Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 06/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020

Số hiệu 06/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/01/2013
Ngày có hiệu lực 07/02/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Lợi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2013/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 28 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Căn c Ngh định s 23/2006/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 2006 ca Chính ph v thi hành Lut Bo v và Phát trin rng 2004;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020,

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 02/TTr-SNN ngày 07/01/2013 về việc Ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu:

Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có để nâng độ che phủ của rừng vào năm 2015 đạt trên 22% (tính cả cây đa mục đích là 60%), đến năm 2020 đạt trên 23% (tính cả cây đa mục đích là 65%);

Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường;

Xây dựng ổn định các vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến lâm sản của tỉnh;

Tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích 31.282ha rừng đặc dụng; 44.257ha rừng phòng hộ (rừng phòng hộ đầu nguồn 36.279ha; rừng phòng hộ biên giới 7.978ha)

b) Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích 97.555ha rừng, đất rừng sản xuất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

c) Trồng rừng:

- Trồng mới, trồng lại rừng bằng cây nguyên liệu gỗ: 6.004ha

- Trồng cây đa mục đích (cao su): 14.486ha.

- Trồng cây phân tán: 100.000 cây/năm.

d) Sản lượng khai thác:

Khai thác tận thu, tận dụng gỗ, củi từ diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi và rừng trồng nguyên liệu gỗ trên đất lâm nghiệp:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 85.056m3/năm

[...]