ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2011/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 22 tháng 4 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO PHỤC VỤ YÊU CẦU CHỈ ĐẠO,
ĐIỀU HÀNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về chế độ báo cáo phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Quyết định này
thay thế Quyết định số 3822/2004/QĐ-UB ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh và có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hiếu
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO PHỤC VỤ YÊU CẦU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2011 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Văn bản này
quy định về chế độ báo cáo của các sở, ban ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là các ngành và địa phương) nhằm phục vụ cho
yêu cầu quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Các hình thức báo cáo
Báo cáo trong
Quy định này bao gồm: Báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề và báo cáo đột xuất.
Điều 3. Yêu cầu của báo cáo
1. Báo cáo phải
trung thực, chính xác, ngắn gọn, đầy đủ và kịp thời.
2. Báo cáo phải
khái quát được các thông tin cần thiết, các sự việc xảy ra theo từng thời gian,
các giải pháp thực hiện, các đề xuất và kiến nghị (nếu có).
Chương II
NỘI DUNG CÁC LOẠI BÁO
CÁO
Điều 4. Báo cáo định kỳ
1. Báo cáo tuần:
Phản ánh tình hình, tiến độ thực hiện các công tác trọng tâm trong tuần, những
diễn biến thuận lợi, khó khăn, biện pháp tháo gỡ khó khăn của từng ngành và địa
phương.
2. Báo cáo
tháng: Phản ánh những vấn đề nổi bật trong tháng, nêu rõ tiến độ công việc và
diễn biến tình hình; phản ảnh việc thực hiện những ý kiến chỉ đạo và tổ chức
triển khai các quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Báo cáo
quý: Chỉ lập báo cáo cho quý I, các quý còn lại sẽ được phản ánh trong báo cáo
6 tháng, 9 tháng và cả năm. Trong báo cáo quý, cần đánh giá, phản ánh tình hình
thực hiện chương trình công tác, hoặc kế hoạch trên từng lĩnh vực của quý I, đồng
thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần tập trung thực hiện quý sau và đề xuất,
kiến nghị (nếu có).
4. Báo cáo 6
tháng, 9 tháng và cả năm: Cần đánh giá khái quát, nêu rõ thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân tình hình và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới trên từng
lĩnh vực công tác, đồng thời nêu đề xuất, kiến nghị (nếu có).
5. Trong các
báo cáo tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm phải có phần nội dung đánh giá
về kết quả thực hiện chung của ngành, địa phương đã có tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội như thế nào và có số liệu so sánh cùng kỳ, so sánh với chỉ
tiêu kế hoạch đề ra hàng năm để thấy rõ tốc độ phát triển và mức độ hoàn thành
kế hoạch theo từng thời gian của báo cáo.
Điều 5. Báo cáo chuyên đề
1. Các báo
cáo sơ kết, tổng kết các chủ trương của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh, các chỉ thị, quyết định và các chương trình, đề án, kế hoạch của
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã được triển khai thực hiện, hoặc kết thúc đợt khảo sát,
nghiên cứu tình hình thực tế ở nơi chỉ đạo điểm. Qua đó rút ra kinh nghiệm
và đề xuất,
kiến nghị.
2. Báo cáo kết
quả khảo sát, nghiên cứu ở nước ngoài hoặc làm việc với khách nước ngoài.
3. Kiến nghị
của địa phương đối với các vấn đề về chủ trương, chính sách của Trung ương và của
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Báo cáo
theo nội dung chỉ đạo chuyên đề Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Báo cáo đột xuất gửi đến Uỷ ban nhân dân tỉnh trong những
trường hợp sau
Ở địa phương,
cơ sở khi có sự kiện xảy ra bất thường như: Thiệt hại do thiên tai, xảy ra trọng
án, những vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội bức xúc,… và những vấn đề mới
nảy sinh cần xin ý kiến chỉ đạo ngay của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong quá trình cụ
thể hoá, triển khai thực hiện các chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh,… Báo cáo
đột xuất cần gửi nhanh đến Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Fax, qua mạng vi
tính, hoặc điện thoại; sau đó, gửi văn bản chính thức qua đường công văn.
