QUY ĐỊNH
VỀ LOÀI CÂY TRỒNG, MẬT ĐỘ, MÔ HÌNH, CƠ CẤU CÂY
TRỒNG VÀ MỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN
2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07 /2011/QĐ-UBND, ngày 20 / 05 / 2011 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình)
A. Loài cây
trồng, mô hình, mật độ và cơ cấu cây trồng
I. Loài cây trồng
rừng phòng hộ- đặc dụng
1. Loài cây trồng chính.
a) Cây bản địa: Gồm các loài
cây thân gỗ có chu kỳ dài ngày (chu kỳ ³30 năm ) có giá trị kinh tế đang mọc
trong rừng tự nhiên thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình như: De, Giổi, Vàng tâm, Lim
xanh, Lim xẹt, Phay, Lát hoa, Muồng, Sấu, Trám, Bương, Tre, Luồng, Gió trầm,
Sưa, Thông Caribê v.v...
b) Cây quý hiếm: Gồm các loài cây:
Thông Pà cò, Lát hoa, Lát da đồng, Sến mật, Nghiến, Lim xanh, Kim giao, Pơ mu,
Hoàng đàn v.v... ( Theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
2. Cây phụ trợ.
a) Cây lâm nghiệp thân gỗ ngắn hạn
và trung hạn (chu kỳ dưới 30 năm) phù hợp với điều kiện tự nhiên, không canh
tranh với cây trồng chính, gồm các loài cây: các loài Keo, Bồ đề, Xoan, Mỡ, Quế
v.v...
b) Cây cải tạo đất: Keo dậu, Cốt
khí v.v...
c) Các loại cây ăn quả, cây đặc sản,
cây công nghiệp, cây nông nghiệp: Nhãn, vải, chè...
II. Loài cây hỗ
trợ trồng rừng sản xuất
Ưu tiên các loài cây lâm nghiệp
sinh trưởng nhanh có chu kỳ sản xuất ngắn, cho năng suất và hiệu quả kinh tế
cao, các loài cây cho sản phẩm phụ như măng, quả hoặc những loài cây đa tác dụng
có giá trị trên thị trường, gồm các loài cây: Lát Mexico, các loài Bạch đàn
Urophyla, Bạch đàn lai, Lát hoa, Sấu, Sấu ghép, Trám, Trám ghép, Xoan ta, Gạo,
Gió trầm, Mỡ, Giổi ghép, Bương, Luồng, Tre bát độ, các loài Keo, Sưa, Thông
Caribê, Quế v.v...
III. Mô hình, mật
độ và cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
1. Mô hình 1.
- Mật độ trồng 1600 cây/ha, gồm
600 - 800 cây trồng chính + 1.000 cây phụ trợ.
- Phương thức trồng: Hỗn giao
- Phương pháp trồng: Hỗn giao theo
băng, theo hàng, theo cây, theo đám (áp dụng từng phương pháp trồng được thiết
kế cụ thể, nó phụ thuộc vào điều kiện lập địa của từng địa phương).
2. Mô hình 2.
- Mật độ trồng 600 -800 cây/ha, gồm
trồng hỗn giao các loài cây phòng hộ chính. Dưới tán trồng xen cây nông nghiệp
giai đoạn đầu.
- Phương thức trồng: Hỗn giao
- Phương pháp trồng: Hỗn giao theo
băng, theo hàng, theo cây, theo đám (áp dụng từng phương pháp trồng được thiết
kế cụ thể, nó phụ thuộc vào điều kiện lập địa của từng địa phương ).
3. Mô hình 3.
- Mật độ trồng 200 - 400 cây ăn quả
dài ngày (loài cây trồng chính)/1ha, cây đặc sản và trồng xen cây nông nghiệp,
cây công nghiệp.
- Phương thức trồng: Hỗn giao, thuần
loại.
- Phương pháp trồng: Hỗn giao đều theo
cây, theo loài, theo đám và theo băng phân bố đều (áp dụng từng phương pháp trồng
được thiết kế cụ thể, nó phụ thuộc vào điều kiện lập địa của từng địa phương).
IV. Mô hình, mật
độ và cơ cấu cây trồng hỗ trợ rừng sản xuất
- Mô hình trồng: Thuần loài hoặc hỗn
giao.
- Mật độ trồng: 1600 cây/ha;
600-800 cây/ha và 2.000 cây/ha
+ Các loài Keo, Bạch đàn Urophyla,
Bạch đàn lai, Mỡ, Xoan ta, Bồ đề, Thông trồng 1.600 cây/ha hoặc trồng 2.000
cây/ha.
+ Các loài cây Lát, Sấu, Trám, Sấu
ghép, Trám ghép, Gió trầm, Giổi quả, Giổi ghép trồng 600-800 cây/ha.
+ Hỗn giao:
* Trồng 200 cây (Bương, Luồng, Tre
bát độ, Tre gai) + 400 cây thân gỗ.
* Trồng 600-800 cây thân gỗ +
1.000 cây keo các loại.
