Quyết định 07/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TU về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 07/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/03/2006
Ngày có hiệu lực 30/03/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phan Lâm Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2006/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 20 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15/NQ-TU NGÀY 21/7/2005 CỦA THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;

Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 21/7/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 21/7/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
Description: D:\LawMan\FTP\2\7\1\3\00271373_files\image001.gif- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; (B/cáo)
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
- Ban pháp chế, Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình;
- Lưu VT, NN.

TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15/NQ-TU NGÀY 21/7/2005 CỦA THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUẢNG BÌNH VỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15 NQ/TU ngày 21/7/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Chương trình hành động với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

A. Quan điểm

1. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế của đất nước.

2. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng ngành và địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ coi trọng phát triển kinh tế - xã hội mà không chú trọng bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

3. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh, là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của nhân dân ta.

4. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm môi trường là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên, giữa sự đầu tư của Nhà nước với tăng cường huy động mọi nguồn lực trong xã hội; phối hợp với các tỉnh trong nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững xã hội.

5. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách có tính đa ngành và liên vùng rất cao. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý chặt chẽ của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể và nhân dân.

B. Mục tiêu

Ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi trường, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

[...]