ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2008/QĐ-UBND
|
Lai
Châu, ngày 27 tháng 03 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH QUY
ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DI DÂN, THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND, UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày
03/12/2004;
Căn cứ Quyết
định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ
trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2007 - 2010;
Căn cứ Thông
tư số 03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện
Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu
số giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Thông
tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài
chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số
theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ,
Theo đề nghị
của Ban Dân tộc tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy
định chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Quyết định số
33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành đoàn thể tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đặng Đạo
|
QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ DI DÂN, THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN
2007 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09 /2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 03 năm 2008
của UBND tỉnh Lai Châu).
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
1.
Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng cho việc thực hiện công tác định
canh, định cư đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư trên
địa bàn tỉnh Lai Châu.
2. Đối tượng áp
dụng: Thực hiện theo mục II, phần B của Thông tư số
03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc.
1. Tổ chức định canh định cư tập trung: Là hình thức định canh định cư
cho các hộ về sinh sống tại các điểm ĐCĐC mới (gọi tắt là điểm ĐCĐC tập trung)
phù hợp với Quy hoạch bố trí sắp xếp dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy mô của một điểm phải đảm bảo bố trí có ít nhất 20 hộ trở lên.
2. Tổ chức định canh định cư xen ghép: Là hình thức định canh định cư xen
ghép, đưa các hộ về sinh sống với các hộ dân sở tại ở các thôn, bản đã có (gọi
tắt là điểm ĐCĐC xen ghép)
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4. Nội dung hỗ trợ
1. Hỗ trợ cộng đồng: Các nội dung hỗ trợ theo dự án điểm ĐCĐC tập
trung, được thực hiện theo mục 1 và tiết 1.1, phần B tại Thông tư
03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc.
2. Đối với hình
thức định canh định cư xen ghép:
- Định mức hỗ trợ
cho ngân sách xã thực hiện theo tiết 1.2, mục I, phần B. tại Thông tư số
03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc.
- Nội dung hỗ trợ
được cụ thể như sau:
+ Bồi thường đất ở,
đất sản xuất cho hộ dân sở tại bị thu hồi đất.
Giao cho UBND huyện
lập danh sách và xây dựng phương án bồi thường cho các hộ theo quy định hiện
hành của tỉnh. Kinh phí đền bù được trích trong tổng ngân sách Trung ương cấp
hỗ trợ cho các hộ đã được quy định tại Thông tư số 03/2007/TT-UBDT.
- Sau khi đã chi
trả cho công tác đền bù, số kinh phí còn lại được sử dụng như sau:
+ Giao cho UBND xã
phối hợp với đơn vị chủ đầu tư rà soát, xem xét lại hệ thống cơ ở hạ tầng ở những
bản có các hộ được bố trí sống ĐCĐC xen ghép, lên danh mục đầu tư mới hoặc nâng
cấp sửa chữa cho phù hợp, để phục vụ chung cho bản sở tại và các hộ mới được bố
trí ĐCĐC xen ghép.
+ Ngoài số kinh
phí còn lại, UBND huyện xem xét để bố trí lồng ghép nguồn vốn thuộc Chương
trình 135 và các nguồn vốn khác, hỗ trợ cùng nguồn vốn của Chương trình để thực
hiện.
3. Hỗ trợ cán bộ
phát triển cộng đồng tại các điểm ĐCĐC tập trung.
- Căn cứ vào biên
chế, quỹ lương và khả năng chuyên môn của cán bộ công chức các phòng, ban. UBND
huyện quyết định tăng cường cán bộ xuống các điểm đã định canh định cư để chăm
sóc sức khoẻ cho cộng đồng và hướng dẫn bà con sản xuất và các vấn đề xã hội
khác.
- Trong trường hợp
không có cán bộ trong biên chế thì được hợp đồng lao động với những người có
chuyên môn về y tế, về khuyến nông - khuyến lâm ngoài biên chế Nhà nước. (Ưu
tiên chọn người để hợp đồng là người địa phương, biết tiếng dân tộc La Hủ).
