07/2019
Ngày có hiệu lực 09/07/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1047/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 09 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH CAO BẰNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng;

Thực hiện Đề án số 12-ĐA/TU ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 493/TTr-STP ngày 25 tháng 6 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cao Bằng (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp.

Trung tâm có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về trợ giúp pháp lý ở địa phương.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý bao gồm:

+ Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản pháp luật liên quan;

+ Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;

+ Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Chi nhánh và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác;

+ Tổ chức nghiên cứu khảo sát, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý;hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

+ Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý và viên chức của Trung tâm và chi nhánh theo thẩm quyền;

+ Thẩm định thời gian thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý; quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

+ Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý;

[...]