QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và xây dựng nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 210/TTr-SNN ngày 18 tháng 1
năm 2023 và Văn bản số 1124/SNN-VPĐP ngày 16 tháng 3 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Đồng Nai đến năm
2025.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ
Trách nhiệm của các Sở, ngành trong việc phối hợp với
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) tổ chức thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao thuộc
chức năng, nhiệm vụ được giao cụ thể như sau:
1. Sở Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện, đánh
giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối với
các tiêu chí 1; 9 và chỉ tiêu 17.9; 17.10 (tiêu chí 17).
2. Sở Giao thông vận tải chủ trì, hướng dẫn thực hiện,
đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối
với tiêu chí 2.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
hướng dẫn thực hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả
thực hiện hàng năm đối với các tiêu chí 3; các chỉ tiêu 13.2, 13.3, 13.4, 13.5,
13.6, 13.8 (tiêu chí 13); các chỉ tiêu 17.7, 17.8, 17.11 (tiêu chí 17); 18.1,
18.2, 18.3, 18.4, 18.5, 18.6 (tiêu chí 18).
4. Sở Công Thương chủ trì hướng dẫn thực hiện, đánh
giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối với
các tiêu chí 4; 7.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hướng dẫn thực
hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng
năm đối với các tiêu chí 5.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn
thực hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện
hàng năm đối với các chỉ tiêu 6.1, 6.2 (tiêu chí 6); chỉ tiêu 13.7 (tiêu chí
13).
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ
trì, hướng dẫn thực hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết
quả thực hiện hàng năm đối với chỉ tiêu 6.3 (tiêu chí 6); hướng dẫn Ủy ban MTTQ
Việt Nam cấp huyện chủ trì, hướng dẫn tiến hành lấy ý kiến của người dân về kết
quả xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.
8. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn
thực hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện
hàng năm đối với tiêu chí 8, các chỉ tiêu 15.1, 15.2 (tiêu chí 15).
9. Cục Thống kê tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực hiện,
đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối
với tiêu chí 10.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì hướng
dẫn thực hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện
hàng năm đối với các tiêu chí 11; 12.
11. Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực
hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng
năm đối với chỉ tiêu 13.1 (tiêu chí 13).
12. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, hướng dẫn thực
hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng
năm đối với chỉ tiêu 13.9 (tiêu chí 13).
13. Sở Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện, đánh giá,
xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối với tiêu
chí 14.
14. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá đối với chỉ tiêu 15.3 (tiêu chí 15); Ủy
ban nhân dân cấp huyện xây dựng tiêu chí cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở
Bộ chỉ số cải cách hành chính chung của tỉnh kết hợp Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo phù hợp làm cơ sở để đánh
giá tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; gửi kết quả đánh giá cho Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu trách nhiệm đối
với kết quả đánh giá xã đạt các chỉ tiêu theo quy định.
15. Sở Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện, đánh
giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối với
tiêu chí 16.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn
thực hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện
hàng năm đối với các chỉ tiêu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.12 (tiêu
chí 17); 18.7, 18.8 (tiêu chí 18).
17. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực
hiện, đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng
năm đối với chỉ tiêu 19.1 (tiêu chí 19).
18. Công an tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực hiện, đánh
giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đối với
chỉ tiêu 19.2 (tiêu chí 19).
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan
Thường trực Ban Chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn
mới tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương:
a) Công bố Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch, tổng hợp, lập kế hoạch
hàng năm của tỉnh trên cơ sở kế hoạch của các ngành, địa phương.
b) Lập báo cáo đánh giá và công bố mức độ đạt được
từng tiêu chí nông thôn mới nâng cao của toàn tỉnh.
2. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông
thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì và
nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao sau đạt chuẩn trên địa
bàn để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn
các xã đánh giá, tổng hợp và công bố mức độ đạt được từng tiêu chí nông thôn mới
nâng cao từng xã của huyện. Kết quả báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các xã căn cứ Bộ tiêu chí xã
nông thôn mới nâng cao của tỉnh thực hiện, đánh giá kết quả đạt được trong năm,
báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ.
5. Các sở, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ
được phân công, phối hợp với các địa phương, theo dõi, đánh giá các tiêu chí
cho từng xã.
Điều 4. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, các thành viên Ban Chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn
và xây dựng nông thôn mới tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành,
đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và các
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 5 (thực hiện);
- Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG
giai đoạn 2021-2025;
- Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương;
- Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Lưu: VT, TTHCC, KTN (45b,
Khoa189.Qdntmnangcao)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
BỘ
TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Là xã đạt chuẩn
nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí về xã
nông thôn mới tỉnh Đồng Nai đến năm 2025).
Điều 2. Đạt các tiêu chí
xã nông thôn mới nâng cao đến năm 2025, bao gồm:
TT
|
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu
chí
|
Yêu cầu đạt chuẩn
|
1
|
Quy hoạch
|
1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn
hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
|
Đạt
|
1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy
hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
|
Đạt
|
1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã
hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế
- xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp
trên.
|
Đạt
|
2
|
Giao thông
|
2.1. Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo
sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn,
chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) theo quy định.
|
100%
|
2.2. Tỷ lệ đường ấp và đường liên ấp:
|
Được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và bảo trì hàng
năm.
|
100%
|
Có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo,
biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) và đảm bảo sáng - xanh -
sạch - đẹp.