- Thời gian thực
hiện 3 năm liên tục, bắt đầu từ khi các hộ dân chuyển đến ĐCĐC đã ổn định tại
các điểm dự án ĐCĐC tập trung.
- Định mức hỗ trợ:
+ Đối với Cán bộ
công chức hiện đang công tác tại các cơ quan Nhà nước thì được hưởng nguyên
lương và các chế độ phụ cấp khác (nếu có) theo chế độ hiện hành.
+ Đối với người
được hợp đồng từ bên ngoài, không phải trong biên chế Nhà nước thì được lấy mức
lương tương đương mức lương bậc 01 của ngạch cán bộ, công chức quy định tại Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, và các Nghị định điều chỉnh mức lương tối
thiểu chung của Chính phủ để làm cơ sở tính lương hợp đồng.
- Nhiệm vụ của
cán bộ phát triển cộng đồng (Cán bộ y tế, cán bộ khuyến nông- khuyến lâm) có hướng
dẫn sau.
Không thực hiện
tăng cường cán bộ hỗ trợ phát triển cộng đồng xuống các bản có hộ ĐCĐC xen
ghép.
4. Hỗ trợ
kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới đưa vào sản xuất cho các điểm
ĐCĐC tập trung:
- Mức hỗ trợ,
thời gian áp dụng được thực hiện theo tiết 1.4 của mục I, phần (B) Thông tư số
03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc.
- Các nội dung,
định mức và hình thức hỗ trợ được thực hiện theo cơ chế thực hiện dự án hỗ trợ
phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Cụ thể thực hiện theo
Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai
Châu, Quyết định ban hành quy định thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương
trình 135 giai đoạn 2006 - 2010.
- Quản lý tổ chức
thực hiện: Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh giao hàng năm, UBND huyện giao cho
Phòng kinh tế trực tiếp quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
5. Hỗ trợ trực
tiếp cho các hộ du canh, du cư thực hiện ĐCĐC:
- Hỗ trợ về đất
ở và đất sản xuất.
Đối với các hộ
được thực hiện theo dự án ĐCĐC tập trung và xen ghép được giao đất ở, đất sản
xuất nông, lâm nghiệp như sau:
+ Đất ở và đất
sản xuất: Căn cứ theo dự án đã được phê duyệt và tình hình thực tế về quỹ đất ở
và đất sản xuất của từng điểm dự án ĐCĐC cụ thể. Chủ đầu tư giao đất ở đất sản
xuất đảm bảo tất cả các hộ đều phải có quỹ đất. Đối với đất ở tối thiểu mỗi hộ
không dưới 300m2 , đất sản xuất mỗi hộ
không dưới 0,3 ha đất ruộng và 0,5 ha đất nương để trồng mầu.
+ Đất
lâm nghiệp: Căn cứ vào quỹ đất và diện tích rừng hiện có trong phạm vi quy hoạch
của từng dự án để giao cho các hộ thực hiện khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng với
diện tích của mỗi hộ tối thiểu không dưới 3 ha.
Trường hợp phải
thu hồi đất của các hộ đang ở và sản xuất tại chỗ thì được bồi thường đất sản
xuất và đất ở theo quy định hiện hành. UBND huyện giao cho Phòng chức năng có
trách nhiệm lập danh sách, lên phương án đền bù từng loại đất cho các hộ trình
UBND huyện phê duyệt theo khung giá đền bù quy định của UBND tỉnh. Đồng thời được
bố trí đất tái định cư và đất sản xuất như các hộ khác.
- Hỗ trợ làm
nhà, mắc điện, nước sinh hoạt, mua lương thực, phát triển sản xuất, mức hỗ trợ
15 triệu đồng/hộ được thực hiện như sau:
+ Hỗ trợ làm
nhà 12 triệu đồng/ hộ
+ Hỗ trợ mua
lương thực (gạo) trong 6 tháng đầu tính từ khi về ở điểm ĐCĐC là 3 triệu đồng/hộ.
