ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
09/2010/QĐ-UBND
|
Gia
Nghĩa, ngày 07 tháng 5 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI DÂN THUỘC HỘ NGHÈO VÙNG KHÓ KHĂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn;
Căn cứ Thông tư số 01/2010/TTLT- UBDT-BTC, ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Liên
ngành Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực
tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban
hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và Quyết định số
929/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về việc công nhận các đơn vị
hành chính thuộc vùng khó khăn tỉnh Đăk Nông;
Xét đề nghị của liên ngành: Ban Dân tộc - Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 133/TTrLN-BDT-STC-SNN&PTNT ngày 23/3/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ trực
tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, cụ
thể như sau:
1. Mục tiêu của chính sách:
- Hỗ trợ đời sống của người dân,
góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn;
- Hỗ trợ người dân nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, thông
qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao.
2. Đối tượng của chính sách:
- Người dân thuộc hộ nghèo sinh
sống ở vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007
và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về công nhận
các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
- Phù hợp với chuẩn nghèo theo quy
định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 và các văn bản sửa
đổi, bổ sung (nếu có).
- Phải được đăng ký hộ khẩu và
cư trú hợp pháp trên địa bàn vùng khó khăn.
3. Nguyên tắc hỗ trợ:
Đúng đối tượng, kịp thời, công
khai, dân chủ, khách quan và có hiệu quả thiết thực.
4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực
tiếp.
5. Hình thức hỗ trợ:
Hỗ trợ bằng hiện vật theo định mức
cho các đối tượng theo danh mục hỗ trợ phục vụ cho sản xuất phù hợp với thực tế
từng hộ.
6. Danh mục hỗ trợ: Giống cây trồng,
giống vật nuôi, thuốc thú y và muối I ốt.
7. Định mức hỗ trợ:
- Người dân thuộc hộ nghèo sinh
sống ở xã khu vực III: 100.000 đồng/người/năm.
- Người dân thuộc hộ nghèo sinh
sống ở vùng khó khăn, xã biên giới: 80.000 đồng/người/năm.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
1. Kinh phí thực hiện:
a) Kinh phí thực hiện năm 2010:
Căn cứ vào số liệu rà soát hộ khẩu nghèo năm 2009 của UBND các huyện, thị xã, Sở
Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị để thực hiện.
Trường hợp số lượng nhân khẩu tại
thời điểm cấp phát nhiều hơn số lượng do UBND các xã, thị trấn cung cấp trong
năm 2009 thì UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm lập danh sách cấp bổ sung để
UBND huyện tổng hợp gửi Ban Dân tộc tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.
b) Kinh phí thực hiện từ năm
2011: Từ năm 2011, kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng
khó khăn được cân đối trong chi thường xuyên của ngân sách các huyện, thị xã
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Hàng năm, UBND các huyện, thị xã
báo cáo số liệu về số đối tượng được thụ hưởng chính sách và kinh phí thực hiện
của riêng chính sách này về Ban Dân tộc tỉnh và Sở Tài chính trước ngày 30
tháng 9 để tổng hợp.
2. Tổ chức thực hiện:
Giao cho UBND các huyện, thị xã
căn cứ nhu cầu của người dân để tổ chức thực hiện cấp phát giống cây trồng, giống
vật nuôi, thuốc thú y và muối Iốt. UBND huyện, thị xã định hướng, hướng dẫn cho
người dân về chủng loại giống cây trồng, loại vật nuôi cho phù hợp.
Giống cây trồng, vật nuôi phải đảm
bảo chất lượng theo các quy định hiện hành.
Do kinh phí của chính sách có phần
hạn chế nên để có thể đảm bảo được nhu cầu của các đối tượng và phát huy được
hiệu quả của chính sách, UBND các huyện, thị xã tổ chức lồng ghép kinh phí của
chính sách này với nguồn vốn ngân sách của huyện, thị xã để thực hiện.
