Quyết định 06/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 06/2019/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/01/2019
Ngày có hiệu lực 15/02/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Đức Long
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH QUNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2019/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 29 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ các luật: Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Luật Thủy sản năm 2003, Luật Thủy sản sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Du lịch năm 2017; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Luật Cư trú năm 2014; Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Phí và lệ phí năm 2015, Luật Điện ảnh năm 2006, Luật Điện ảnh sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện ảnh năm 2009, Luật Báo chí năm 2016, Luật Quảng cáo năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020;

Theo đề nghị của Ban Quản lý vịnh Hạ Long tại Tờ trình số 748/TTr-BQLVHL ngày 08/10/2018 và Báo cáo thẩm định số 189/BC-STP ngày 17/9/2018 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2019, thay thế Quyết định số 4216/2016/QD-UBND ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quang Ninh về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản vịnh Hạ Long.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như điu 3 (thi hành);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Giao thông-Vận tải;
- BKế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Hội đồng Di sản Quốc gia;
- Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam;
- Văn phòng UNESCO Hà Nội;
- UBND thành phố Hải Phòng;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- V0, V1-4, các Chuyên viên VP. Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VX1;
30b-QĐ01

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Long

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định chi tiết các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới (TNTG) vịnh Hạ Long, cụ thể bao gồm: Hoạt động qun lý, bảo tồn, tu bổ, phục hồi; khảo sát, nghiên cứu đầu tư, xây dựng; tham quan, du lịch; nuôi trồng, khai thác thủy sản; hoạt động giao thông đường thủy; vận chuyển, kinh doanh; tổ chức văn hóa, lễ hội, vui chơi giải trí; làm phim, quảng cáo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; cư trú tạm thời và các hoạt động khác liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá tr di sn TNTG vịnh Hạ Long; kinh phí thực hiện quản lý, bảo vệ, bảo tồn di sản vịnh Hạ Long; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, phối hợp trong quản lý để bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long.

2. Phạm vi điều chỉnh: Là toàn bộ khu vực vịnh Hạ Long, gồm vịnh Hạ Long và vịnh Bái TLong (trừ phạm vi của Vườn Quốc gia Bái Tử Long), là khu vực được công nhận là khu vực di tích danh lam thắng cảnh, được Nhà nước xếp hạng bảo vệ theo Quyết định số 313-VH/QĐ ngày 28/4/1962 và khu vực được tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

3. Đối tượng áp dụng: Là các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có hoạt động liên quan đến vịnh Hạ Long đều phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới và Quy chế này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vịnh Hạ Long: Là toàn bộ vùng biển, đảo gồm vịnh Hạ Long và vnh Bái Tử Long (trừ phạm vi của Vườn quốc gia Bái Tử Long), thuộc phạm vi quản lý địa giới hành chính của UBND thành phố Hạ Long, UBND thành phố Cẩm Phả, UBND huyện Vân Đồn, được xác định trong tọa độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ Đông, từ 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ Bắc, có diện tích 1.553 km2 và 1.969 hòn đảo.

[...]