Ngoài ra các hộ còn được hưởng chính sách hỗ trợ gạo theo Quyết định số
04/2008/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh. Các nội dung khác như hỗ trợ mắc
điện, nước sinh hoạt đã được bố trí trong dự án đầu tư vào dự án thuỷ điện, nước
sinh hoạt của các dự án điểm ĐCĐC tập trung. Số kinh phí trên tập trung cho hỗ
trợ làm nhà và mua lương thực.
- Hỗ trợ khai
hoang tạo quỹ đất sản xuất được quy định cụ thể như sau:
Chủ đầu tư có
thể áp dụng theo hai hình thức tạo quỹ đất sau:
+ Khai hoang tập
trung bằng máy cơ giới.
+ Khai hoang nhỏ
lẻ theo các hộ.
- Định mức hỗ
trợ:
+ Khai hoang nhỏ
lẻ: Khai hoang ruộng nước 07 triệu đồng/ha; nương cố định 3 triệu đồng/ha.
+ Khai hoang tập trung (ruộng nước) bằng cơ giới là 30 triệu
đồng/ha.
- Kinh phí hỗ trợ: được sử dụng từ nguồn kinh phí của dự
án. Hàng năm Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch chung vào kinh phí thực hiện
dự án hàng năm để cấp kinh phí thực hiện.
- Hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi định
canh, định cư:
Đối với các hộ thuộc đối tượng ĐCĐC tập trung và ĐCĐC xen
ghép được hỗ trợ kinh phí bốc xếp, vận chuyển đồ đạc, tài sản từ nơi ở cũ đến nơi
ở mới. Giao Chủ đầu tư lập danh sách, lên dự toán kinh phí hỗ trợ nhưng không
quá 2 triệu đồng/hộ.
Điều 5. Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn
1. Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương đảm bảo khung chính sách hỗ trợ quy định
tại mục I phần B của Thông tư 03/TT-UBDT và các hạng mục như trong dự án được
duyệt .
2. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện những nội
dung sau:
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đã được
tổ chức ĐCĐC.
- Hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ hỗ trợ phát triển cộng đồng.
- Hỗ trợ lương thực thường xuyên cho các hộ sau khi đã ổn định
định canh, định cư để bảo vệ rừng theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày
31/01/2008 của UBND tỉnh.
3. Huy động và lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình 134; 135;
nguồn vốn theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cho
vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; ...
để thực hiện các nội dung hỗ trợ theo dự án đã được duyệt.
4. Cơ chế quản lý: Được thực hiện theo tiểu mục 3, mục III của phần
(B) tại Thông tư số 03/2007/TT-UBDT ngày 8/6/2007 của Uỷ Ban Dân tộc.
5. Chi phí hoạt động của Ban chỉ đạo dự án cấp huyện, xã được trích từ
Ngân sách trung ương trong chi phí quản lý dự án hàng năm và được thực hiện từ
năm 2008.
Điều 6. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo
kinh tế - kỹ thuật
Thực hiện theo
Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 04/3/2007 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành
Quy định về phân cấp thẩm định, quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công
trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh và các quy chế quản lý đầu
tư xây dựng hiện hành.
Điều 7. Bàn giao, quản lý sử dụng các công trình thuộc các dự án sau
đầu tư.
Sau khi hoàn
thành các công trình trọng điểm ĐCĐC, Chủ đầu tư tổ chức bàn giao các công
trình cho chính quyền địa phương và các tổ chức quản lý sử dụng. Chính quyền địa
phương và các tổ chức quản lý sử dụng công trình chịu trách nhiệm quản lý khai
thác sử dụng và bảo vệ các công trình đạt hiệu quả theo quy định hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Phân cấp quản lý
- Giao UBND huyện Mường Tè là đơn vị Chủ đầu tư của các dự
án Định canh định cư tập trung và dự án định canh, định cư xen ghép. Chịu trách
nhiệm trực tiếp, toàn diện về kết quả quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự
án trước UBND tỉnh.