B. Định mức
chi phí đầu tư 1 ha các công trình lâm sinh
I. Trồng và
chăm sóc 4 năm tiếp theo rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là: 15.000.000 đồng/ha, trong
đó:
1. Trồng và chăm sóc rừng
năm thứ nhất : 10.000.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp: (Nhân công,
cây giống): 9.316.500 đồng
- Chi phí khác: 683.500 đồng
+ Thiết kế, lập dự toán: 478.200 đồng
+ Thẩm định thiết kế dự toán:
19.200 đồng
+ Phụ cấp cán bộ thôn bản: 38.500
đồng
+ Kiểm tra nghiệm thu: 115.400 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 32.200 đồng
2. Chăm sóc rừng năm thứ 2:
2.500.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp (Nhân công +
trồng dặm ) : 2.351.400 đồng
- Chi khác: 148.600 đồng
+ Lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật:
31.300 đồng
+ Thẩm định dự toán, hướng dẫn kỹ
thuật: 11.700 đồng
+ Phụ cấp cán bộ thôn bản: 19.500
đồng
+ Kiểm tra nghiệm thu:
78.100 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
( 0,32%): 8.000 đồng
3. Chăm sóc rừng năm thứ 3:
1.500.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp (Nhân công+trồng
dặm): 1.372.500 đồng
- Chi khác: 127.500 đồng
+ Lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật:
27.300 đồng
+ Thẩm định dự toán, hướng dẫn kỹ
thuật: 10.200 đồng
+ Phụ cấp cán bộ thôn bản: 17.000
đồng
+ Kiểm tra nghiệm thu:
68.200 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
( 0,32%): 4.800 đồng
4. Chăm sóc rừng năm thứ 4:
1.000.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp (Nhân công+trồng
dặm ) : 884.500 đồng
- Chi khác: 115.500 đồng
+ Lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật:
25.000 đồng
+ Thẩm định dự toán, hướng dẫn kỹ
thuật: 9.400 đồng
+ Phụ cấp cán bộ thôn bản: 15.600
đồng
+ Kiểm tra nghiệm thu: 62.500 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 3.000 đồng
II. Hỗ trợ trồng
rừng sản xuất
Bình quân 1 ha là: 3.000.000 đồng/ha,
gồm:
- Chi phí trực tiếp: (Cây giống +
nhân công + phân bón): 2.411.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 589.000 đồng
+ Thiết kế, lập dự toán:
478.200 đồng
+ Thẩm định thiết kế dự toán:
11.200 đồng
+ Phụ cấp cán bộ thôn bản: 22.500
đồng
+ Kiểm tra nghiệm thu: 67.500 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 9.600 đồng
III. Khoanh
nuôi bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng
1. Năm thứ nhất: 200.000 đồng/ha,
gồm:
- Chi phí trực tiếp :
145.400 đồng
+ Nhân công: 135.400 đồng
+ Bảng nội quy, biển cấm: 10.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 54.600
đồng
+ Thiết kế, lập dự toán: 49.400 đồng
+ Thẩm định thiết kế dự toán
(0,2842): 560 đồng
+ Kiểm tra, nghiệm thu: 4.000 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 640 đồng
2. Từ năm thứ 2 trở đi:
200.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp : 185.400 đồng
+ Nhân công: 181.400 đồng
+ Tu sửa bảng nội quy, biển cấm:
4.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 14.600 đồng
+ Lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật:
9.400 đồng
+ Thẩm định dự toán, hướng dẫn kỹ
thuật: 560 đồng
+ Kiểm tra, nghiệm thu:
4.000 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 640 đồng
IV. Khoanh
nuôi tái sinh rừng mức độ cao 6 năm
1. Năm thứ nhất:
500.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp : 444.000 đồng
+ Nhân công và cây trồng bổ sung:
439.000 đồng
+ Bảng nội quy, biển cấm: 5.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 56.000 đồng
+ Thiết kế, lập dự toán: 48.000 đồng
+ Thẩm định thiết kế dự toán
(0,2842): 1.400 đồng
+ Kiểm tra, nghiệm thu: 5.000 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 1.600 đồng
2. Năm thứ 2 đến năm thứ 6:
100.000 đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp : 92.700 đồng
+ Nhân công: 90.700 đồng
+ Tu sửa bảng nội quy, biển cấm:
2.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 7.300 đồng
+ Lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật:
4.700 đồng
+ Thẩm định dự toán, hướng dẫn kỹ
thuật: 280 đồng
+ Kiểm tra, nghiệm thu: 2.000 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 320 đồng
V. Khoanh nuôi
tái sinh tự nhiên rừng
1. Năm thứ nhất: 100.000 đồng/ha,
gồm:
- Chi phí trực tiếp : 72.700 đồng
+ Nhân công: 67.700 đồng
+ Bảng nội quy, biển cấm: 5.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 27.300 đồng
+ Thiết kế, lập dự toán: 24.700 đồng
+ Thẩm định thiết kế dự toán
(0,2842): 280 đồng
+ Kiểm tra, nghiệm thu: 2.000 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 320 đồng
2. Năm thứ 2: 100.000
đồng/ha, gồm:
- Chi phí trực tiếp : 92.700 đồng
+ Nhân công: 90.700 đồng
+ Tu sửa bảng nội quy, biển cấm:
2.000 đồng
- Chi phí gián tiếp: 7.300 đồng
+ Lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật:
4.700 đồng
+ Thẩm định dự toán, hướng dẫn kỹ
thuật: 280 đồng
+ Kiểm tra, nghiệm thu: 2.000 đồng
+ Thẩm định, phê duyệt quyết toán
(0,32%): 320 đồng
C. Phạm vi
áp dụng: Quy định này được thực hiện đối với tất cả
các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn
2011-2015./.