ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN HÓC MÔN
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
05/2007/QĐ-UBND
|
Hóc
Môn, ngày 26 tháng 10 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TỰ NGUYỆN Ở XÃ, THỊ TRẤN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-HU ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Ban Thường vụ Huyện ủy
Hóc Môn về việc “Tăng cường lãnh đạo phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ
quốc trên địa bàn huyện Hóc Môn”;
Xét đề nghị của Trưởng Công an huyện Hóc Môn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tạm thời về
tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng tự nguyện ở xã, thị trấn”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 07 (bảy) ngày, kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện,
Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Trưởng Công an huyện, Thủ trưởng các phòng, ban có
liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Hóc Môn chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khỏe
|
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TỰ NGUYỆN Ở
CÁC XÃ, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn)
Chương 1:
VỊ TRÍ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM
VỤ
Điều 1.
Vị trí chức năng
Dân phòng tự nguyện của xã, thị
trấn là tổ chức quần chúng tự nguyện, tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh -
trật tự và phòng cháy chữa cháy (sau đây gọi tắt là an ninh trật tự ở cơ sở) do
Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức. Đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất
của Đảng ủy, sự quản lý điều hành của UBND xã, thị trấn và chỉ huy trực tiếp của
Công an xã, thị trấn; là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc.
Điều 2.
Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng tự nguyện
1. Gương mẫu chấp hành và vận động
nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các quy ước về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
2. Cùng với Công an xã, thị trấn
trực, tuần tra, chốt trong công tác phòng, chống tội phạm, cấp cứu người bị nạn,
bảo vệ hiện trường, hạn chế thiệt hại về người và tài sản do tội phạm gây ra;
thu giữ, bảo quản các hung khí, tang vật chứng có liên quan giao cho Công an xử
lý.
3. Tích cực tham gia công tác
phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả do thiên tai gây
ra, cấp cứu người bị nạn, bảo vệ các cuộc lễ hội, các ngày lễ, Tết tham gia bảo
vệ hiện trường các vụ việc liên quan an ninh trật tự theo sự phân công của Công
an hoặc UBND xã, thị trấn.
4. Tham gia công tác giữ gìn trật
tự lòng, lề đường, giải tỏa các công trình, đồ vật vi phạm các quy định về quản
lý trật tự đô thị theo sự chỉ huy của Công an.
Chương 2:
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ
VÀ TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN
Điều 3.
Cơ cấu tổ chức, biên chế
Ở mỗi xã, thị trấn tổ chức xây dựng
01 Đội dân phòng tự nguyện. Mỗi Đội từ 12 người đến 15 người, có 01 Đội trưởng,
01 Đội phó và chia thành tổ.
Điều 4.
Tiêu chuẩn tuyển chọn
1. Mọi công dân không phân biệt
nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, thành phần xã hội; từ 18 đến 50 tuổi
có lý lịch rõ ràng, có sức khỏe, bản thân và gia đình chấp hành tốt các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được nhân dân tín nhiệm, nếu có đơn
tự nguyện tham gia lực lượng dân phòng đều có thể tuyển chọn vào lực lượng.
2. Việc tuyển chọn người vào dân
phòng tự nguyện do Công an xã, thị trấn và Xã đội - Thị đội thống nhất xem xét
trình UBND xã, thị trấn ra quyết định công nhận.
Chương 3:
CHỨC TRÁCH, LỀ LỐI LÀM
VIỆC, QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI DÂN PHÒNG TỰ NGUYỆN
Điều 5.
Chức trách, lề lối làm việc của lực lượng dân phòng tự
nguyện
Lực lượng dân phòng tự nguyện chịu
sự điều hành, quản lý trực tiếp của Công an xã, thị trấn. Hàng tuần Công an xã,
thị trấn phải có kế hoạch, chương trình hoạt động cho lực lượng dân phòng trên
địa bàn.
Lực lượng dân phòng tự nguyện có
trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ huy Công an xã, thị trấn tình hình, kết
quả thực hiện nhiệm vụ; phải giữ bí mật công tác và thông tin do nhân dân cung
cấp.
Định kỳ hàng tuần, Đội trưởng phải
tổ chức sinh hoạt nội bộ để kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ và xây dựng
chương trình, kế hoạch công tác. Khi cần có thể sinh hoạt đột xuất để bàn giải
quyết các công việc có tính cấp bách.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm Đội tổ
chức sơ kết, tổng kết kết quả công tác, bình bầu thi đua. Các hội nghị về sơ, tổng
kết do Ban Chỉ huy Công an xã, thị trấn chủ trì và báo cáo các kết quả cho UBND
xã, thị trấn, Công an huyện theo quy định.
Điều 6.