Điều 9. Tổ chức bộ máy quản lý từ tỉnh đến xã
1. Cấp tỉnh:
Không thành lập Ban chỉ đạo, sử dụng Ban chỉ đạo Chương
trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 được thành lập theo Quyết định số 1385/QĐ-UBND
ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Lai Châu để giúp UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo cấp
huyện thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng
bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
2. Cấp huyện:
Giao cho UBND huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo “Thực
hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số giai đoạn 2007 - 2010”, theo Quyết định 33/2007/TTg của Thủ tướng
Chính phủ trên địa bàn huyện. Xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân
công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo, sử dụng Ban quản
lý dự án hiện có của huyện và bổ sung nhiệm vụ, cán bộ cho Ban quản lý dự án để
giúp Chủ đầu tư tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Dự án đã được phê duyệt.
3. Cấp xã:
- UBND các
xã có điểm ĐCĐC tập trung và xen ghép chịu trách nhiệm lựa chọn cán bộ có năng
lực để lập danh sách, trình UBND huyện Quyết định thành lập Ban chỉ đạo “thực
hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số giai đoạn 2007-2010”. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xã do UBND huyện quy định
và hướng dẫn thực hiện.
- Sử dụng
Ban giám sát xã để giúp việc cho UBND xã trong việc kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chính sách trên địa bàn.
Điều 10. Phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban,
ngành liên quan
1. Giao Ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình, chủ trì phối
hợp với các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp &PTNT và các
ban, ngành liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn
UBND huyện, thị xây dựng kế hoạch thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, triển khai
thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm.
- Tổng hợp kế
hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc
thiểu số, hàng năm gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình
UBND tỉnh.
- Tổ chức thực
hiện kiểm tra theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án theo kế hoạch, đảm bảo hiệu
quả, bền vững không để thất thoát; tổng hợp tình hình thực hiện dự án báo cáo
UBND tỉnh.
- Trên cơ sở hướng
dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan
tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành điều chỉnh các quy định hướng dẫn thực
hiện chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
2. Các sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp &PTNT, Y
tế, Giao thông - Vận tải, Xây dựng phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện dự
án trên địa bàn.
- Sở Kế hoạch
& Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tổng hợp kế hoạch
hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Tài chính
có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư lên kế hoạch bổ
sung ngân sách địa phương hỗ trợ những nội dung do ngân sách địa phương đảm nhận.
Hướng dẫn và cụ thể hoá bằng văn bản trên cơ sở Thông tư hướng dẫn số
99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính thực
hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định
số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sở Nông nghiệp
& PTNT chịu trách nhiệm điều tra khảo sát lại diện tích rừng tự nhiên hiện
có, lập phương án giao khoán cho các hộ dân được tổ chức ĐCĐC theo nội dung, định
mức hỗ trợ đã được xây dựng trong dự án. Có trách nhiệm xây dựng văn bản quy định
nhiệm vụ và hướng dẫn cho cán bộ phát triển cộng đồng tại các điểm ĐCĐC tập
trung.
- Sở Y tế có
trách nhiệm xây dựng văn bản quy định nhiệm vụ và hướng dẫn cho cán bộ phát triển
cộng đồng tại các điểm ĐCĐC tập trung.
Điều 11. Chế độ báo cáo
UBND huyện có
trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo định kỳ 3 tháng, 6
tháng, 1 năm về cơ quan thường trực Chương trình của tỉnh (Ban Dân tộc) để tổng
hợp báo cáo Ban chỉ đạo, UBND tỉnh và cơ quan thường trực Chương trình Trung
ương.
Điều 12. Trong
quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc chưa phù hợp đề nghị phản ánh bằng văn
bản về Cơ quan thường trực Chính sách định canh, định cư của tỉnh để nghiên cứu,
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi bổ sung kịp thời./.