Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1009/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015

Số hiệu 1009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/03/2012
Ngày có hiệu lực 29/03/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Ngọc Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1009/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 29 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 104/TTr-SNV ngày 29 tháng 02 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng nền hành chính của tỉnh hiện đại, chuyên nghiệp, vững mạnh, bảo đảm tính thông suốt, toàn diện, hiệu lực, hiệu quả và tính chuyên nghiệp, trách nhiệm của hệ thống các cơ quan hành chính, quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn.

- Trọng tâm của cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2011- 2015 là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, tạo bước đột phá quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hình thành chính quyền điện tử và đảm bảo cung ứng ngày càng tốt hơn dịch vụ công có chất lượng đối với tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh theo phân cấp được ban hành hợp pháp, đồng bộ, cụ thể, kịp thời và khả thi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

b) Đến năm 2015, khắc phục cơ bản tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh; trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được phân định hợp lý; mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước các cấp của tỉnh được hoàn thiện, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, có cơ cấu tinh gọn, hoạt động thông suốt, trong sạch, vững mạnh, đạt hiệu quả.

c) Hoàn thiện chính sách xã hội hóa để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ công thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh.

d) Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản theo lộ trình chung của Chính phủ, mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan hành chính nhà nước; mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 60% vào năm 2015.

đ) Đến năm 2013, 100% cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất cơ chế một cửa, một cửa liên thông và theo mô hình thống nhất đúng theo quy định. Đến năm 2015, 100% các thủ tục hành chính có liên quan đến tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 100% UBND cấp huyện triển khai thực hiện bộ phận một cửa hiện đại; sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do cơ quan hành chính cung cấp đạt mức 65%.

e) Đến năm 2015, 50% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; trên 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng, đô thị, trên 70% ở vùng miền núi, dân tộc đạt tiêu chuẩn theo chức danh. Hệ thống công vụ của tỉnh được tổ chức theo nguyên tắc lấy năng lực và tính chuyên nghiệp cao làm nền tảng để phát triển.

g) Cơ chế và quy trình, thủ tục hành chính trong quản lý ngân sách tiếp tục được cải cách và triển khai trên diện rộng. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công từng bước được nâng cao; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 60% vào năm 2015.

h) Đến năm 2015, 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được thực hiện trên mạng điện tử; 90% cơ quan hành chính nhà nước áp dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ công tác chuyên môn; trên 90% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định; cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2, tối thiểu 16 dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 và 4 tới người dân và doanh nghiệp.

[...]