Quyền hạn
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Đội
dân phòng tự nguyện được:
1. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân dân
trên địa bàn chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa
cháy theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ Công an xã, thị trấn
hoặc trực tiếp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Bắt, dẫn giải người phạm tội
quả tang, người có lệnh truy nã và tang vật chứng liên quan đến phạm pháp đến
Công an xã, thị trấn để xử lý.
4. Tham gia kiểm tra, đôn đốc việc
chấp hành các quy định, nội quy an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy.
Điều 7.
Những việc lực lượng dân phòng tự nguyện không được làm
1. Lợi dụng việc tuần tra, canh
gác hoặc khi làm nhiệm vụ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm
các quy định của chính quyền địa phương.
2. Dùng vũ lực đánh người.
3. Giữ người và tang vật chứng
liên quan phạm pháp ở trụ sở dân phòng hoặc ở nơi khác mà không giao cho cơ
quan Công an quản lý.
4. Uống rượu, bia hoặc có mùi rượu,
bia trong khi làm nhiệm vụ.
Chương 4:
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TRANG
BỊ HUẤN LUYỆN, BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TỰ NGUYỆN
Điều 8.
Chế độ phụ cấp, khen thưởng và kỷ luật
1. Đội viên dân phòng tự nguyện
được hưởng tiền bồi dưỡng hàng tháng từ Quỹ an ninh, quốc phòng, mức phụ cấp
tùy nguồn Quỹ của xã, thị trấn nhưng tối thiểu là 400.000 đồng/người/tháng; được
tạm miễn tiền đóng Quỹ an ninh, quốc phòng.
2. Khi làm nhiệm vụ lập thành
tích xuất sắc được khen thưởng theo Luật Thi đua, khen thưởng. Nếu bị thương
khi làm nhiệm vụ thì được chữa trị kịp thời, nếu hy sinh được trợ cấp mai táng
và được xem xét các chế độ chính sách nhà nước ban hành.
3. Ngoài việc khen thưởng đột xuất
Đội dân phòng tự nguyện và đội viên được xét thi đua, khen thưởng theo quy định
chung của UBND thành phố và của ngành Công an.
4. Tập thể Đội, đội viên dân
phòng vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật gây ảnh hưởng xấu đến ANTT và uy tín của
tổ chức thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý bằng các hình thức: khiển trách, cảnh
cáo, đưa ra khỏi lực lượng, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Điều 9.
Trang bị phương tiện công tác của đội viên dân phòng tự
nguyện
1. Đội dân phòng tự nguyện được
trang bị công cụ hỗ trợ cần thiết trong khi làm nhiệm vụ theo quy định của
ngành Công an.
2. Đội viên được cấp trang phục
01 bộ/năm. Riêng năm đầu mới tham gia được cấp 2 bộ. Đồng phục màu xanh đen
(xanh công nhân) gồm quần dài, áo Bludông dài tay có 02 túi ngực, ngực áo bên
trái có gắn bảng tên màu trắng khổ 4 x 6 cm, bên trên có ghi tên xã, thị trấn,
tên dân phòng tự nguyện, ở giữa ghi họ tên, bên dưới ghi số (04 số); giày vải
bata màu xanh đen, mũ vải mềm màu xanh đen, khi làm nhiệm vụ chữa cháy thì sử dụng
nón nhựa, ủng cao su.
Điều 10.
Huấn luyện
Đội viên dân phòng hàng năm được
bồi dưỡng chính trị, tập huấn nghiệp vụ. Thời gian và chương trình theo quy định
của ngành Công an.
Hàng năm Công an huyện có kế hoạch
tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ giúp lực lượng dân
phòng nâng cao kiến thức hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo ủy quyền của Công an huyện,
Công an xã, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ huy, huấn luyện và hướng dẫn
lực lượng dân phòng hoạt động.
Trưởng Công an huyện, Chủ tịch
xã, thị trấn đôn đốc kiểm tra việc huấn luyện đảm bảo lực lượng dân phòng tự
nguyện có đủ phẩm chất, chính trị và năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11.
Ban Chỉ huy Công an huyện chịu trách nhiệm trước UBND
huyện về hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và hoạt động của lực lượng dân phòng
tự nguyện.
Trưởng Công an xã, thị trấn tham
mưu cấp ủy, UBND đề ra nội quy, chương trình, kế hoạch, số lượng, biên chế và
hướng dẫn hoạt động lực lượng dân phòng tự nguyện phù hợp với tình hình, nhiệm
vụ của địa phương và các chủ trương quy định của Nhà nước.
Điều 12.
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo
các ngành, Công an xã, thị trấn tổ chức thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến
tổ chức, xây dựng, huấn luyện, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với dân
phòng tự nguyện đã được quy định tại Quy chế này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khỏe
|