CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
67/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 67/2003/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ PHÍ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và
tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô
nhiễm môi trường;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Điều 2.
1. Đối tượng
chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định tại Nghị định này là nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp là nước
thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản,
lâm sản, thuỷ sản.
3. Nước thải sinh hoạt là nước
thải ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều này.
Điều 3.
Tổ chức, hộ gia đình có nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là đối tượng
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Điều 4.
Không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
1. Nước xả ra từ các nhà máy thuỷ
điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy điện;
2. Nước biển dùng vào sản xuất
muối xả ra;
3. Nước thải sinh hoạt của hộ
gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước
phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4. Nước thải sinh hoạt của hộ
gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch.
Điều 5.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng
quy định của Điều ước quốc tế đó.
Chương 2:
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Điều 6.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định như sau:
1. Mức thu
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần
trăm (%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa
không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự
khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước
sạch), thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng
nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá cung
cấp 1m3 nước sạch trung bình tại địa phương.
2. Mức thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm
được quy định như sau:
STT
|
Chất
gây ô nhiễm có trong nước thải
|
Mức
thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
|
|
Tên
gọi
|
Ký
hiệu
|
Tối
thiểu
|
Tối
đa
|
1
|
Nhu cầu ô xy sinh hoá
|
ABOD
|
100
|
300
|
2
|
Nhu cầu ô xy hoá học
|
ACOD
|
100
|
300
|
3
|
Chất rắn lơ lửng
|
ATSS
|
200
|
400
|
4
|
Thuỷ ngân
|
AHg
|
10.000.000
|
20.000.000
|
5
|
Chì
|
APb
|
300.000
|
500.000
|
6
|
Arsenic
|
AAs
|
600.000
|
1.000.000
|
7
|
Cadmium
|
ACd
|
600.000
|
1.000.000
|
Điều 7.
1. Căn cứ quy định
về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại khoản 1 Điều 6
Nghị định này và tình hình kinh tế - xã hội, đời sống, thu nhập của nhân dân ở
địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng
địa bàn, từng loại đối tượng tại địa phương.
2. Căn cứ
khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quy định tại
khoản 2 Điều 6 Nghị định này, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng chất gây ô
nhiễm trong nước thải công nghiệp cho phù hợp với từng môi trường tiếp nhận nước
thải, từng ngành nghề; hướng dẫn việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp phải nộp của đối tượng nộp phí.
Điều 8.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước,
được quản lý, sử dụng như sau:
1. Để lại một phần
số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho
việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ
cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ
hai trở đi.
2. Phần còn lại
nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách như sau:
a) Ngân sách trung ương hưởng
50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Quyết định
số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
b) Ngân sách địa phương hưởng
50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy
tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể
việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định tại
Điều này.
Điều 9.
Chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định
số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp do ngân sách nhà nước bảo
đảm.
Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp để
xác định số phí phải nộp theo quy định tại Nghị định này.
Điều 10.
1. Đối tượng nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn
số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch.
Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào
ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi một phần số phí được để lại theo quy định
tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
2. Đối tượng nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ:
a) Kê khai số phí phải nộp hàng
quý với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải nước theo đúng quy định và bảo đảm
tính chính xác của việc kê khai;
b) Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí
phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Kho bạc Nhà
nước địa phương theo thông báo;
c) Quyết toán tiền phí phải nộp
hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 11.
Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, tổ chức việc thu,
nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước và quyết toán số tiền phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí.
Điều 12.
Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị
cung cấp nước sạch, Sở Tài nguyên và Môi trường phải thực hiện quyết toán việc
thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với
cơ quan thuế theo đúng chế độ quy định.
Điều 13.
Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản
lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp
nước sạch và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14.
Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Nghị định này được thực hiện
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.
Điều 15.
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vi
phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật về phí, lệ phí. Nếu có vi phạm cả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và pháp luật về tài nguyên nước, thì còn bị xử lý vi phạm theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 16.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2004.
Điều 17.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi
hành Nghị định này.
Điều 18.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.