Điều 7. Ngoài các báo cáo định kỳ, chuyên đề và đột xuất, các
ngành và địa phương phải gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh các văn bản sau đây
1. Quy chế
làm việc; chương trình công tác, lịch làm việc hàng tháng, hàng năm; các chương
trình, kế hoạch, công văn cụ thể hoá các ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
các văn bản quy phạm pháp luật để đăng Công báo của tỉnh và thông báo ý kiến
làm việc với các ngành, địa phương, cơ sở.
2. Các đề án,
dự án và chương trình, kế hoạch cần xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chương III
CÔNG TÁC PHỐI HỢP KHI THỰC
HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 8. Chế độ báo cáo của các ngành và địa phương cho Uỷ ban
nhân dân tỉnh
1. Báo cáo định
kỳ gửi về cho 4 cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Văn phòng Uỷ ban
nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh).
2. Các báo
cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất và các báo cáo khác gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh
thông qua Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Chế độ xử lý thông tin, báo cáo
1. Đối với
báo cáo định kỳ: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Cục Thống kê
và Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp thành báo
cáo chung.
2. Đối với
các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất và các báo cáo khác: Sau khi nhận được
báo cáo, Ban lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh sao gửi cho Chủ tịch, hoặc
Phó Chủ tịch phụ trách khối theo dõi và các chuyên viên nghiên cứu theo lĩnh vực
được phân công. Chuyên viên của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm
nghiên cứu và phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất với Uỷ ban nhân
dân tỉnh để chỉ đạo, giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc và các kiến
nghị có trong báo cáo.
3. Riêng đối
với các báo cáo sơ kết, tổng kết do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho sở, ngành nào
chủ trì thì sở, ngành đó có trách nhiệm xử lý thông tin và tổng hợp thành báo
cáo chung của tỉnh.
Điều 10. Thời điểm gửi các loại báo cáo
1. Báo cáo định
kỳ gửi vào các thời điểm như sau: Báo cáo tuần gửi đến vào ngày thứ 5 hàng tuần;
báo cáo tháng gửi đến chậm nhất vào ngày 15 hàng tháng; riêng báo cáo quý I,
báo cáo 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh
(có chỉ đạo riêng).
2. Báo cáo
chuyên đề gửi theo yêu cầu chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoặc sau khi kết
thúc đợt khảo sát, nghiên cứu tình hình ở địa phương, tình hình ở nước ngoài,
làm việc với khách nước ngoài, hay khi địa phương có kiến nghị về chủ trương,
chính sách của Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Báo cáo đột
xuất gửi đến Uỷ ban nhân dân tỉnh theo thời điểm có sự cố bất thường xảy ra.
4. Các báo
cáo khác gửi đến Uỷ ban nhân dân tỉnh sau khi các ngành và địa phương hoàn
thành văn bản.
Điều 11. Thẩm quyền ký báo cáo
Các loại báo
cáo và văn bản khác gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố, Trưởng hoặc Phó sở, ban ngành tỉnh ký ban hành.
Riêng báo cáo tuần của các ngành và địa phương do đồng chí Chánh Văn phòng, hoặc
Trưởng phòng thừa lệnh Thủ trưởng cơ quan ký.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI
PHẠM
Điều 12.
1. Các ngành, địa phương và các cá nhân có thành tích trong việc
thực hiện chế
độ báo cáo phục
vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo Quy định này sẽ được
khen thưởng theo chế độ chung.
2. Các ngành,
địa phương và các cá nhân vi phạm Quy định này sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13.
1. Các sở, ban ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành
phố cần vận
dụng Quy định
này để cụ thể hoá chế độ báo cáo cho phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của
ngành và địa phương.
2. Sở Nội vụ
(Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện chế
độ báo cáo theo Quy định này của các ngành, địa phương và phối hợp với Văn
phòng UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện chế độ báo cáo này trong giao ban
hàng quý của UBND tỉnh.
Điều 14. Giao Chánh Văn phòng
Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành và địa phương thực
hiện Quy định này. Quá trình tổ chức thực hiện từng lúc sẽ có bổ sung, sửa đổi.
Những thay đổi, bổ sung phải được thống nhất ý kiến của các thành viên Uỷ ban
nhân dân tỉnh./.