|
100%
|
2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm:
|
Được nhựa hóa hoặc bê tông hóa
|
≥ 70%
|
Sáng, xanh,sạch, đẹp
|
≥ 95%
|
2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
|
≥ 50%
|
3
|
Thủy lợi và phòng,
chống thiên tai
|
3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được
tưới và tiêu nước chủ động.
|
≥ 95%
|
3.2. Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động
hiệu quả, bền vững.
|
Đạt
|
3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa
phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
|
- Năm 2022: ≥ 50%
- Năm 2023: ≥ 55%
- Năm 2024: ≥ 60%
- Năm 2025: ≥ 65%
|
3.4. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi
nội đồng được bảo trì hàng năm.
|
Đạt
|
3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước
thải xả vào công trình thủy lợi.
|
Đạt
|
3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống
thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
|
Khá
|
4
|
Điện
|
Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện
sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định.
|
100%
|
5
|
Giáo dục
|
5.1. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học,
THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt
tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ
sở vật chất mức độ 2.
|
100%
|
5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
|
Đạt
|
5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học và THCS.
|
Mức độ 3
|
5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ.
|
Mức độ 2
|
5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp
loại.
|
Khá
|
5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh
rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền.
|
≥ 01 mô hình
|
6
|
Văn hóa
|
6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao
ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.
|
Đạt
|
6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ,
tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.
|
Đạt
|
6.3. Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định
và đạt chuẩn nông thôn mới.
|
100%
|
7
|
Cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn
|
Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm,
hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.
|
Đạt
|
8
|
Thông tin và Truyền
thông
|
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch
vụ công trực tuyến cho người dân.
|
Đạt
|
8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh.
|
80%
|
8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông.
|
Đạt
|
8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội.
|
Đạt
|
8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng
(khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,...).
|
Đạt
|
9
|
Nhà ở dân cư
|
Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố.
|
≥ 99%
|
10
|
Thu nhập
|
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người).
|
Năm 2021
|
≥ 72
|
Năm 2022
|
≥ 76
|
Năm 2023
|
≥ 80
|
Năm 2024
|
≥ 84
|
Năm 2025
|
≥ 88
|
11
|
Nghèo đa chiều
|
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 (Tổng
tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2022-2025 của Trung ương ban hành)
|
≤ 0,3%
|
12
|
Lao động
|
12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho
cả nam và nữ).
|
≥ 85%
|
12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng
chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).
|
≥ 35%
|
12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành
kinh tế chủ lực trên địa bàn.
|
≥ 50%
|
13
|
Tổ chức sản xuất
và phát triển kinh tế nông thôn
|
13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng
liên kết theo chuỗi giá trị ổn định.
|
≥ 1
|
13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc
tương đương còn thời hạn.
|
≥ 01 sản phẩm
|
13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao,
hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi
giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm.
|
≥ 01 mô hình
|
13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất
nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã.
|
≥ 01 sản phẩm
|
13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua
kênh thương mại điện tử.
|
10%
|
13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản
chủ lực của xã được cấp mã vùng.
|
Đạt
|
13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch
của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội.
|
Đạt
|
13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu
quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường).
|
≥ 01 mô hình
|
13.9. Xã có ít nhất 01 nhãn hiệu được chứng nhận
|
Đạt
|
14
|
Y tế
|
14.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp
dụng đạt cho cả nam và nữ).
|
≥ 95%
|
14.2. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng
đạt cho cả nam và nữ).
|
≥ 90%
|
14.3. Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng
khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).
|
≥ 40%
|
14.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử.
|
≥ 90%
|
15
|
Hành chính công
|
15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết
thủ tục hành chính.
|
Đạt
|
15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở
lên.
|
Đạt
|
15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo
đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.
|
Đạt
|
16
|
Tiếp cận pháp luật
|
16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục
pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận.
|
≥ 01 mô hình
|
16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc
phạm vi hòa giải được hòa giải thành.
|
≥ 90%
|
16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp
pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
|
≥ 90%
|
17
|
Môi trường
|
17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ
(gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
|
Đạt
|
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng
thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
|
100%
|
17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải
rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định.
|
100%
|
17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý
nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả.
|
100%
|
17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn.
|
≥ 50%
|
17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn
được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
|
100%
|
17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp
được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản
phẩm thân thiện với môi trường.
|
≥ 80%
|
17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định
về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
|
≥ 95%
|
17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng
các quy định của pháp luật và theo quy hoạch.
|
Đạt
|
17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng.
|
≥ 10%
|
17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm
dân cư nông thôn.
|
≥ 4m2/người
|
17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa
bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định.
|
≥ 90%
|
18
|
Chất lượng môi trường
sống
|
18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy
chuẩn.
|
> 85%
(trong đó từ hệ thống
cấp nước tập trung ≥ 65 %)
|
18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu
người/ngày đêm.
|
≥ 80 lít
|
18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức
quản lý, khai thác hoạt động bền vững.
|
≥ 70%
|
18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm.
|
100%
|
18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm
trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.
|
Không
|
18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông
lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm.
|
100%
|
18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, nhà tiêu, thiết bị chứa
nước sinh hoạt hợp vệ sinh, an toàn và đảm bảo 3 sạch.
|
100%
|
18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường.
|
100%
|
19
|
Quốc phòng và An
ninh
|
19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ
huy quân sự xã và lực lượng dân quân.
|
Đạt
|
19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm
tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ)
nghiêm trọng trở lên do cố ý và bản án có hiệu lực; có mô hình camera an ninh
và các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, cháy, nổ, bảo đảm trật
tự an toàn giao thông gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt
động thường xuyên, có hiệu quả.
|
Đạt
|
|
|
|
|
|
|