ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2024/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 27
tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN
TAI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống
thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày
25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 241/TTr-SXD ngày 29 tháng 01 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với
công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.
Điều
2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 03 năm 2024.
Điều
3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, VP UBND tỉnh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Văn Thắng
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI
CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 04/2024/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc
quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối
với hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình;
các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai đối
với công trình, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình là công
trình xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi,
bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14), được
xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.
2. Nhà ở là công trình
xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân, được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của
hộ gia đình, cá nhân.
3. Nhà kiên cố là nhà có
cả ba kết cấu chính (cột, mái, tường) đều được làm bằng vật liệu bền chắc.
4. Nhà bán kiên cố là nhà
có hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc.
5. Vật liệu bền chắc là
những vật liệu gồm bê tông cốt thép, gạch, đá, sắt, thép, gỗ bền chắc.
6. Bảo đảm yêu cầu phòng,
chống thiên tai đối với công trình, nhà ở là những công việc được thực hiện nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm
tính ổn định của công trình, nhà ở trước, trong và sau thiên tai.
Điều
3. Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở
1. Tuân thủ các nguyên tắc
cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống
thiên tai năm 2013.
2. Thực hiện nghiêm việc
bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 31, Điều 33 Nghị định
số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây
dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
3. Bảo đảm an toàn về người
là ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng, chống thiên tai.
Chương
II
TIÊU CHÍ BẢO
ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở
Điều
4. Tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở
1. Giai đoạn đầu tư xây dựng
a) Hồ sơ thiết kế, xin
phép xây dựng công trình, nhà ở (cải tạo hoặc xây mới) phải tuân thủ quy hoạch
xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định hiện hành khác của pháp
luật về xây dựng;
b) Khuyến khích hộ gia
đình, cá nhân thuê các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công có năng lực phù hợp để
thực hiện cải tạo hoặc xây dựng mới đối với công trình, nhà ở quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
c) Thiết kế công trình,
nhà ở phải chịu được cấp gió bão trong giới hạn tính toán theo phân vùng áp lực
gió và tuổi thọ công trình;
d) Không được xây dựng
nhà ở, công trình tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ lụt (khu vực
lòng sông, ven sông; khu vực có địa hình, địa chất không an toàn) đã được cơ
quan có thẩm quyền xác định theo khoản 1 Điều 9 Quy định này;
đ) Tại các khu vực thường
xuyên xảy ra ngập lụt: Nhà ở, công trình phải được thiết kế xây dựng theo tiêu
chí nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, có thể chịu được các lực nhất định do dòng chảy
hoặc áp lực nước gây ra. Bảo đảm sàn nhà sử dụng cao hơn mức ngập lụt cao nhất
(theo quan trắc hoặc theo dõi trong vòng từ 5 năm trở lên) tại vị trí xây dựng.
2. Giai đoạn thi công xây
dựng
Phải có phương án đảm bảo
an toàn cho người, thiết bị, công trình và công trình lân cận; thực hiện neo giữ,
gia cố giàn giáo thi công, lưới bao che, hàng rào tôn, cần trục tháp, máy nâng
chuyển, thiết bị thi công trên cao khác (nếu có) đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa
bão, dông lốc.
3. Đối với công trình,
nhà ở hiện hữu
a) Định kỳ tổ chức cắt
tia cây xanh xung quanh nhà ở, công trình;
b) Thực hiện gia cố
phòng, chống tốc mái, chống sập, chống đổ ngã đảm bảo an toàn trước mùa mưa
bão;
c) Đối với công trình bồn
chứa nước trên cao, dàn nóng máy điều hòa nhiệt độ lắp đặt trên mái và tường
ngoài công trình, hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời trên mái công
trình, nhà ở và các công trình trên cao khác phải được gia cường đảm bảo an
toàn tuyệt đối;
d) Khuyến khích lắp đặt hệ
thống chống sét cho nhà ở, công trình tại các khu vực thường xuyên xảy ra sét
đánh.
Điều
5. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở
1. Theo dõi, kiểm tra
công trình, nhà ở thường xuyên, đột xuất (khi có cảnh báo thiên tai hoặc kết
thúc đợt thiên tai) nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của
công trình, nhà ở, làm cơ sở để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa công
trình, nhà ở.
2. Duy tu, bảo dưỡng định
kỳ công trình, máy móc, thiết bị phục vụ phòng, chống thiên tai.
3. Thực hiện các biện pháp
phòng chống, đảm bảo an toàn nhà ở, công trình khi có cảnh báo thiên tai theo
các tài liệu hướng dẫn đã được các cơ quan nhà nước tuyên truyền, phổ biến.
4. Ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai theo quy định:
a) Chủ động lựa chọn
phương án, biện pháp và tổ chức ứng phó phù hợp với diễn biến về lũ lụt, bão,
áp thấp nhiệt đới, gió mạnh, mưa lớn, sạt lở, động đất,... và điều kiện thực tiễn
tại nơi xây dựng công trình;
b) Báo cáo kịp thời,
chính xác tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nhà ở, công trình;
c) Trường hợp sự cố công
trình do thiên tai gây ra vượt quá khả năng của chủ sở hữu, phải báo cáo Ủy ban
nhân dân cấp xã để được hỗ trợ;
d) Sửa chữa, khôi phục,
nâng cấp nhà ở, công trình đảm bảo kịp thời đưa công trình vận hành ứng phó với
thiên tai.
5. Lưu trữ hồ sơ quản lý
công trình bao gồm tài liệu thiết kế công trình; tài liệu sửa chữa lớn, nâng cấp
công trình; tài liệu về kiểm định, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng công trình; các
biên bản, báo cáo kiểm tra mức độ an toàn phòng, chống thiên tai; quy trình vận
hành công trình và các tài liệu khác liên quan đến an toàn về phòng, chống
thiên tai.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
6. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân sở hữu công trình, nhà ở hoặc được chủ
sở hữu giao quản lý, sử dụng công trình, nhà ở
1. Thực hiện nghĩa vụ quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 34 của Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và các
nội dung quy định tại Điều 4, Điều 5 Quy định này.
2. Chấp hành việc kiểm
tra, giám sát, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực
hiện trách nhiệm của mình về các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên
tai trong quản lý, vận hành và sử dụng nhà ở, công trình.
3. Chịu trách nhiệm trước
cơ quan chức năng về chất lượng nhà ở, công trình, tính pháp lý, nội dung của hồ
sơ công trình; giải trình, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thẩm định,
kiểm tra.
Điều
7. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về xây dựng: Sở Xây dựng, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải; Ban quản
lý Khu kinh tế tỉnh
1. Tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn phòng,
chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng nhà ở, công trình thuộc phạm
vi quản lý.
2. Xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các tình huống ảnh
hưởng đến an toàn nhà ở, công trình khi có yêu cầu và xử lý các hành vi vi phạm
về đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng
nhà ở, công trình thuộc phạm vi quản lý.
3. Thực hiện các trách
nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên
tai trong quản lý, vận hành và sử dụng nhà ở, công trình thuộc phạm vi quản lý.
4. Ban quản lý Khu kinh tế
tỉnh triển khai thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này và Điều
9 Quy định này.
Điều
8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tây Ninh, UBND huyện, thị xã, thành phố
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nâng cao nhận thức cộng đồng trong triển khai
thực hiện các tiêu chí phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; phổ biến kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các loại hình thiên tai
đến mọi tầng lớp nhân dân.
Điều
9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
1. Trong quá trình khảo
sát lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lưu ý việc
xác định các khu vực có thể xảy ra sạt lở, lũ lụt (như ở khu vực ven sông, khu
vực có địa hình, địa chất phức tạp) để đưa vào quy hoạch xây dựng, làm cơ sở
pháp lý để hộ gia đình, cá nhân thực hiện tiêu chí quy định tại điểm d khoản 1
Điều 4 Quy định này.
2. Thông tin, truyền
thông, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai; kiểm tra, xử lý
các vi phạm đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử
dụng nhà ở, công trình thuộc phạm vi quản lý.
3. Tuyên truyền và phổ biến
đến người dân các tài liệu hướng dẫn phòng, chống thiên tai do cơ quan cấp trên
ban hành.
4. Tổ chức kiểm tra, đánh
giá theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với nhà ở,
công trình của hộ gia đình, cá nhân.
5. Báo cáo việc kiểm tra,
đánh giá hiện trạng nhà ở, công trình, mức độ ổn định công trình định kỳ trước
ngày 31 tháng 7 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu, gửi về Sở Xây dựng
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Tổ chức triển khai các
tiêu chí, nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình,
nhà ở trên địa bàn quản lý; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/12 hàng năm.
Điều
10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức thực hiện nội dung
đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng nhà ở,
công trình trên địa bàn.
2. Thông tin, truyền
thông, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận
hành và sử dụng nhà ở, công trình.
3. Báo cáo việc thực hiện
nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với nhà ở, công trình của hộ
gia đình, cá nhân.
4. Kiểm tra, xử lý các vi
phạm đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng
nhà ở, công trình thuộc phạm vi quản lý.
Điều
11. Điều khoản thi hành
1. Ban Chỉ huy Phòng thủ
dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ huy và chấn chỉnh
kịp thời các thiếu sót, vi phạm để tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống
thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Các văn bản quy phạm
pháp luật dẫn chiếu để áp dụng tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng
mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng
để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.