Việc cấp phát được thực hiện tại
UBND xã, thị trấn hoặc địa điểm thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
UBND các huyện, thị xã có trách
nhiệm lồng ghép công tác khuyến nông và chịu trách nhiệm về chất lượng giống
cây trồng, vật nuôi sau khi gieo trồng và trong quá trình chăn nuôi.
Đối với giống cây trồng cấp phát
cho người dân phải đảm bảo tính thời vụ. Trường hợp cấp hiện vật nhưng chưa đủ
định mức về tiền theo quy định thì UBND các huyện, thị xã tổ chức cấp bổ sung bằng
tiền.
UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch
UBND các huyện quyết định về giá các loại giống cây trồng, vật nuôi, muối I ốt
theo quy định để làm cơ sở cho việc cấp và thanh, quyết toán kinh phí.
3. Trách nhiệm của các Sở, Ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn:
a) Ban Dân tộc tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân
thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo đúng quy định;
- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo các Bộ, ngành Trung ương kết
quả thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó
khăn trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với các Bộ, ngành Trung
ương những vướng mắc trong quá trình thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp với thực
tế.
b) Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với các Sở
ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho UBND các huyện, thị xã
để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó
khăn theo quy định;
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh
và Sở, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện, việc thanh, quyết toán kinh phí
của các đơn vị được giao thực hiện theo quy định hiện hành;
- Tham mưu cho UBND tỉnh quyết định
về kinh phí phát sinh thực tế trong năm 2010 (nếu có) để đảm bảo cấp đủ cho các
đối tượng thụ hưởng chính sách.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Hướng dẫn, định hướng cho các
huyện, thị xã trong việc lựa chọn chủng loại giống cây trồng, vật nuôi, chỉ đạo
các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn người
dân chăm sóc cây trồng, vật nuôi;
- Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc
của chủng loại giống cây trồng, vật nuôi trước khi tiến hành cấp phát cho người
dân.
d) Sở Y tế:
- Kiểm tra chất lượng muối I ốt
trước khi tiến hành cấp phát cho người dân.
e) Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã:
- Phổ biến chính sách, tuyên
truyền hướng dẫn người dân sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích hiện vật được hỗ
trợ vào sản xuất và để người dân thực hiện được quyền dân chủ theo nguyên tắc
dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
- Thực hiện cấp giống cây trồng,
vật nuôi theo nhu cầu thực tế của các đối tượng. Căn cứ theo định mức hỗ trợ đã
quy định cho nhóm đối tượng để hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn phổ biến
cho người dân đăng ký theo nhu cầu thực tế của hộ.
- Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện trên địa bàn, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của riêng nguồn kinh phí
này hàng quý, 6 tháng, năm về Ban Dân tộc tỉnh và Sở Tài chính để tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh.
- Lập dự toán, thanh và quyết
toán kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước.
- Thực hiện việc rà soát hộ
nghèo hàng năm và gửi kết quả chi tiết từng xã về Ban Dân tộc tỉnh và Sở Tài
chính để tổng hợp.
f) Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn:
- Thông báo công khai chính sách
đến mọi người dân trên địa bàn, hướng dẫn các đối tượng thụ hưởng đăng ký các mặt
hàng theo nhu cầu thực tế của hộ.
- Lập danh sách chi tiết từng hộ
thuộc diện thụ hưởng chính sách theo hướng dẫn của Ban Dân tộc tỉnh gửi UBND
huyện, thị xã để tổng hợp kế hoạch chung của huyện.
- Phối hợp với các phòng ban của
huyện, thị xã trong việc tổ chức cấp phát. Thực hiện giám sát và xác nhận về khối
lượng thực hiện trên địa bàn xã để các đơn vị thanh toán kinh phí, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về danh sách hộ nghèo trên địa bàn.
- Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện
chính sách này để tránh xảy ra tiêu cực, thất thoát.
4. Thời gian và phạm vi thực hiện:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010,
trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
Các quy định khác thực hiện theo
quy định tại Thông tư hướng dẫn số: 01/2010/TTLT-UBDT-BTC, ngày 08 tháng 01 năm
2010 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo
vùng khó khăn.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Giám
đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủ trưởng các
Sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau
10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Diễn
|